Cách làm há cảo Nhật Bản, món ngon nổi tiếng xứ Phù Tang
Là món ăn phổ biến tại xứ Phù Tang (Nhật Bản) không kém so với mì Ramen, há cảo Gyoza có nhiều cách chế biến như nướng, hấp, chiên…
Theo đó, bạn Lộc Nguyễn, thành viên nhóm ẩm thực Ăn ngon nấu khéo đã làm thành công bánh Gyoza từ bột mì, thịt heo cùng các loại rau, củ và gia vị đặc trưng của món ăn. Sau khi xong phần bánh thì sẽ dùng phương pháp chiên qua dầu để tạo độ giòn rụm cho Gyoza. Cùng Sài Gòn Tiếp Thị khám phá công thức làm Gyoza cụ thể như thế nào nhé!
Nguyên liệu
Vỏ bánh: 2 cup bột mì, muỗng cà phê, 1 cup nước
Nhân bánh: 300g thịt heo, 300g bắp cải, 1 củ hành tây nhỏ, 1 nắm nhỏ khoảng 15 cây hẹ, 1 củ tỏi, 1 miếng gừng khoảng 1.5cm
Gia vị: Nước tương, đường, dầu mè, tiêu
Cách làm
Bước 1: Vỏ bánh: Nấu 1 cup nước khoảng 80-90 độ, cho bột mì vào trộn đều cho đến khi không còn bột trắng (bột hơi nóng nên hãy chú ý). Sau đó, để bột nghỉ 30 phút. Việc dùng nước sôi để trộn bột với mục đích làm bột chín và protein sẽ hoạt động kém, bột co giãn ít khi gói sẽ dễ hơn. Sau khi bột nghỉ đủ lấy ra nhồi cho đến khi bề mặt bột mịn. Quá trình này mất khoảng 10-15 phút.
Bước 2: Vỏ bánh (tt): Chia bột thành các viên 15g và tiếp tục để bột nghỉ. Bột nghỉ đủ lần hai thì cho bột khô ra mặt phẳng để làm bột áo, cán thành hình tròn đường kính khoảng 5-7cm. Công thức này sẽ chia được khoảng 33 vỏ, khi cán vỏ chia thành nhiều chồng để tránh đè lên nhau nhiều sẽ bị dính, giữa các lớp áo bột khô kỹ.
Bước 3: Nhân bánh: Trong lúc chờ bột tranh thủ làm nhân bánh. Bắp cải cắt nhỏ trộn đều với muỗng cafe muối để sang một bên. Khoảng 15 phút nước trong bắp cải sẽ tiết ra, bỏ phần nước này đi. Trong nhân nhiều nước quá khi gói sẽ rất khó.
Video đang HOT
Bước 4: Nhân bánh (tt): Tỏi, gừng bằm nhuyễn. Hành tây cắt hạt lựu. Hẹ cắt nhỏ. Trộn thịt bằm, bắp cải vắt ráo, tỏi, gừng, hành tây, hẹ thật đều. Nêm hỗn hợp với 10 muỗng nước tương, 2 muỗng đường, 1 muỗng dầu mè và 1-2 muỗng tiêu. Thử nhân trước xem đã vừa chưa bằng cách cho một phần nhỏ vào lò vi sóng hoặc áp chảo.
Bước 5: Gói bánh: Khi gói nếu vỏ khô quá dùng chút nước để làm ẩm phần mép vỏ bánh. Không cho nhiều nhân quá khiến nhân trào ra ngoài khó gói bánh.
Bước 6: Chiên bánh: Dùng một chiếc chảo dày xếp bánh vào, đổ ngập nước khoảng 1/3 bánh. Khi nước rút gần hết cho thêm dầu vào để đế bánh thật giòn. Lượng dầu không nhiều quá, dùng như áp chảo là được.
Bước 7: Chiên bánh (tt): Bánh chín có phần đế giòn, vỏ mềm và nhân bên trong ẩm. Khi ăn chấm với nước tương giấm. Pha 1 nước tương đường và giấm, thêm dầu mè.
