Cách làm giấm quả lê giúp đẹp da, phòng chống bệnh tật
Giấm quả lê không chỉ có hương vị tinh tế, hấp dẫn mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật; cách làm giấm quả lê rất dễ, không gây tốn thời gian của bạn.
Giấm quả lê không chỉ có hương vị thơm ngon do sự kết hợp của giấm và quả lê lên men mà còn được chứng minh có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc, việc sử dụng giấm lê mỗi ngày sẽ giúp bạn có làn da sáng, phòng ngừa mụn nhọt, nám da do nó tác dụng thanh nhiệt, bảo vệ gan.
Bên cạnh đó, giấm lê còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chống mệt mỏi, giảm ho khan, bổ phổi khi thời tiết thay đổi.
Giấm quả lê có hương vị thơm ngon và rất dễ làm. (Ảnh: Douguo)
Cách làm giấm quả lê tại nhà
Nguyên liệu:
- Lê: 2 quả
- Giấm gạo: 250ml.
- Đường phèn: 20 gram.
Lê rửa sạch, ngâm trong nước muối để loại bỏ tạp chất, sau đó gọt vỏ và cắt lát. Lưu ý không cắt lát quá lớn, sẽ không có lợi cho quá trình lên men.
Lọ thủy tinh làm sạch, lau khô trước khi ủ giấm.
Sau khi ủ 20 ngày, bạn có thể đem giấm quả lê ra sử dụng. (Ảnh: Douguo)
Lần lượt cho lê vào đường phèn vào lọ. Xếp từng lớp lê mỏng rồi tới lớp đường xen kẽ để nguyên liệu có thể hòa trộn đều với nhau. Cuối cùng, bạn đổ giấm gạo vào và đậy kín.
Sau khi bảo quản 20 ngày, bạn có thể lấy giấm lê ra sử dụng.
Video đang HOT
Giấm lê giúp làm đẹp da và tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Douguo)
Khi sử dụng giấm lê, bạn nên pha với nước ấm theo tỷ lệ 1:10, mỗi ngày không uống quá 3 thìa giấm lê. Bạn có thể thêm vài lá bạc hà để tăng độ thơm ngon cho cốc nước.
Sản phẩm nên làm vừa đủ để sử dụng trong vòng nửa năm, không nên để quá lâu.
Lưu ý khi tự làm giấm quả lê tại nhà
Khi chuẩn bị nguyên liệu để làm giấm lê, bạn cần chọn quả lê tươi, không bị dập nát hoặc bị khô, mềm. Do sản phẩm được dùng để uống trực tiếp nên bạn cần chọn loại giấm tự nhiên, không có thành phần hóa học để đảm bảo sức khỏe.
Có thể thay thế đường phèn bằng mật ong đều tốt.
Không uống quá liều lượng vì có thể gây tác dụng không tốt. (Ảnh: Douguo)
Lúc mới ủ, bạn có thể lo lắng khi thấy quá trình sủi bọt của lọ giấm, tuy nhiên khi đã lên men thì lượng bọt sẽ giảm đi nhiều. Nếu bạn không thích lớp bọt, có thể sử dụng màng lọc.
12 thảo dược có tác dụng làm đẹp da
Việc sử dụng các dược liệu và thảo mộc để chăm sóc da ngày càng trở nên phổ biến do tính an toàn và hiệu quả.
Theo BS.CKII Nguyễn Thị Diễm Hương - Bệnh viện ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh (cơ sở 3), da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, đóng vai trò như một lớp phòng thủ đầu tiên chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Đối với thẩm mỹ, hầu hết mọi người đều mong muốn có làn da rạng rỡ, mịn màng.
Ảnh minh họa
Hiện nay, việc sử dụng các dược liệu và thảo mộc để chăm sóc da ngày càng trở nên phổ biến do tính an toàn và hiệu quả. Vì vậy, bác sĩ Nguyễn Thị Diễm Hương gợi ý một số loại dược liệu và thảo mộc tốt cho làn da như sau:
Nhân sâm
Nhân sâm từ lâu đã được biết đến với đặc tính phục hồi sinh lực, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường độ đàn hồi và thúc đẩy làn da trẻ trung.
Theo y học hiện đại, ginsenosides trong nhân sâm có khả năng kích thích sản xuất collagen, làm giảm nếp nhăn và tăng cường độ săn chắc cho da. Nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất từ nhân sâm có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do và giảm viêm da.
Kỷ tử
Kỷ tử chứa nhiều chất chống oxy hóa như betaine và polysaccharides, có khả năng bảo vệ da khỏi tác hại của môi trường và gốc tự do, giúp da giữ được độ ẩm và làm giảm viêm. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, kỷ tử có tác dụng làm tăng độ đàn hồi và giảm sự xuất hiện của các đốm đồi mồi trên da.
