Cách làm giò xào thơm ngon không ngấy cho bữa cơm gia đình
Biết cách làm giò xào sẽ giúp cho các bạn được dịp trổ tài nấu nướng của mình đấy. Đây là món ăn quen thuộc không chỉ phổ biến trong mâm cỗ ngày mà còn được người,
Việt ưa thích như món ăn hàng ngày. Giò xào là món ăn thơm ngon tuy nhiên nếu không biết cách chế biến, cũng như cách bảo quản, sẽ làm món ăn ngấy và khó ăn. Mời bạn cùng tham khảo cách làm sau đây để làm món giò xào thật ngon nhé!
1. Nguyên liệu làm giò xào
Giò xào thơm ngon là món ăn phổ biến của người Việt – Ảnh Internet
1. Nguyên liệu làm giò xào
300g thịt chân giò (nếu bạn thích ăn nhiều thịt có thể thêm lượng thịt chân giò)
400g lưỡi heo
400g tai heo
100g nấm hương
50g mộc nhĩ (nấm mèo)
Nước mắm ngon, hạt nêm, tiêu hạt, hành,..
Lá chuối hoặc khuôn inox
2. Cách làm giò xào
Sơ chế nguyên liệu
Mộc nhĩ, hành cắt sợi nhỏ, tai heo luộc sơ – Ảnh Internet
Bước 1: Ngâm mộc nhĩ, nấm hương vào nước ấm, rửa sạch để ráo nước rồi thái sợi nhỏ. Hành khô bóc vỏ băm nhỏ.
Bước 2:
Lưỡi heo bạn nên trần qua nước sôi để dễ cạo bỏ phần trắng trên bề mặt lưỡi.Thịt chân giò và tai heo cạo rửa sạch cho hết lông và mùi.
Làm giò xào
Bước 1: Đun sôi nước dùng cùng với 1 thìa giấm, muối. Cho thịt chân giò, tai và lưỡi heo vào luộc. Đun sôi khoảng 2-3 phút cho các nguyên liệu vừa chín tới. Ngâm thịt, tai và lưỡi vừa luộc vào nước lạnh để thịt không bị thâm và nhanh nguội.
Cắt sợi tai, thịt, lưỡi heo – Ảnh internet
Bước 2: Sau khi thịt, tai, lưỡi nguội thì các bạn đem thái thành từng miếng mỏng. Rồi ướp với ít nước mắm, hạt nêm cho thấm khoảng 30 phút.
Xào các nguyên liệu cùng với một ít dầu ăn – Ảnh Internet
Bước 3: Phi thơm hành đã băm nhỏ rồi cho toàn bộ phần thịt đã tẩm ướp gia vị vào xào. Lưu ý vặn lửa vừa và đảo đều tay để thịt được chín đều. Trong quá trình xào các bạn nên nêm thêm ít nước mắm, gia vị cho vừa ăn. Thông thường xào đều tay như vậy mất khoảng 10 phút, sau cùng cho mộc nhĩ và nấm hương vào. Khi thấy thịt bắt đầu hơi cháy cạnh thì có thể tắt bếp. Đừng quên cho thêm hạt tiêu và đảo đều tất cả (nếu thích ăn cay hãy cho nhiều tiêu, tiêu nguyên hạt sẽ ngon hơn).
Lưu ý: bạn không nên xào thịt quá kĩ vì như vậy giò sẽ bị khô. Song, nếu như xào không đủ độ thì giò sẽ không được thơm. Chính vì lí do đó nên giò xào có thơm ngon hay không các bạn phải để ý khâu này. Bạn chỉ nên xào đến khi thịt tiết mỡ và hơi cháy cạnh là được. Giò xào vẫn giữ được độ sệt để kết dính khi gói giò.
