Cách làm gỏi cuốn thập cẩm cả nhà ai cũng mê
Gỏi cuốn là một món vừa dễ làm lại vừa ngon nữa đúng không nào. Hôm nay chúng ta cùng nhau vào bếp với cách làm gỏi cuốn thập cẩm cả nhà ai cũng mê nhé!
Gỏi cuốn là một món ăn ngon, và rất phù hợp cho những người “lười ăn rau”. Nhưng bạn đừng lo món này khó và tốn nhiều thời gian nhé! Với những ai ít khi vào bếp cũng có thể trổ tài cho cả gia đình trầm trồ đấy! Nào đi chợ vào vào bếp nhé!
Thời gian chế biến: 40 phút
Dành cho: 2-3 người ăn
1. Nguyên liệu làm món gỏi cuốn thập cẩm
1/2 kg thịt vai
3 quả trứng (trứng gà hay trứng vịt đều được)
Chả lụa
quả thơm, hành tím, tỏi, ớt
Hành lá, rau sống tùy chọn (xà lách, diếp cá,…)
Gia vị: Hạt nêm, muối, dầu ăn, nước mắm, tiêu, mắm nêm pha sẵn, đường
Nguyên liệu làm món gỏi cuốn thập cẩm
Video đang HOT
2. Cách thực hiện món gỏi cuốn thập cẩm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt mua về bạn rửa sạch sau đó cho vào nồi nước, cho thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, muỗng cà phê muối, một vài củ hành tím. Luộc trong vòng 20 phút thì thịt chín. Bạn để nguội bớt sau đó cắt sợi.
Trứng đập vào chén và cho thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, đánh trứng tan đều. Sau đó bạn cho vào chảo muỗng canh dầu ăn, rán trứng chín đều. Tiếp theo bạn cắt trứng thành từng sợi nhỏ.
Chả lụa cắt sợi nhỏ, hành lá cắt nhỏ, hành tím cắt lát. Rau rửa sạch và để ráo nước.
Sơ chế hành lá, hành tím, rau sống
Bước 2: Làm mỡ hành
Bạn cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn. Dầu nóng bạn cho hành tím vào phi thơm. Sau đó cho vào 2 muỗng cà phê nước mắm. Rồi cho toàn bộ phần hành lá vào, tắt bếp.
Bước 3: Trộn nhân gỏi cuốn
Bạn cho toàn bộ phần trứng, chả lụa, thịt vào chảo hành vừa phi thơm, cho một ít tiêu. Trộn đều các nguyên liệu rồi cho ra đĩa.
Bước 4: Làm mắm nêm
Bạn cho thơm, tỏi, ớt vào cối xay. Xay nhuyễn hỗn hợp. Sau đó cho hỗn hợp vào chén mắm nêm, thêm chút đường và nêm nếm cho vừa miệng.
3. Thành phẩm
Gỏi cuốn có gia vị đậm đà vừa ăn, thơm của tỏi phi. Các loại rau giòn, mắm nêm có một chút cay nhẹ của ớt, chua nhẹ của thơm, tuyệt vời luôn đấy!
Bài viết vừa mách bạn cách làm gỏi cuốn siêu ngon hấp dẫn nhưng lại rất đơn giản. Chúc bạn thành công và gia đình có bữa ăn ngon miệng nhé!
Bún gỏi dà: Món bún có tên "độc, lạ" nhưng "ngon hết xảy" ở miền Tây
Theo nhiều người dân ở Sóc Trăng, bún gỏi dà là một trong những món có cách chế biến khá đặc biệt nhưng nguyên liệu thì rất đơn giản.
Lý giải tên gọi của món bún này, người ta cho rằng xuất xứ là từ món gỏi cuốn, gồm bánh tráng, bún, thịt ba rọi (ba chỉ) thái sợi, rau sống, rau thơm, tép... cuốn thành từng cuốn rồi chấm với nước chấm là tương hột xay sền sệt.
