Cách làm dồi heo đơn giản, lạ mà ngon nhất
Dồi heo là một món ăn yêu thích của nhiều người đặc biệt là những đấng ông chồng. Được gọi là “mồi” trong các bữa nhậu, vừa dễ làm lại vừa ngon miệng.
Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không học ngay cách làm dồi heo đơn giản tại nhà của nau.vn nào:
cách làm dồi heo
Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gì?
Ruột heo già: 500g
Tiết heo: 1kg
Đậu phộng rang: 200g
Húng quế, tía tô, rau răm, hành lá
Sả, ớt, gừng giềng, chanh, đường….
Mắm tôm làm nước chấm
Bắt tay vào làm dồi heo nào
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế dồi heo thật sạch để hết mùi hôiRửa ruột heo, lộn ngược lại và bóp sạch với muối và nước vo gạo để hết mùi hôi của ruột già heo. Sau đó rửa lại ruột heo bằng rượu gừng để tạo mùi thơm.Giã nát đậu phộng rangGừng, giềng băm nhỏTiết heo để đông trong tủ lạnhCác loại rau thơm rửa sạch, thái nhuyễn
Bước 2: Nhồi dồi heo
Nhồi dồi heo đều tay, không quá lỏng, quá chặtDùng âu hoặc nồi lớn cho huyết heo, rau thơm, đậu phộng, sả, ớt, gừng… vào cùng với hạt nêm và đường theo khẩu vị.Bóp đều các nguyên liệu để chúng hòa quyện với nhau.Buộc chặt 1 đầu của ruột heo bằng các loại dây mềm trước khi tiến hành nhồi. Cho vào dồi heo một chút dầu ăn để dồi luôn trơn và dễ nhồi.Cho các nguyên liệu trong âu (nồi) từ từ vào ruột heo bằng cách sử dụng chén nhỏ, múc vào. Nhồi từ từ cho đều, không quá lỏng hoặc quá căng cho đến hết.Buộc chặt đầu còn lại của dồi heo là cách làm dồi heo thành công.
Bước 3: Luộc dồi heo
Video đang HOT
Luộc rồi heo không nên quá lâuCho nồi nước lên bếp để sôi lăn tăn sau đó cho dồi heo vàoKhông nên luộc dồi heo quá lâu, sẽ không ngon và dễ bị nát5 phút sau khi cho dồi heo vào nồi, dùng que tăm xiên đều lên dồi để dồi không bị căng, bể dồi.Tiếp tục luộc khoảng 20 phút thì dồi sẽ chín, vớt ra để nguội
Bước 4: Pha nước chấm, trang trí và thưởng thức
Trang trí và thưởng thức dồi heoCho đường, sả, mắm tôm, chanh.. vào để pha nước chấm, khuấy đều để nước chấm đều nhấtCắt dồi theo miếng vừa ăn và bày lên đĩa theo khoanh sau đó cho cho rau thơm lên phía trênThưởng thức cùng khế, lá mơ và các loại rau sống
Bạn vừa hoàn thành món dồi heo thơm ngon và lạ miếng cho cả gia đình rồi. Chắc chắn món ăn này sẽ làm các thành viên trong gia đình thích thú. Còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay ngay vào nấu ăn nào với cách làm dồi heo này nào. Tham khảo thêm các bài viết khác để thay đổi thực đơn thường xuyên cho gia đình.
Theo Nau.vn
Mách bạn các loại cây gia vị có thể trồng tại nhà
Hành, gừng, riềng, sả... đều là những cây gia vị không thể thiếu trong việc chế biến các món ăn của người Việt, và sẽ thật lãng phí nếu bạn không biết cách trồng chúng lại dễ đến thế nào!
Một số loại rau thơm không tốn nhiều đất nên có thể trồng tại nhà - Ảnh: Internet
Trồng rau thơm tại nhà không hề khó và không đòi hỏi diện tích lớn, các bạn có thể thử trồng một số loại rau phổ biến và có tác dụng tốt với sức khỏe nhé.
Riềng
Riềng có lẽ không thường được sử dụng nhiều trong các món ăn, nhưng cũng là gia vị không thể thiếu trong món cá kho riềng, thịt giả cầy....
Chậu trồng riềng cần có đường kính khoảng 30-40cm, và chỉ trồng khoảng 1-2 củ cho một chậu. Riềng là loại cây rễ ăn ngang, cho nên không cần trồng quá sâu.
Chỉ cần trồng riềng cách mặt đất khoảng 8-10 cm.
Mặc dù là loại cây ưa bóng râm, nhưng bạn cũng cần đặt cây ở khu vực có ánh nắng chiếu đến mỗi ngày để cây có thể quang hợp và phát triển tốt.
Tưới nước ngày một lần vào sáng sớm vào mùa khô, mùa mưa thì chỉ cần tưới cách ngày.
Rau mùi (ngò rí)
Tương tự như các loại rau thơm khác, lá mùi kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, nhuận tràng, lợi tiểu, có tác dụng kích thích long đờm, chữa sổ mũi, ngạt mũi.
Mùa đông và đầu xuân là thời điểm thích hợp nhất để trồng mùi. Mùi được trồng bằng hạt, trước khi trồng cần giã nhẹ cho hai phần hạt tách rời ra cho dễ nảy mầm, ngâm hạt qua đêm trong nước ấm rồi gói trong khăn ẩm trong vài ngày. Khi mầm đã nứt vỏ, bạn có thể gieo vào đất.