Cách gói giò xào
Bước 4:
Gói giò bằng lá chuối: lá chuối đã chuẩn bị, các bạn hãy rửa sạch và hơ trên lửa nhỏ để lá chuối mềm dễ gói giò hơn. Khi thịt xào vẫn còn nóng, bạn hãy nhanh tay cho thịt vào lá chuối và gói chặt lại. Dùng lạt hoặc dây nilon buột chặt phần giò đã gói. Sau đó có thể bỏ giò vào khuôn rồi dùng thớt gỗ hay chày nén thật chặt giò để giò dẻ lại. Giò có ngon và chắc hay không là do cách bạn nén. Cách này thì không cần tủ lạnh, giò vẫn chắc và để được lâu.
Cho giò xào vào lá chuối gói chặt lại – Ảnh Internet
Gói giò bằng khuôn inox hoặc chai nhựa: cũng tương tự như vậy khi thịt xào vẫn còn nóng, bạn nhanh tay cho vào khuôn inox hoặc chai nhựa. Vừa cho thịt vào khuôn các bạn vừa dùng thìa ấn thịt xuống. Sau khi cho hết thịt xào vào khuôn, bạn cần vặn vít thật chặt một lần nữa để giò thật dẻ, thật chắc. Đợi khi thì cho thịt vào ngăn mát tủ lạnh để 1-2 tiếng.
Cho giò xào vào khuôn inox – Ảnh Internet
Bước 5: Khi giò đã đông lại, lấy giò ra khỏi khuôn (đối với khuôn inox, còn khuôn lá chuối có thể giữ nguyên) dùng giấy bạc hoặc lá chuối gói giò lại, sau đó cất vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Giò xào ngon là giò thu được phải chắc, thơm. Khi ăn cắt giò thành từng khoanh rồi thái miếng sao cho vừa ăn.
Cắt giò xào thành từng miếng khi ăn – Ảnh Internet
Cách làm giò xào không khó phải không nào. Trên đây là nguyên liệu và các bước cơ bản để làm giò xào thơm ngon. Bạn chỉ cần một chút khéo léo thì sẽ có một cây giò tuyệt cú mèo, không sợ ngấy nhé. Thử làm giò xào bằng phương pháp trên để đổi món cho thực đơn gia đình. Chúc bạn và gia đình ngon miệng cùng món giò xào nhé!
Tự làm 6 loại giò, chả ngon sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe tránh ra khỏi nhà mùa dịch
Ngay tại gia chị em cũng có thể làm được những món giò chả thơm ngon, hấp dẫn để được thưởng thức mà không cần phải ra ngoài mua.
Video đang HOT
GIÒ LỤA
Nguyên liệu:
- 700 gr thịt heo xay (mua có mỡ lẫn thịt)
- Gia vị: 1 muỗng cà phê bột tỏi (bạn có thể dùng nước ép tỏi) - 1/2 muỗng cà phê bột tiêu trắng - 1 muỗng canh nước mắm - 1 muỗng cà phê bột nêm - 2/3 muỗng cà phê bột nở - 1/4 muỗng cà phê muối - 30gr tinh bột bắp - 100 ml nước đá lạnh hoặc dùng 5 viên đá lạnh loại nhỏ.
- Lá chuối và giấy bạc
Cách làm:
Bước 1: Xay giò
- Thịt xay cho vào ngăn đá tủ lạnh 1 tiếng trước khi làm giò.
- Sau 1 tiếng, cho thịt và tất cả các gia vị phía trên cùng tinh bột bắp, (ngoại trừ đá lạnh) cho vào máy xay 1 phút. Sau đó cho hết nước đá lạnh vào tiếp tục xay 1 phút 30 giây.
- Lúc này thịt heo trắng hồng và sánh dẻo. Đặt biệt giò vẫn trong quá trình giữ lạnh chứ không bị tái đó là nhờ những viên đá lạnh.
Bước 2: Gói giò
- Trải 1 miếng giấy bạc to. Bên trên xếp vài miếng lá chuối, cho giò sống vào. Lượng giò nhiều hay ít tùy thuộc vào độ lớn của lá và giấy bạc.