Bước 8: Bảo quản: Để bánh vào khay rồi để tủ lạnh khoảng 1-2 giờ cho bánh đông cứng. Gỡ bánh để vào hộp. Khi này bánh sẽ không bị dính vào nhau. Lúc lấy ra cũng rất dễ.
Công thức cà ri vịt thơm lừng vị "Bến Tre"
Là người con của Bến Tre, chị Lê Hiền, thành viên nhóm ẩm thực Ăn ngon nấu khéo đã dự thi minigame Món ngon mùa dịch với bài nội dung ẩm thực - cà ri vịt.
Do tình hình phức tạp của dịch bệnh nên chị chưa thể về quê thăm gia đình, người thân. Và để khuây khỏa nỗi nhớ nhà, chị Hiền đã chế biến món cà ri vịt dân dã, thân quen như một lời hỏi thăm xứ gửi về xứ dừa. Cùng Sài Gòn Tiếp Thị vào bếp để xem món ăn này gồm những nguyên liệu gì và cách chế biến ra sao nhé!
Nguyên liệu
1,2kg thịt vịt
1 miếng huyết vịt
2 củ khoai lang
2 củ khoai môn
1 củ hành tây
5 cây sả cắt khúc đập dập
15.000 đồng dừa nạo
700ml nước dừa tươi
1 gói cà ri lá
1 hũ cà ri dầu1mc tỏi băm
2mc hành tím băm1mc sa tế
1mc sữa đặc
2mc dầu ăn
2mc hạt nêm
3mc đường
1/2mc muối
1/3mc bột ngọt
Bún, bánh mì, lá quế, ngò gai...
Cách làm
Bước 1: Chà hỗn hợp rượu, muối, gừng giã nhỏ lên thịt vịt, để khoảng 5 phút nhằm khử mùi hôi, sau đó rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn.
Bước 2: Cho vịt vào thau, ướp 1mc hành tím băm, 1mc tỏi băm, 5 cây sả đập dập cắt khúc, 1 gói cà ri lá, 1 hũ cà ri dầu, 1mc sa tế, 1/2mc muối, 1/3mc bột ngọt, 3mc hạt nêm, 3mc đường, trộn đều để khoảng 2 giờ cho thấm gia vị.
Bước 3: Khoai lang, khoai môn gọt vỏ rửa sạch cắt khúc vừa ăn, mang đi chiên vàng, vớt ra để ráo dầu. Cho 200ml nước lọc vào dừa nạo vắt lấy nước cốt, cho ra 1 tô riêng. Cho tiếp 400ml nước lọc vào vắt tiếp lấy nước cốt dão, cho ra 1 tô khác.
Bước 4: Bắc nồi lên bếp, thêm 2mc dầu ăn và 1mc hành tím băm phi thơm, cho thịt vịt đã ướp gia vị vào xào săn. Cho tiếp 700ml nước dừa tươi, 400ml nước dừa dão vào và đun.
Bước 5: Nước sôi chú ý vớt bọt, đun ở lửa vừa khoảng 15 phút, cho tiếp khoai môn, khoai lang, huyết vịt cắt miếng vào đun khoảng 15 phút. Cho tiếp 1mc sữa đặc, 200ml nước cốt dừa vào và nêm nếm lại gia vị. Thêm củ hành tây cắt múi cau vào và tắt bếp.
Bước 6: Làm muối ớt: 5 quả ớt, 1/2mc đường 2mc muối hột giã nhuyễn, thêm 2mc nước cốt chanh. Khi thưởng thức cho cà ri vịt ra tô, ăn kèm lá quế, ngò gai, bún, bánh mì, cơm... chấm cùng muối ớt.
Lạ miệng bò sốt trứng muối ngon chuẩn nhà hàng, cả nhà tấm tắc "10 điểm" Với cách hướng dẫn chi tiết này, bất kỳ ai cũng có thể vào bếp chế biến suất ăn ngon như ở nhà hàng để cả nhà cùng thưởng thức giữa mùa dịch. Để thực hiện món bò sốt trứng muối, trước tiên bạn cần biết cách chọn mua thịt bò tươi ngon. Miếng thịt ngon có màu đỏ tươi; thông thường người...