Cách làm giò hầm đậu nành mềm ngon, trọn dinh dưỡng bằng nồi cơm điện
Món canh với chân giò hầm bổ dưỡng, mềm ngon luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ. Cùng vào bếp thực hiện công thức làm giò hầm đậu nành mềm ngon, trọn dinh dưỡng bằng nồi cơm điện để đổi vị cho bữa cơm hằng ngày nhé!
Nguyên liệu làm Giò hầm đậu nành
Chân giò 600 gr
Đậu nành 200 gr
Cà rốt 1 củ
Nấm đông cô 30 gr
Táo đỏ 30 gr (táo tàu)
Rễ ngò 3 nhánh
Hành tím 5 củ
Gừng nhỏ 1 củ
Rượu 2 muỗng canh
Hạt nêm 1 muỗng canh
Muối 1 muỗng cà phê
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn chân giò ngon
Nên chọn mua chân giò sau vì chân giò sau thường có nhiều thịt, khi ăn vào giòn nhưng không bị ngấy và có giá trị dinh dưỡng cao hơn chân giò trước.Dùng tay ấn vào để thử độ đàn hồi, nếu cảm giác thấy miếng thịt khô và có độ đàn hồi tốt thì đó là chân giò mới.Quan sát xem phần móng giò có còn nguyên vẹn hay không và chú ý màu sắc của móng, móng phải có màu hồng nhạt và khi ngửi không có mùi hôi hay mùi lạ mới là chân giò ngon.
Cách chọn đậu nành ngon
Bạn chọn hạt to, mẩy, đều nhau. Vỏ hạt trơn láng, không bị méo mó, nhăn nheo.Hạt đậu sáng, căng, đều màu, không chọn những hạt màu thâm xỉn, lốm đốm, có dấu hiệu mốc.
Dụng cụ thực hiện
Nồi cơm điện, máy xay sinh tố,…
Cách chế biến Giò hầm đậu nành
1
Sơ chế chân giò
Chân giò mua về dùng dao cạo sạch phần lông, rồi dùng muối chà xát để khử mùi hôi, sau đó rửa lại với nước sạch. Sau khi rửa sạch xong, bạn dùng dao chặt phần chân giò thành các miếng vừa ăn.
Sau đó cho chân giò vào chần qua nước sôi chừng 1 phút để loại bỏ bọt bẩn và mùi hôi. Sau đó vớt ra cho vào thau nước đá khoảng 2 phút rồi vớt ra đem rửa giò lần nữa với nước sạch rồi để ráo.
2
Sơ chế nguyên liệu khác
Bạn ngâm đậu nành qua đêm để đậu mềm, dễ xay, lượng nước ngâm phải gấp 3 – 4 lần lượng đậu để hạt nở đều và thời gian ngâm khoảng 7 – 8 tiếng để đậu không bị chua.
Táo đỏ rửa sạch, ngâm nước, đến khi sử dụng thì vớt ra. Nấm đông cô tươi làm sạch gốc, rửa sạch, để ráo (nếu bạn mua nấm đông cô khô thì bạn ngâm nước ấm khoảng 30 phút cho mềm nha).
Cà rốt bạn gọt bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn hoặc tỉa hoa cho đẹp mắt.
Gừng gọt bỏ vỏ cắt lát, rễ ngò rửa sạch, hành tím bạn cho vào máy xay sinh tố xay để đỡ bị cay mắt nha.
3
Xay đậu nành
Đậu nành bạn chia làm 2 phần, 1 phần bạn cho vào máy xay sinh tố có lõi lọc xay nhuyễn rồi lấy nước bỏ bã, nếu máy xay của bạn không có đồ lọc thì bạn thêm bước lọc bỏ bã nha.
Video đang HOT
4
Hầm chân giò
Bạn bật nút cook (nấu) ở nồi cơm điện, thêm 2 muỗng canh dầu ăn rồi phi thơm hành và gừng, tiếp đó bạn thêm chân giò vào xào khoảng 2 phút cho săn.