- Sau đó cuộn tròn và xoắn hai đầu giấy bạc thật chặt. Làm nhẹ nhàng để giò được tròn đều.
Chú ý: Khi gói giò, các bạn đừng gói chặt tay quá vì khi hấp giò có độ nở và như thế sẽ bị bung, cây giò nhìn không đẹp.
Bước 3: Hấp giò
- Nấu 1 nồi nước sôi, cho cây giò vào xửng hấp 40 phút là giò chín, tắt bếp, lấy giò ra để nguội.
Trình bày: Giò lụa cắt miếng vừa ăn cho ra đĩa, có đồ chua, xà lách và dưa leo. Giò lụa tự làm lúc nào cũng thơm ngon và sạch, chắc chắn cả nhà sẽ rất thích.
GIÒ XÀO
Nguyên liệu:
- 1 cái tai heo
- 1 chiếc lưỡi heo
- 5 tai nấm mèo
- 12 cái nấm hương
- 2 củ hành khô
- Gia vị: Nước mắm ngon, bột canh, bột ngọt, hạt tiêu vừa đủ
Cách làm:
Tai, lưỡi heo làm sạch. Cho lưỡi heo luộc qua rồi cạo bỏ màng trắng.
Đun một nồi nước cho một nhúm muối, 2 thìa dấm. Rồi luộc nhanh tai và lưỡi heo. Vớt ra rửa sạch dưới nước lạnh để tai heo không bị thâm.
Thái tai và lưỡi heo thành những miếng mỏng vừa ăn. Rồi đem ướp cùng chút bột canh, bột ngọt và hạt tiêu trong 30 phút.
Đem ngâm mộc nhĩ, nấm hương vào nước đến khi mềm rồi rửa sạch, thái nhỏ.
Hành khô bóc vỏ, thái mỏng (hoặc đập dập).
Cho chút dầu ăn vào chảo, phi thơm hành. Rồi cho tai heo đã ướp vào đảo đều cho tới khi săn lại. Lúc này có thể cho xíu mắm để món giò xào dậy mùi thơm. Không cho quá nhiều khiến món bị mặn.
Khi tai và lưỡi heo săn lại thì cho nấm hương, mộc nhĩ và đảo cùng. Nếu muốn ăn nhiều hạt tiêu thì lúc này cho thêm một ít hạt tiêu xay vào cho thơm.
Khi tai, lưỡi heo còn nóng thì cho vào khuôn rồi vặn chặt khuôn lại. Lưu ý lúc vặn chặt chốt khuôn xong thì lại nới ra một chút. Như thế sẽ giúp món giò vừa giòn, ngon nhưng không bị quá khô, cứng.
Cuối cùng cho khuôn vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng là có thể mang ra cắt miếng và ăn được. Bảo quản giò xào bằng cách bọc lá chuối tươi hoặc màng bọc thực phẩm rồi để trong ngăn mát tủ lạnh ăn dần.
Giò xào là món ăn rất ngon thường được làm vào mùa đông. Nhất là dịp Tết Nguyên Đán. Món giò xào giòn, ngon, không hề ngấy. Ăn kèm cùng dưa hành, chấm mắm hoặc tương ớt thì quá tuyệt. Bạn hãy thử làm để cả gia đình cùng thưởng thức nhé.
CHẢ QUẾ
Chuẩn bị:
- 300gr thịt ba chỉ (hoặc thịt mông)
- 2 thìa nhỏ bột quế, 2 thìa nhỏ nước mắm, 1 thìa nhỏ bột đao, 1/2 thìa nhỏ bột nở
Cách làm:
Thịt sơ chế sạch, sau đó cắt bỏ phần bì. Tiếp theo, cho thịt đã thái vào ngăn đá tủ lạnh trong thời gian 20 phút.