Trà xanh
Trà xanh là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Catechin trong trà xanh giúp làm dịu làn da, giảm mẩn đỏ và bảo vệ da khỏi tác hại do tia cực tím gây ra. Nghiên cứu cho thấy rằng, sử dụng trà xanh có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư da do tác hại của tia UV, đồng thời giúp làm chậm quá trình lão hóa nhờ vào khả năng chống viêm và bảo vệ cấu trúc collagen.
Rễ cam thảo
Rễ cam thảo được biết đến với đặc tính chống viêm và làm sáng da. Chiết xuất từ rễ cam thảo có khả năng ức chế sản xuất melanin, giúp làm mờ các vết nám và tàn nhang, đồng thời làm đều màu da.
Nghiên cứu cho thấy rằng, thành phần glabridin trong cam thảo giúp giảm sắc tố da và chống lại các gốc tự do, hỗ trợ làm dịu các vùng da bị kích ứng.
Nấm Linh Chi
Nấm Linh Chi được công nhận với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa. Thành phần triterpenoids và polysaccharides trong nấm linh chi giúp làm giảm viêm, thúc đẩy làn da khỏe mạnh và chống lại các dấu hiệu lão hóa. Theo nghiên cứu, việc sử dụng nấm Linh Chi có thể giúp giảm nếp nhăn và tăng cường độ ẩm cho da.
Hạt sen
Chiết xuất từ hạt sen có khả năng dưỡng ẩm, nuôi dưỡng da và cải thiện độ đàn hồi của da. Hạt sen chứa nhiều axit amin, giúp làm giảm nếp nhăn và tăng cường sự săn chắc cho da.
Ngoài ra, hạt sen còn giúp làm dịu và phục hồi da bị tổn thương, đồng thời cải thiện tông màu da.
Chà là đỏ (Táo tàu)
Táo tàu là loại quả giàu chất chống oxy hóa, cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp da giữ ẩm, đồng thời làm sáng da. Táo tàu chứa vitamin C và flavonoid, có tác dụng bảo vệ da khỏi oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa.
Lô hội
Lô hội là một loại thảo mộc có tác dụng làm dịu và dưỡng ẩm da. Chiết xuất lô hội có khả năng điều trị các vết bỏng, vết côn trùng cắn, phát ban và các vết thương nhẹ trên da.
Các nghiên cứu cho thấy rằng lô hội giúp tăng cường sản xuất collagen và elastin, đồng thời cải thiện sự săn chắc của da. Lô hội cũng có tác dụng chống viêm, làm dịu da bị kích ứng, phù hợp với mọi loại da.
Húng quế
Húng quế có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, giúp điều trị các bệnh lý da như mụn trứng cá và nấm ngoài da. Nghiên cứu cho thấy nước ép từ húng quế có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và nấm, giúp làm sạch da và ngăn ngừa viêm nhiễm. Húng quế cũng được sử dụng trong điều trị các vấn đề về mụn và da bị kích ứng.
Cỏ linh lăng
Cỏ linh lăng chứa nhiều vitamin A và K, có tác dụng chống oxy hóa và giúp da, tóc, móng khỏe mạnh. Nó cũng chứa carotene, chất diệp lục và một số khoáng chất quan trọng giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da.
Bên cạnh đó, cỏ linh lăng còn có tác dụng chống viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi của da.
Nghệ
Nghệ có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ, được sử dụng rộng rãi để điều trị các vết thương ngoài da và làm sáng da.
Curcumin trong nghệ giúp ức chế quá trình viêm và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời, nghệ cũng có tác dụng giải độc máu và cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp da trở nên rạng rỡ và khỏe mạnh hơn.
Bồ công anh
Trà bồ công anh có tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, bệnh chàm và bệnh vẩy nến.
Bồ công anh giúp cải thiện sức khỏe gan, qua đó giúp da loại bỏ độc tố, giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng mụn. Nó phù hợp với mọi loại da, đặc biệt với da dễ bị viêm nhiễm.
Bác sĩ khuyến cáo, sử dụng các loại dược liệu và thảo mộc trong chăm sóc da có thể mang lại hiệu quả tốt nếu biết cách sử dụng đúng liều lượng và phương pháp. Tuy nhiên, mọi người nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng các sản phẩm từ dược liệu, đặc biệt khi kết hợp với các phương pháp chăm sóc da hiện đại.
Đây là loại quả được coi là 'siêu thực phẩm' vừa làm đẹp da và tóc lại giảm cân hiệu quả Bơ chứa vitamin E, C là các chất chống oxy hóa dồi dào, bơ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do. Làm đẹp da Bơ chứa vitamin E, C là các chất chống oxy hóa dồi dào, bơ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do - nguyên nhân gây ra lão hóa và...