Cách làm gỏi mực kiểu Thái ngon như nhà hàng
Cách làm gỏi mực kiểu Thái ngon giúp bạn có món ngon chiêu đãi cả nhà trong những ngày mát trời.
Nguyên liệu làm gỏi mực kiểu Thái
Gỏi mực kiểu Thái có vị cay, thơm của sả.
Mực ống: 300 gram
Cà rốt: 100 gram
Dưa chuột: 200 gram
Sả: 10 nhánh
Ớt sừng: 1 trái
Xà lách mỡ: 50 gram
Chanh: 2 trái
Đường: 1 muỗng canh
Video đang HOT
Mắm: 2 muỗng canh
Tỏi bằm: 1/2 muỗng cà phê
Ớt bằm: 1/2 muỗng cà phê
Bột ngọt: 1/6 muỗng cà phê
Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch. Cắt cà rốt dọc thành những miếng mỏng có độ dày khoảng 1 cm. Cắt cà rốt thành miếng có kích thước 1×4 cm.
Cắt 2 đầu dưa leo, gọt vỏ, rửa sạch. Cắt dưa leo làm 4, bỏ ruột, cắt dưa leo thành những miếng có kích thước 1×4 cm.
Lột bỏ phần lá già của sả. Một nửa sả đập dập, cắt khúc 5 cm. Một nửa bào mỏng.
Rửa sạch rau xà lách, ngâm với nước muối, xả sạch, để ráo.
Làm sạch mực, để ráo. Cắt mực thành miếng vừa ăn. Hấp mực với gừng tươi và sả cây đập dập. Khi mực chín, ngâm ngay vào nước đá lạnh để mực có độ giòn.
Làm hỗn hợp trộn gỏi gồm 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, nước cốt 1 trái chanh, 1/6 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê tỏi bằm, 1/2 muỗng cà phê ớt bằm.
Cho mực, cà rốt, dưa leo, sả bào vào thố lớn, cho nước trộn gỏi vào, đảo đều.
Lót rau xà lách ra đĩa, trút gỏi lên trên. Món này dùng kèm nước mắm chua ngọt và bánh phồng tôm.
Lưu ý khi làm gỏi mực kiểu Thái
Bạn có thể thay cà rốt, dưa leo bằng đu đủ hay su hào.
Bạn có thể cắt mực thành khoanh sau khi hấp chín. Như vậy, các khoanh mực sẽ đều và đẹp mắt hơn.
Bạn có thể thay mực bằng tôm, ốc hay cá.
Nếu thích món ăn chua, cay hơn, bạn có thể tùy ý tăng lượng tỏi, ớt và dấm.
An Huỳnh
Bữa sáng dinh dưỡng, thuận tiện với sốt Hummus đậu nành
Hummus là món ăn xuất phát từ Ả Rập và Trung Đông, thường được làm từ đậu gà nấu chín nghiền nhuyễn, trộn với dầu olive, tỏi, nước cốt chanh và sốt bơ vừng.
Món sốt Hummus rất được ưa chuộng bởi nó cung cấp một lượng đạm và vitamin dồi dào từ đậu hạt nguyên chất, lại dễ ăn và không đòi hỏi chế biến cầu kỳ.
Ở Việt Nam, đậu gà dù có xuất hiện nhưng lại không mấy phổ biến. Đậu Edamame, mặt khác, là một món ăn quen thuộc cho những tín đồ sùng bái sushi. Edamame là đậu nành nguyên trái hay còn gọi là đậu nành non. Loại đậu hạt to có nguồn gốc từ Nhật này rất hay được sử dụng như một món ăn vặt kèm với sushi, hoặc dùng trộn salad cùng cà chua và các loại rau quả tươi nguyên khác.
Theo truyền thống, đậu Edamame sau khi luộc sẽ được trộn với một ít muối và tách hạt ăn trực tiếp. Còn theo tôi, sốt Hummus Edamame thực sự là một món ăn vặt giàu dinh dưỡng, ít calo và có thể nhâm nhi suốt cả mấy tập phim dài.
Nguyên liệu:
- 1 cốc đậu nành Edamame luộc
- 1 miếng đậu hủ non cỡ lòng bàn tay
- 2 tép tỏi nhỏ
- 40ml dầu olive
- Một ít muối và tiêu để nêm nếm
- Một củ cà rốt, dưa leo baby và bánh quy để ăn kèm
Thực hiện:
- Rửa sạch, nghiền nhuyễn đậu phụ non. Cho đậu phụ, đậu nành Edamame, dầu olive và tỏi vào xay đến khi sệt. Nêm nếm cùng muối và tiêu.
- Cà rốt và dưa leo rửa sạch, cắt thành từng thanh dài nhỏ.
- Trữ lạnh cà rốt, dưa leo và phần sốt hummus vừa làm trong tầm 30 phút.
Chỉ với 2 nguyên liệu chính tôi làm món dưa leo trộn giòn ngon bất ngờ Từng miếng thịt thấm đều gia vị, dưa leo lại giòn giòn nên ăn không hề gây cảm giác ngán ngấy. Nguyên liệu cần chuẩn bị - 200g thịt thủ - 2 quả dưa leo - củ cà rốt - 4 tép tỏi - Gia vị: 30ml nước tương, 15ml giấm, một ít muối, dầu mè. Cách làm thịt trộn dưa leo giòn...