Cách làm gỏi bê thui món ngon xứ Huế, ăn là nhớ mãi không thôi
Nhắc đến thịt bê, bạn không thể nào bỏ qua được món gỏi trộn này được .Gỏi bê thui – một món đặc sản ngon xứ Huế. Từ cách làm chính gốc của người dân Huế..
Nguyên liệu làm Gỏi bê thui
Thịt bê thui 300 gr
Hành tây 1 củ
Chanh 1 trái
Ớt 3 trái
Tỏi 5 tép
Rau cần/ ngò rí 1 ít
Đậu phộng rang 2 muỗng cà phê
Mè trắng rang vàng 2 muỗng cà phê
Hành phi 2 muỗng cà phê
Nước mắm 1/2 muỗng canh
Dầu ăn 2 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ tiêu/ đường/ bột ngọt/ hạt nêm)
Cách chọn mua thịt bê thui ngon
Thịt bê thui ngon là có màu tái hồng đẹp mắt, có độ mềm dai nhưng săn chắc. Khi mua bạn nên chọn loại thịt bê thui có độ đàn hồi tốt, có mùi thịt bê đặc trưng, không có mùi hôi.Ngoài ra bạn cũng nên xem xét kỹ thịt bê thui có mùi tanh hôi hay bị nhớt hay không để tránh mua nhầm thịt đã bị ôi thiu.Không nên chọn mua những phần thịt có lớp mỡ, lớp da quá dày và cứng, phần thịt bị khô và có mùi khó chịu. Vì có thể chúng đã bị để quá lâu, không còn ngon.Bạn có thể tìm mua thịt bê thui ở các nơi hàng quán, cửa hàng uy tín hoặc các hệ thống siêu thị lớn.
Cách chế biến Gỏi bê thui
1
Sơ chế thịt bê thui
Video đang HOT
Thịt bê thui chín sau khi mua về bạn thái thành lát mỏng vừa ăn. Sau đó cho ra tô.
2
Sơ chế các nguyên liệu
Hành tây, rửa sạch lột vỏ rồi thái lát mỏng, rồi cho vào tô nước đá ngâm 15 phút cho hành tây giòn mà không bị hăng. Sau đó vớt ra để ráo nước.
Cần tây rửa sạch cắt khúc, chẻ cọng cần thành nhiều sợi nhỏ.
Ngò rí rửa sạch và để ráo. Tỏi lột vỏ rửa sạch và thái lát nhỏ. Ớt rửa sạch thái nhỏ. Chanh vắt lấy nước.
3
Phi tỏi
Bắc chảo lên bếp ở lửa lớn, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào, chảo nóng thì bạn hạ lửa vừa rồi cho 2/3 số tỏi vào phi thơm. Đến khi tỏi chín, vàng thơm thì tắt bếp rồi vớt ra.
4
Ướp thịt bê thui
Cho hết phần tỏi phi vào tô thịt bê thui.
Sau đó, cho các gia vị gồm 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu rồi trộn lên cho thịt ngấm gia vị. Ướp thịt trong 20 phút để thấm vị.
5
Cho 1 muỗng canh dầu vào chảo rồi bật bếp lên ở lửa lớn. Dầu nóng thì bạn hạ lửa vừa và cho 1/3 số tỏi còn lại vào phi thơm lên.
Khi tỏi đã thơm thì bạn cho cần tây vào xào và đảo đều tay. Khoảng 2 phút khi cần tây chín sơ thì tắt bếp.
6
Làm nước sốt
Cho vào chén 2 muỗng canh nước lọc, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1/2 nước cốt chanh rồi khuấy đều cho tan gia vị.
Cuối cùng cho ớt và tỏi băm vào trộn đều lên là nước sốt hoàn thành rồi.
7
Trộn gỏi
Cho thịt bê thui vào tô rồi lần lượt cho tỏi phi thơm, rau cần tàu, hành tây vào trộn đều lên.
Cho gỏi bê thui ra đĩa, rắc lên 1 ít đậu phộng, mè trắng, hành phi và ít nhánh ngò lên trên là món ăn đã hoàn thành và bạn có thể thưởng thức được rồi.
8
Thành phẩm
Thịt bê thui dai ngon, ngọt thịt. Kết hợp với mùi thơm của tỏi phi và cần tây, quyện cùng phần nước sốt đậm đà vừa vị, ăn rất là ngon miệng và hấp dẫn.