Nêm gia vị: Thêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh rượu, bạn đảo đều rồi thêm rễ ngò.
Bạn cho vào 1 lít nước rồi đậy nắp và nấu khoảng 30 phút.
Mách bạn:
Bạn có thể cho nước dừa tươi thay cho nước lọc để thành phầm thanh ngọt hơn.Thỉnh thoảng dùng vá vớt bỏ phần bọt để nước dùng được trong hơn nhé!
Khi hầm được 30 phút bạn vớt rễ ngò ra, thêm phần nước đậu nành, cà rốt, nấm đông cô, táo đỏ, phần đậu nành còn lại rồi tiếp tục hầm thêm 20 phút.
5
Thành phẩm
Giò hầm đậu nành với nước dùng thanh ngọt, táo tàu, đậu nành mềm ngon cùng chân giò béo thơm vô cùng hấp dẫn.
Bạn có thể dùng kèm với chén nước mắm ớt cay để tăng hương vị cho món ăn nhé!
3 cách nấu chè nhãn nhục ngon thanh mát tốt cho cơ thể
Chè nhãn nhục mát lạnh có vị ngọt thanh cực kỳ thơm ngon, món chè bổ dưỡng này được rất nhiều người ưa dùng để giải nhiệt mỗi khi tiết trời oi bức.
Vào bếp cùng Điện máy XANH để học ngay 3 công thức nấu chè nhãn nhục ngon, ngọt, thanh mát tốt cho cơ thể nhé!
1. Chè nhãn nhục
Nguyên liệu làm Chè nhãn nhục
Bột rau câu 5 gr
Nhãn nhục 100 gr
Phổ tai 10 gr
Đường 110 gr
Cách chế biến Chè nhãn nhục
1
Làm rau câu sợi
Đầu tiên, cho vào nồi 5gr bột rau câu, 500ml nước, khuấy đều rồi ngâm 15 phút cho nở.
Sau 15 phút, bạn cho vào thêm 10gr đường và khuấy đều trên lửa vừa đến khi sôi.
Kế đến, đổ hỗn hợp rau câu vào khuôn chữ nhật, để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh 1 tiếng.
Cuối cùng, đặt khối rau câu lên bàn bào rồi bào thành sợi nhỏ.
2
Nấu chè
Bắc nồi mới lên bếp, cho vào 500ml nước, 100gr nhãn nhục, 100gr đường rồi nấu sôi, sau đó để nguội hỗn hợp hoàn toàn.
Tiếp theo, cho vào ly 10gr phổ tai, 1 ít rau câu sợi, 1 ít nước nhãn nhục và đá viên là có thể thưởng thức.
3
Thành phẩm
Từng thìa chè nhãn nhục mát lạnh, ngọt thanh vị đặc trưng từ nhãn, phổ tai và rau câu sợi thì giòn sần sật, đem đến một món chè cực kỳ bổ dưỡng, giải nhiệt hiệu quả.
2. Chè hạt sen nhãn nhục
Nguyên liệu làm Chè hạt sen nhãn nhục
Hạt sen 200 gr
Lá dứa 5 gr
Đường phèn 200 gr
Đường cát 150 gr
Nhãn nhục 50 gr
Nước cà phê 10 ml
Cách chọn mua hạt sen ngon
Nên chọn hạt sen già, có hình dáng tròn, màu trắng ngà hoặc vàng đậm. Hạt sen già khi nấu lên sẽ thơm ngon hơn hạt sen non.Tránh chọn hạt sen bị thâm, vỏ xanh bên ngoài nhăn nheo. Ngoài ra, cũng không nên chọn hạt sen bị dính nước vì hạt sẽ dễ bị thâm và mau héo.
Cách chế biến Chè hạt sen nhãn nhục
1
Nấu nước đường lá dứa
Đầu tiên, bạn nấu sôi 1 lít nước, sau đó cho vào 5gr lá dứa, 200gr đường phèn, 150gr đường cát.