Sau khi thịt đã lạnh, cho thịt vào máy xay (máy xay gia đình nhỏ), xay mỗi lần 100gr để thịt nhanh được nhuyễn mịn. Trong lúc xay thịt, lần lượt cho nước mắm, bột đao và bột nở (bột nở hoà cùng 1 thìa nhỏ nước).
Khi thịt đã xay xong, thịt nhuyễn, mịn và giò vẫn còn lạnh tay. Tiếp theo, cho bột quế và 2 thìa nhỏ dầu ăn vào và trộn thật đều.
Cho giò đã trộn ra màng bọc thực phẩm và bọc lại. Cất vào tủ đá thêm 15 phút trước khi đi hấp chả (để thành phẩm chả quế có độ dai giòn nhất định).
Lấy chả quế cho vào xửng hấp và hấp trong thời gian 20 phút. Không nên hấp lâu hơn vì còn một lần rán chả nữa.
Sau khi hấp xong, cho chả ra đĩa, bóc màng bọc thực phẩm và để cho miếng chả ráo nước rồi chuẩn bị chảo có dầu nóng và rán. Rán chả, không cần cho nhiều dầu và rán nhỏ lửa đến khi miếng chả vàng đều 2 mặt là được.
Gắp chả quế ra đĩa có lót giấy thấm dầu, đợi chả bớt nóng hoặc nguội, thái chả thành miếng rồi thưởng thức!
GIÒ LỤA CHAY
Nguyên liệu:
- 600gr tàu hũ ky tươi (váng đậu)
- 1 chút đường
- 1 chút bột nêm nấm (mua ở siêu thị)
- 1 chút muối
- 1 chút tiêu trắng
- 1 ít hành boa rô
- Dầu đậu nành
- Lá chuối rửa sạch lau khô, dây buộc.
Cách làm:
Tàu hũ ky rửa sạch để ráo nước. Nếu bạn dùng tàu hũ ky khô thì ngâm nước cho mềm, sau đó thái nhỏ, hành boa rô thái lát mỏng.
Cho chảo lên bếp đun nóng, cho dầu ăn vào đun nóng dầu mới cho hành boa rô vào phi thơm. Cho tàu hũ ky vào xào sơ qua rồi nêm chút đường, muối, bột nêm nấm đảo đều xào cho tàu hũ ky mềm, nêm tiêu trắng vào đảo đều là tắt bếp.
Trải 1 miếng màng bọc thực phẩm ra bàn rồi đặt lá chuối lên trên, cho hết tàu hũ ky đã xào vào giữa lá chuối.
Nhẹ nhàng gói lại, luồn 1 dây ngang buộc tạm. Pập rồi dựng 1 đầu giò lên, gói phần lá chuối thừa, ép lại rồi làm tiếp đầu còn lại.
Lấy dây dài 1 chút buộc chiều dọc của cái giò sao cho chặt tay 1 chút sau đó tháo dây buộc tạm vừa nãy ra, buộc tiếp 3 dây ngang là xong.
Bắc xửng hấp lên bếp, đun sôi nước rồi cho giò lụa chay vào hấp khoảng 1 tiếng là được.
Lấy giò lụa chay ra cho nguội rồi đem cất tủ lạnh. Khi ăn, cắt thành từng miếng vừa ăn, chấm nước tương ăn cùng cơm hoặc bún, phở chay đều rất ngon.
GIÒ BÒ
Nguyên liệu:
- 600gr thịt bò xay (mình mua thịt bò xay sẵn trong siêu thị)
- 25gr bột năng hay tinh bột bắp
- 1 muỗng cà phê tiêu giã hơi to
- 1 muỗng cà phê đường
- 1 muỗng cà phê bột nở
- 2 khúc hành lá, lấy phần trắng (nguyên liệu này giúp giò bò thơm sau khi hấp)
- 1 muỗng cà phê bột nêm
- 3 viên đá lạnh (viên đá nho nhỏ)
Cách làm:
Thịt bò cho vào ngăn đá 3 tiếng (bắt buộc). Sau đó cho vào máy xay cùng với tất cả các nguyên liệu và gia vị phía trên.