Sau đó, người dân đã biến tấu bằng cách cho tất cả các nguyên liệu của món gỏi cuốn vào tô, có thêm nước dùng, cho ít tương xay vào trộn đều rồi thưởng thức. Khi ăn có thêm nước chấm là tương xay để chấm các món như thịt, tép... làm cho món ăn đậm đà hơn.
Món gỏi cuốn được cho là sau đó biến tấu thành món bún gỏi dà.
Ông Huỳnh Văn Hòa (người dân ở Mỹ Xuyên) chia sẻ: "Từ món gỏi cuốn, người ta cho vào tô, rồi chan nước vào, dùng đũa và (ăn) như ăn cơm. Sau nữa, lại biến tấu chan thêm nước dùng nấu từ xương và me có vị hơi chua, ngọt và béo để tạo thành món bún nước, từ đó có tên gọi là "bún gỏi và", nhưng theo cách phát âm của người Nam Bộ, chữ "và" được đọc thành "dà", riết rồi quen gọi "bún gỏi dà" thành tên cho đến nay".
Một chủ quán bún ở phường 1 (TP Sóc Trăng) cho biết, nguyên liệu để làm món bún gỏi dà, gồm: Nước dùng, bún, rau xà lách, rau thơm, giá, bún, đậu phộng (lạc) rang giã dập, tương xay, dừa khô nạo, nước me, mắm nêm, ngò gai, thịt heo ba rọi và tép bạc.
Trong đó, nước lèo được đánh giá là khâu quyết định chất lượng của món bún. Điểm độc đáo của món này là nước dùng và tương xay được chế biến rất đặc biệt, theo bí quyết riêng của mỗi đầu bếp và tùy vào cách chế biến nước dùng, tương xay mà cho ra nét riêng của món ăn được xem là linh hồn của món ăn, quyết định sự thành công của món ăn.
Nhiều nguyên liệu để nấu món bún gỏi dà. Tất cả nguyên liệu này rất đơn giản.
Theo một chủ quán bún, nước dùng thường được nấu bằng xương heo và thịt heo để cho ra vị ngọt tự nhiên, thêm vào chút me cho có vị chua nhẹ. Có thể có nhiều loại nước dùng khác nhau (tùy vào mỗi người nấu) như có loại nước dùng trong, không có mùi thịt, xương; có loại nước dùng đục và giữ nguyên xương, thịt khi nấu.
Đó là cách phối hợp tạo nên tô nước dùng đạt tới mức độ hài hòa, thỏa mãn vị giác thanh, ngọt, chua, cay, béo của thịt ba rọi, tép đất, tỏi phi, chanh, ớt bằm, nước mắm cốt, quyện với hương thơm thoang thoảng của đậu phộng rang, tương xay. Rau ăn kèm với bún thường là giá, xà lách, rau thơm để người ăn không ngán.
Một chủ quán đang làm món bún gỏi dà.
Tô bún nhìn thật hấp dẫn với màu trắng của thịt, màu đỏ của tép, màu xanh của rau, màu nâu của tương và màu đỏ của ớt, mùi thơm của mắm hòa quyện với mùi hương thoang thoảng của me, ngò gai làm cho món bún gỏi dà không thể lẫn với bất kỳ món ăn nào khác.
Vì vậy, khách về Sóc Trăng muốn thưởng thức món bún gỏi dà bởi nó là món ăn dân dã, không đến nỗi đắt (khoảng từ 30.000 đồng -35.000 đồng/tô). Những ngày đông se lạnh này mà thưởng thức bún gỏi dà thì thật tuyệt, ấm áp vô cùng.
Gỏi cuốn chấm sốt Hoisin lạ miệng Món gỏi cuốn quen thuộc được biến tấu nhờ cách làm nước chấm ăn kèm lạ miệng. Nguyên liệu: - 10 con tôm to, hấp chín hoặc nướng, bóc vỏ, cắt đôi hoặc ba - Rau diếp, rửa sạch - Bánh tráng - 1 củ cà rốt, gọt vỏ, thái sợi - Bún gạo khô hoặc tươi * Nước chấm: - 4 muỗng...