Cách làm giò thủ, giò tai dai ngon cho những ngày dãn cách tại nhà
Những miếng giò thủ, giò tai béo ngậy, giòn sần sật đậm đà cùng với vị thơm của hạt tiêu, nước mắm,…
dùng làm món chính trong mâm cơm hay để ăn chơi, ngồi nhâm nhi chuyện trò đều rất thích hợp. Vào bếp thực hiện món ăn vặt này cùng Điện máy XANH ngay thôi!
1. Giò thủ, giò tai
Nguyên liệu làm Giò thủ, giò tai
Thịt heo sống 1 kg (Tai/ Mũi/Lưỡi/
Thịt nạc nếu không ăn được béo)
Hành tím 5 củ
Gừng 1 củ
Chanh tươi 3 miếng
Mộc nhĩ 100 gr
Nấm đông cô 100 gr
Lá chuối 1 ít
Dầu ăn 1 ít
Nước mắm cốt 2 muỗng canh
Muối hột 1 muỗng canh
Hạt tiêu 1 muỗng cà phê
Đường/ hạt nêm 1 muỗng cà phê
Đá viên 100 gr
Cách chế biến Giò thủ, giò tai
1
Sơ chế nguyên liệu
Thịt tai, mũi, lưỡi heo sau khi mua về, bạn mang chà với 1 muỗng canh muối hột và rửa thật sạch, cạo hết lông.
Cho thịt vào nồi ngập nước, thêm chút gừng, vài củ hành tím vào luộc sơ, hành tím và gừng có thể giúp khử mùi hôi của thịt. Thịt chín thì vớt ra tô nước đá, thả vào vài lát chanh cho thịt trắng, giòn, cắt miếng nhỏ.
Mộc nhĩ (nấm mèo) cắt gốc và ngâm nước lạnh cùng nấm đông cô khoảng 15 phút cho nở mềm ra, rửa sạch, để ráo, cắt sợi.
2
Làm giò thủ
Ướp phần thịt đã thái miếng với hạt tiêu, đường, hạt nêm, mỗi thứ 1 muỗng cà phê và 2 muỗng canh nước mắm ngon. Ướp trong vòng 30 phút.
Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào đun nóng, xào thịt với nấm, mộc nhĩ trên lửa lớn, đảo đều tay, vừa chín tới thì nhắc xuống.
Lót lá chuối vào khuôn, sau đó cho thịt đã xào vào từng chút một, dùng ốc vít trên khuôn ép chặt.
Lưu ý: Giò ép càng chặt càng ngon và để được lâu hơn.
Sau khi ép, bạn để giò bên ngoài cho nguội, khoảng 1 ngày sau thì tháo khuôn, để nguyên là chuối bên ngoài, bỏ ngăn mát tủ lạnh ăn dần.
Có thể để giò trong ngăn mát khoảng 1 tuần tùy theo giò của bạn có gói chắc hay không. Khi ăn cắt giò thằng từng khoanh sau đó cắt miếng vừa ăn.
Video đang HOT
3
Thành phẩm
Giò thủ, giò tai có vị giòn sần sật của mộc nhỉ, nấm đông cô, thịt chặc nhờ ép chắc tay, ăn vào sẽ cảm nhận ngay được vị cay cay tê tê, thơm lừng đầu lưỡi.
Giò thủ ngon nhất là khi ăn kèm với dưa cải chua, củ hành muối và chấm với nước mắm ngon có pha với ít tiêu xay hoặc vài lát ớt tươi đấy nhé!
2 . Giò thủ (công thức được chia sẻ từ người dùng)
Nguyên liệu làm Giò thủ (công thức được chia sẻ từ người dùng)
Đầu heo 1/2 cái
Lưỡi heo 1 cái
Bắp giò heo 1 cái
Hành tím 5 củ
Hành tím băm 50 gr
Tỏi băm 4 muỗng canh
Gừng 1 củ
Nấm mèo khô 10 cái
Nước mắm 3 muỗng canh
Tiêu hạt 1 ít
Gia vị thông dụng 1 ít (Tiêu/ Đường/ Muối/ Hạt nêm/ Bột ngọt)
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Chảo, vá, dao, thớt, chai nhựa rỗng (chai 1.5 lít), túi nilon,…
Cách chế biến Giò thủ (công thức được chia sẻ từ người dùng)
1
Sơ chế nguyên liệu
Dùng 1 muỗng canh muối chà xát phần thịt đầu heo, tai heo, giò heo. Sau đó dùng dao cạo sạch lông còn sót, rửa lại thật sạch rồi vớt ra rổ để ráo.