Xay 2 phút thì cho các viên đá vào tiếp tục xay thêm 1 phút nữa là thịt nhuyễn dẻo rất ngon. Tắt máy.
Cho thịt ra tô to, dùng tay quết thịt. Cứ lấy thịt lên rồi đập xuống tô liên tục trong khoảng 2-3 phút là chả sẽ ngon dai.
Trải lá chuối hay màng thực phẩm lên bàn, thoa 1 chút dầu. Cho hỗn hợp thịt bò xay lên rồi gói lại. (Nếu dùng màng thực phẩm thì ta cần gói thêm 1 lớp giấy bạc).
Nấu 1 nồi nước sôi, cho khúc giò vào xửng hấp 30-35 phút là chả chín. Lấy giò bò ra để nguội, cắt miếng.
Giò bò cắt miếng tùy thích cho ra đĩa có vài quả ớt và dưa chuột trang trí.
CHẢ CÁ
Nguyên liệu: (dùng thìa ăn cơm và gạt ngang thìa để định lượng)
- 700gram thịt cá (đã lọc bỏ xương to, dài và da cá, xương dăm không cần lọc vì khi xay xương dăm sẽ nhuyễn)
- 1/2 thìa bột ngọt
- 1 thìa hạt nêm
- 1/3 thìa muối
- 1 thìa dầu hào
- 1/3 thìa đường
- 1/3 thìa tiêu
- 7gram baking power (bột nở)
- 15gram bột bắp (ngô)
- Rau thì là
Cách làm:
- Cá xắt và băm nhỏ (vì dùng máy xay sinh tố nên cần băm để khi xay tránh tình trạng xay lâu gây nóng máy. Máy nóng sẽ ngưng hoạt động gây mất nhiều thời gian).
- Thì là rửa sạch, thái nhỏ.
- Ướp cá với tất cả các nguyên liệu trên và trộn đều.
- Chia làm 3 lần xay, cứ 20 giây ngưng xay, mở nắp ra trộn thịt từ dưới lên trên để thịt cá được xay nhuyễn đều. Chả sau khi xay thịt sẽ nhạt hơn, khi trộ phải dẻo quánh nhé.
- Thịt cá sau khi xay xong, dùng thìa miết đều cho thịt cá dai hơn.
- Dùng nước làm ướt tay nếu đi tay trần để nặn chả, không dùng dầu ăn vì nặn 1-2 viên là tay nhớt dính thịt liền. Còn nếu mang bao tay nilong thì xoa với dầu ăn rồi nặn chả là hợp lý. Nặn tròn và ép dẹt.
Lưu ý: Khi nặn chả sẽ vô cùng trơn, bóng, mượt và cảm giác chả như là trái bóng có độ đàn hồi (còn nếu không có cảm giác này thì tốt hơn hết mang đi xay tiếp cho thật nhuyễn mịn, dẻo quánh.
Đặt chảo dầu lên bếp, dầu nóng, cho chả cá vào chiên vàng 2 mặt. Nếu làm nhiều thì chiên sơ 2 mặt, để nguội và cho vào túi zip để cấp đông dùng dần.
Thành phẩm:
Chả cá thơm, vỏ ngoài dai, bên trong chả giòn.
Cách làm giò thủ - giò xào không có khuôn dai ngon, dính chặt Những miếng giò thủ thơm ngon, đậm đà, dai giòn sần sật hòa quyện cùng với mùi thơm của các loại gia vị và vị cay nồng của tiêu hạt,... thường xuyên được dùng làm món chính trong các bữa cơm hoặc làm mồi nhậu nhâm nhi cùng với bạn bè. Hãy vào bếp cùng thực hiện ngay món cuốn - trộn hấp...