2
Đun hạt sen
Khi hỗn hợp đường lá dứa tan, bạn cho vào thêm 200gr hạt sen rồi đun sôi 2 phút.
Kế đến, bạn đậy nắp kín và đun hạt sen trên lửa nhỏ trong 15 phút.
Sau 15 phút, tắt bếp và tiếp tục ủ thêm 30 phút nữa.
3
Nấu chè
Tiếp theo, cho vào 50gr nhãn nhục, 10ml nước cà phê là hoàn tất.
4
Thành phẩm
Chè hạt sen nhãn nhục sẽ ăn ngon hơn khi để lạnh, món chè có vị ngọt thơm từ nước đường lá dứa, hạt sen mềm bùi, nhãn nhục thì ngọt ngào, vô cùng bổ dưỡng.
3. Chè nhãn nhục hạt sen táo đỏ
Nguyên liệu làm Chè nhãn nhục hạt sen táo đỏ
Hạt sen 300 gr
Táo đỏ 100 gr
Táo tàu 100 gr
Nhãn nhục 200 gr
Đường phèn 300 gr
Cách chế biến Chè nhãn nhục hạt sen táo đỏ
1
Luộc sơ qua hạt sen
Hạt sen mua về, bạn đem đi rửa thật sạch với nước, loại bỏ tim sen còn sót trong hạt.
Bắc nồi lên bếp, cho vào khoảng 500ml nước và 300gr hạt sen vào, chần sơ qua 1 nước rồi tắt bếp và đổ ra rổ.
Mách nhỏ : Bạn nên luộc sơ hạt sen trước khi ninh để hạt sen không bị nát, hạt sen ra bớt nhựa, mềm giòn và khi ninh nước không bị đục.
2
Ninh hạt sen
Cho vào nồi 2 lít nước và đun sôi trên bếp, khi nước sôi thì bạn mới cho 300gr hạt sen vào và ninh trong khoảng 10 - 15 phút.
Lưu ý: Đợi đến khi nước sôi bùng lên thì bạn mới cho hạt sen vào để hạt sen không bị nát trong quá trình ninh và vẫn giữ được độ mềm tơi.
3
Nấu chè
Sau 10 - 15 phút ninh hạt sen xong thì bạn tiếp tục cho 200gr nhãn nhục, 100gr táo đỏ,100gr táo tàu vào và ninh thêm khoảng 10 phút để các nguyên liệu chín đều.
Khi sôi bạn dùng vá hớt bỏ lớp bọt trên bề mặt. Sau đó, bạn cho vào khoảng 300gr đường phèn, lúc này bạn có thể gia giảm độ ngọt tùy theo khẩu vị của mình nhé.
4
Hoàn thành
Cuối cùng, bạn khuấy đều nồi chè trong khoảng 2 - 3 phút cho đường tan là có thể tắt bếp và hoàn thành món ăn.
Khi nấu xong bạn cho chè nhãn nhục hạt sen táo đỏ ra tô và thưởng thức ngay khi còn nóng hoặc có thể ăn kèm với 1 chút đá viên đều rất phù hợp và thơm ngon nhé!
5
Thành phẩm
Chè nhãn nhục hạt sen táo đỏ với các nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng sẽ giúp thanh lọc, giải nhiệt cơ thể mà nhất định bạn phải thưởng thức qua.
Với vị ngọt thanh vừa phải từ đường phèn cùng với độ mềm, giòn của hạt sen, táo đỏ,... sẽ đem đến cho bạn một trải nghiệm vị giác vô cùng tuyệt vời đấy!
Gà tần sâm và táo đỏ Gà tần sâm táo đỏ là món ăn bổ dưỡng rất hợp với thời tiết mát mẻ mùa thu. Nguyên liệu: - Muối: 20gr - Gà nguyên con: 1kg - Sâm tươi: 1 củ - Táo đỏ: 50gr - Gừng: 2 lát - Bột gà: 30gr Cách làm: - Gà rửa sạch, tẩm ướp, đem hấp trong vòng 24 phút. - Khi gà...