Cách khử mùi hôi đầu, tai và giò heo hiệu quả
Cách 1: Để khử mùi hôi của heo bạn có thể dùng hỗn hợp muối hạt với chanh chà xát lên khắp bề mặt thịt heo rồi rửa lại với nước sạch và để ráo.
Cách 2: Thêm một cách để khử mùi hôi của thịt heo hiệu quả chính là dùng phèn chua. Đem phèn chua pha loãng với nước rồi cho đầu, tai, giò heo vào ngâm từ 5 – 10 phút rồi vớt ra. Dùng dao cạo sạch lại bề mặt heo thêm 1 lần nữa là hoàn thành.
Cách 3: Nếu không có phèn chua hay muối, chanh thì bạn có thể lấy một ít bột mì hoặc bột năng để chà lên thịt heo để khử mùi. Chà thật mạnh tay tầm 5 phút đến khi thấy bọt thì đem thịt heo đi rửa sạch lại với nước rồi để ráo.
2
Luộc đầu, tai và giò heo
Cho đầu, tai và giò heo đã sơ chế vào nồi cùng với gừng và hành tím đã đập dập, 1/2 muỗng canh muối, 1 muỗng canh hạt nêm rồi luộc chín ở lửa vừa khoảng 10 – 15 phút.
3
Cắt thịt
Sau khi luộc chín thịt, vớt thịt ra và ngâm vào nước lạnh khoảng 10 phút để thịt không bị thâm rồi tiến hành cắt lát mỏng toàn bộ phần thịt vừa luộc cho vào tô.
4
Ướp gia vị thịt
Nêm vào tô thịt vừa cắt 50gr hành tím băm, 4 muỗng canh tỏi băm, 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 3 muỗng cà phê tiêu xay, 1/2 muỗng canh bột ngọt và 1/2 muỗng canh muối.
Dùng đũa hoặc tay để trộn đều và ướp khoảng 15 – 20 phút để thịt thấm đều gia vị.
5
Xào thịt
Chia thịt ra làm 2 phần để dễ xào hơn và xào lần lượt từng phần.
Bắc chảo lên bếp bật lửa vừa, cho phần thịt đã ướp gia vị vào xào 5 – 10 phút đến khi thấy thịt nóng bắt đầu chảy mỡ thì hạ lửa nhỏ xuống.
Nêm thêm 1.5 muỗng canh nước mắm rồi xào liên tục và đều tay để thịt chảy bớt mỡ, như vậy thì giò sau khi gói xong sẽ kết dính và chắc hơn.
Sau khi đã xào được 15 phút ở lửa nhỏ thì cho 1/2 nấm mèo đã cắt sợi vào, đảo thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.
Xào tương tự với phần thịt còn lại.
6
Gói giò thủ
Chuẩn bị các chai nhựa rỗng (chai 1.5 lít), cắt bỏ nửa trên thân chai và lồng túi nilon vào.
Khi thịt xào còn nóng thì cho ngay vào túi nilon trong chai để tạo hình. Cứ cho khoảng 1 vá thịt thì rắc 3 – 4 hạt tiêu và dùng chày nén xuống để thịt dính chắc vào nhau.
Cho thịt vào khuôn chai đến khi đầy thì cột túi nilon lại. Gói tương tự, lần lượt đến khi hết phần thịt còn lại.
Sau khi gói xong, để giò ở nơi mát mẻ cho nguội rồi cắt bỏ túi nilon cũ khi nãy gói thịt và thay túi nilon mới cho sạch sẽ rồi cho vào trong ngăn mát tủ lạnh. Đến khi dùng thì cắt ra thành các miếng vừa ăn.
7
Thành phẩm
Giò thủ dai, giòn và chắc, không quá nhiều mỡ. Phần thịt tai và nấm mèo giòn sần sật, gia vị nêm vừa ăn, cắn trúng hạt tiêu thì cay the xuýt xoa. Món này dùng để ăn chơi hay ăn cùng bánh mì, bánh hỏi, cơm đều được.