Tía tô
Tía tô là loại rau gia vị thường dùng hàng ngày, có hương thơm mát dễ chịu nên thường được ăn kèm với các loại thịt, lòng, cá.
Tía tô có thể được trồng từ một cành cũ, lưu ý bỏ hết lá phía dưới và chỉ để lại cành với hai lá non phía trên để ngâm vào bát nước.
Với tính ấm, vị cay, tía tô là vị thuốc tuyệt vời để giải cảm, chữa ho và giảm đau. Giữa lúc mệt mỏi, bát cháo nóng hổi thơm sực mùi tía tô cùng ít hành lá sẽ giúp người ốm toát mồ hôi, nhẹ hẳn người. Khi bị ngộ độc do ăn hải sản, cũng có thể dùng tía tô để giải độc.
Kinh giới
Kinh giới có vị thơm mát dễ chịu, ít nồng nên thường được ăn sống cùng các loại rau khác kèm với nem cuốn, gỏi, bún, thịt rừng... vừa để giảm tính hàn trong các món, vừa tăng hương vị cho món ăn.
Kinh giới được trồng bằng hạt hoặc bằng thân, thu hoạch sau khoảng 30 - 45 ngày trồng, có thể trồng nhiều lứa một năm. Khi trồng cần lưu ý giữ ẩm thường xuyên cho đất và không thu hoạch sau khi cây ra hoa.
Rau răm
Rau răm có tính ấm nóng nên thường được dùng ăn kèm với các món lạnh, vừa để tránh đau bụng lại tăng hương vị cho món ăn.
Rau răm rất dễ trồng, bạn chỉ cần cắt ngang thân cây giống, lấy từng đoạn cành rồi cắm vào đất.
Rau răm có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, kém ăn, chữa cảm sốt. Tuy nhiên lưu ý phụ nữ đang trong giai đoạn có kinh ăn nhiều răm răm dễ sinh rong huyết.
Húng quế
Húng có thể được trồng bằng hạt hoặc bằng cành vì trên thân có nhiều mầm rễ. Khi trồng bằng cành, bạn cần cắt một đoạn khoảng 10-15cm rồi lấp đất vào 2/3 chiều dài của cành, tưới nước đủ để giữ ẩm cho cành dễ ra rễ, đâm chồi. Khoảng 1 tháng sau khi trồng là có thể thu hoạch húng.
Sả
Sả không chỉ có ích trong việc chế biến đồ ăn, nó còn có công dụng đuổi muỗi và làm đẹp cho các chị em.
Tìm mua sả ở chợ hoặc siêu thị gần nhà. Chú ý chọn củ sả vẫn còn phần cuống và tươi nhất có thể. Bóc bỏ lớp vỏ ngoài cùng và những chiếc lá đã khô trên thân củ sả nếu có.
Sau đó cắt phần gốc sả ra, bỏ vào một cốc nước sao cho phần nước ngập đến khoảng 4cm của đoạn sả.
Đặt cốc này ở bệ cửa sổ có nhiều nắng và thay nước hàng ngày trong 3-4 tuần cho tới khi rễ của củ sả dài đến 4cm.
Chậu trồng cần phải có lỗ thoát nước, sâu ít nhất 16-18cm và rộng 20-24cm. Đất phải được làm ẩm nhưng không ướt trước khi trồng sả.
Sau khi làm ẩm đất thì dùng thanh gỗ nhỏ chọc hố xuống đất để trồng sả.
Ớt
Bạn có thể dùng những quả ớt đã bị khô héo trong bếp để đem vùi cả quả xuống đất nếu muốn có nhiều cây cùng lúc (Sau này sẽ tách các cây ra nhiều chậu).
Hoặc tách quả lấy hạt đem phơi khô để trồng, ngâm hạt khô trong nước ấm 50 độ C khoảng 2-8 tiếng đồng hồ. Gieo hạt vào chậu rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên.
Đặt chậu ở khu vực có nhiều nắng. Chú ý tưới nước để đất luôn đủ độ ẩm. Chú ý di chuyển cây tránh để cho cây chịu nắng quá gắt trong giai đoạn này.
Sau khi cây nảy mầm và cao khoảng 10-15cm, chọn những cây to và di chuyển cây sang chậu lớn hơn để cây phát triển tốt hơn.
Hành
Cách dễ nhất để trồng hành là bỏ hết lá, giữ lại phần gốc trắng bên dưới rồi trồng trong chậu đất.
Để trồng tại nhà, cách dễ nhất là trồng từ củ hành đã có. Cắt phần lá xanh phía trên để nấu ăn và giữ lại toàn bộ phần gốc trắng bên dưới rồi trồng trong chậu đất sao cho thân hành lộ ra khoảng 2-3cm.
Nếu không trồng trong đất, có thể đặt phần gốc đó vào cốc nước sao cho toàn bộ rễ ngập trong nước để tránh thối, thay nước hai ngày một lần. Hành sẽ dễ dàng mọc chồi và sớm ra các thân hành mới.
Theo một thế giới
Vừa ăn vừa xuýt xoa món sườn nướng riềng mẻ Riềng mẻ là những hương vị đặc trưng của giả cầy. Có thể dùng nhiều loại thịt để làm món này như chân giò, ba chỉ. Hôm nay, cùng chúng tôi vào bếp thử làm một móng mang hương vị giả cầy mới: sườn nướng riềng mẻ. Nguyên liệu Cũng giống như sườn xào chua ngọt thì món sườn nướng không phải là...