Bánh đúc mật ăn lấy lộc đầu năm
Chắc chỉ mỗi xứ Huế này mới có Bánh đúc mật (thường gọi là bánh đúc xanh), tôi gọi nó là "món ngon chào năm mới" bởi người ta chỉ làm bán dịp cuối năm cũ, đầu năm mới và nhà nào cũng cố mua cho bằng được để ăn khi tiết trời vào Xuân.
Khi nghe tên Bánh đúc mật, mọi người cũng có thể hình dung nguyên liệu chính cho món ăn này là từ bột và có vị ngọt. Đơn giản vậy nhưng bánh lại rất đặc biệt vì chỉ bán vào mùa Xuân mà thôi. Lý giải cho điều này, người Huế cho hay, để tạo nên màu xanh lá cây cho bánh, họ dùng lá non của cây bồng bồng (bồn bồn) - một loại cây chỉ ra nhiều lá non vào dịp mùa xuân, vì vậy, từ xưa đến nay, người Huế chỉ làm món bánh đúc mật vào độ Tết đến xuân về, khác với các loại bánh khác có thể làm quanh năm.
Bánh đúc mật có màu xanh đặc trưng
Để làm ra được mẻ bánh đúc mật phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Gạo phải chà với nước cho thật sạch để khi đổ bánh không bị chua. Tiếp đó, ngâm gạo với nước tro để bánh được giòn ngon một cách tự nhiên. Sau đó, đem gạo xay lẫn với nước cho ra bột nước. Bột được xay đi xay lại cho đến khi thật nhuyễn mịn và lược qua rây cho sạch tạp chất.
Đến công đoạn tạo màu cho bánh, tiếp tục rửa sạch và xay lấy nước cốt lá cây bồng bồng, đem trộn với bột gạo rồi đem lên bếp dáo bột. Khi bột đạt đến độ đặc sệt, đổ bột ra trên cái khay có lót lá chuối rồi dùng đôi đũa nấu bếp loại lớn gạt cho mặt bột phẳng lì. Cuối cùng đem vào hấp đến lúc chín thì mang ra để nguội.
Mật mía dùng để chấm bánh cũng được nấu chín, sau đó vắt chanh vào để tạo độ ngọt thanh, rất đặc biệt.
Bánh màu xanh được cắt từng miếng vừa ăn rất khéo, được gói lại trong miếng lá chuối tươi và kèm thêm hộp mật vàng bên cạnh, trông vừa quê cảnh, giản dị mà thanh sạch đến vô cùng. Để thưởng thức đúng điệu món ăn này, khi chấm mật người ta không dùng thìa hoặc đũa như khi ăn một số loại bánh khác mà dùng dao tre để quết mật lên bánh để ăn, rất kiểu cách Cố đô. Đây cũng là một trong những thức quà của tuổi thơ biết bao thế hệ người dân xứ Huế. Có thể ví, nếu như người dân Hà Nội tự hào với Cốm, thì Bánh đúc mật đầu xuân cũng là một nét ẩm thực không trộn lẫn của vùng đất kinh kỳ xứ Huế.
Người Huế quan niệm rằng ăn bánh đúc mật vào dịp Xuân về Tết đến cho tươi xanh, ngọt ngào và "ăn lấy lộc". Các bà các mẹ những ngày này đi chợ sắm tết, dù tất bật, lỉnh kỉnh đến đâu cũng cố mua cho được gói bánh đúc mật về chia cho cả nhà cùng ăn vì lẽ đó. Bánh được bán theo từng gói, mỗi gói độ chừng 8-10 miếng được cắt ra vừa ăn, có giá 20-30.000 đồng nhưng rất đắt khách. Hiện nay, bánh có bán ở một số chợ như An Cựu, Bến Ngự và có thêm 1 địa chỉ cố định là 214 Phan Châu Trinh, Tp. Huế.
Lần dở từng lớp lá chuối tươi rồi nhẩn nha quẹt một miếng mật quết lên bánh đúc mà ăn, có vị ngọt thanh, nhẹ nhàng rất riêng, rất lạ. Chợt nhớ câu ca xưa " Thèm ăn một miếng đúc mật/Thương người chật vật giữ nét Huế xưa... "
Bánh ướt thịt nướng Kim Long xứ Huế - món ngon khó quên Trên đường đi thăm chùa Linh Mụ, du khách không thể không ghé qua quán bánh ướt cuốn thịt nướng Huyền Anh, một điểm đến ẩm thực trứ danh thuộc vùng đất Kim Long phía bờ Bắc của sông Hương. Món bánh ướt thịt nướng trứ danh của quán bao gồm thịt nướng được ướp kỹ, rau quế và bánh ướt, cuộn lại...