Món ngon ngày Tết: Cách làm giò thủ dai ngon đãi khách
Món ngon ngày Tết của người miền Bắc có lẽ không thể thiếu món dò thủ dai ngon. Cùng tìm hiểu cách làm ngay sau đây nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món dò thủ
Món ngon ngày Tết: Cách làm giò thủ dai ngon đãi khách
Thịt heo sống 1 kg
( gồm các bộ phận tai/ mũi/ lưỡi /có thể thêm thịt nạc nếu không ăn được béo)
Hành tím 5 củ
Gừng 1 củ
Chanh tươi 3 miếng
Nước mắm cốt 2 muỗng
Muối hột 1 muỗng
Hạt tiêu 2 muỗng
Mộc nhĩ 100g
Nấm đông cô 100g
Miếng chuối 5 lá
Đá viên 100 gr
Cách làm giò thủ dai ngon
Bước 1: Sơ Chế Nguyên Liệu
Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi cho vào 1 thìa đường, thìa bột ngọt, vài lát gừng để khử mùi và hành tím để thịt heo thơm ngon hơn.
Cho tai heo, mũi heo, thịt heo vào nồi, trần khoảng 5 phút.
Sau khi thịt săn lại, vớt ra, ngâm vào nước đá.
Cắt lát mỏng mũi heo, thịt nạc và tai heo.
Cho phần thịt đã cắt vào tô, ướp với 15gr đường, 15gr bột ngọt, 15gr hạt nêm, 10gr muối, tiêu xay và tiêu sọ.
Trộn đều hỗn hợp. Khi thịt thấm đều gia vị, cho vào tủ lạnh 30 phút.
Mộc nhĩ và nấm hương rửa sạch, ngâm trong nước nóng 20 phút sau đó cắt mỏng 1cm để giữ được độ giòn của mộc nhĩ.
Bước 2: Xào Thịt
Bắc chảo lên bếp, khi chảo nóng cho 10ml dầu cùng hành tím băm và tỏi băm. Khi hành tỏi vàng thơm, cho phần thịt vào, xào đều tay để tránh mỡ tiết ra và làm cháy thịt.
Khi thịt săn lại cho nấm hương và mộc nhĩ vào chung với hỗn hợp đang xào.
Cho 20ml nước mắm vào, xào thêm 3 phút cho đến khi nấm hương, mộc nhĩ và thịt thấm đều gia vị.
Bước 3: Ép Thịt Vào Khuôn
Cho thịt vào trong khuôn làm giò thủ, nhấn nhẹ nắp khuôn xuống để thịt dính đều.
Lưu ý: Cho phần thịt vào khuôn và ép khi thịt vẫn còn ấm, không để thịt nguội mới ép vì khi thịt nguội mất sẽ không kết dính được với nhau.
Cho vào tủ lạnh, để qua 2 tiếng. Sau khi lấy ra, xắt miếng vừa ăn và thưởng thức
Cách làm giò thủ dai ngon không cần khuôn
Nếu không có sẵn khuôn ép giò, bạn có thể dùng chai nhựa có đường kính phù hợp để gói và ép giò. Để thực hiện, bạn cắt bỏ đầu chai, rửa sạch. Lồng túi nilon hoặc lá chuối vào lòng chai, đổ thịt đã xào vào, dùng tay ấn cho thịt thật chắc, dùng vật nặng đè lên chai cho giò chắc hơn. Khi giò nguội, cất cây giò vào ngăn mát tủ lạnh để thịt đông kết với nhau.
Yêu cầu thành phẩm món giò thủ đạt chuẩn
Một khoanh giò chuẩn là kết dính thành một khối, để trong nhiệt độ phòng cũng không bị chảy. Màu hồng hồng của thịt xen với màu trắng của mỡ, màu nâu của nấm là hoàn hảo.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ dai dai, giò giòn của tai heo, mũi heo. Nếm được vị béo của mỡ đông và vị cay cay của tiêu, ngọt ngọt của nấm và thịt nạc. Do đó giò thủ ăn riêng sẽ dễ bị ngán nên hay được chấm với tương ớt hoặc ăn chung với các loại rau củ muối chua. Là món ăn mời khách ngày Tết.
Bánh đa trộn nem chua Nhiều người ngạc nhiên khi thấy món bánh đa trộn lại có thêm miếng nem chua rán giòn rụm. Mặc dù tìm đường đi không dễ, nhưng quán bánh đa trộn nem chua trong khu Vĩnh Phúc, Ba Đình, thường được giới trẻ Hà Nội tìm đến. Thông thường, món ăn này là sự kết hợp của bánh đa chần qua nước canh...