Cách làm dịu cơn ho vào ban đêm
Ho vào ban đêm khiến bạn khó chịu, phá rối giấc ngủ, tác động không tốt tới sức khỏe.
Vào ban đêm, bạn cần ngủ để có thể nghỉ ngơi cần thiết để chống lại bệnh tật và hoạt động hàng ngày. Nhưng mỗi khi bắt đầu chợp mắt, bạn lại bị cơn ho đánh thức dậy. Cơn ho vào ban đêm có thể gây khó chịu và bực bội, không cho phép bạn có được giấc ngủ ngon mà bạn rất cần.
Điều quan trọng là bạn cần làm dịu cổ họng ngứa ngáy và đường hô hấp quá nhạy cảm trước khi đi ngủ để giảm cơn ho vào ban đêm.
Làm dịu cơn ho có đờm
Theo Healthline, ho có đờm thường liên quan đến quá nhiều chất nhầy ở ngực, cổ họng và miệng. Những lời khuyên sau đây có thể cải thiện tình trạng của bạn:
- Nâng cao đầu và cổ khi ngủ: Khi bị ho về đêm, trọng lực chính là kẻ thù của bạn. Tất cả dịch mũi sau và chất nhầy mà bạn nuốt vào trong ngày sẽ dồn lại và gây kích ứng cổ họng khi bạn nằm xuống vào ban đêm. Cố gắng chống lại trọng lực bằng cách kê gối cao lên khi ngủ.
Một mẹo khác dành cho những người bị trào ngược axit là dán các khối gỗ dưới đầu giường để nâng nó lên khoảng 10 cm. Với góc độ đó, bạn có thể giữ axit trong dạ dày để chúng không gây kích ứng cổ họng. Tránh nâng cao đầu quá nhiều vì điều này có thể dẫn đến đau cổ và khó chịu.
- Uống thuốc long đờm: Thuốc long đờm làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp, giúp bạn dễ dàng ho ra đờm.
- Uống một thức uống ấm : Đồ uống nóng, bốc hơi có thể giúp làm dịu cổ họng bị kích thích do ho, đồng thời làm loãng chất nhầy. Nước ấm với mật ong và chanh, trà thảo mộc và nước canh đều là những lựa chọn hoàn hảo.
Video đang HOT
Theo Webmd, tiến sĩ Norman H. Edelman, Giám đốc Y tế của Hiệp hội Phổi Mỹ, cho biết: “Bất kỳ chất lỏng ấm nào cũng có thể giúp phá vỡ chất nhầy trong đường thở của bạn. Hãy thêm một chút mật ong”. Tuy nhiên, bạn nên uống chúng ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
- Tắm nước nóng: Hơi nước từ vòi sen ấm có thể giúp làm lỏng chất nhầy trong ngực và các xoang, làm thông thoáng đường thở của bạn.
Uống một cốc thảo dược, chanh mật ong ấm trước khi ngủ có thể giúp bạn giảm ho vào ban đêm. (Ảnh: Prevention)
Làm dịu cơn ho khan
Ho khan có thể liên quan đến các tình trạng như GERD, hen suyễn, chảy dịch mũi sau, thuốc ức chế men chuyển và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Ít phổ biến hơn, ho khan có thể do ho gà. Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn giảm ho khan vào ban đêm:
- Sử dụng viên ngậm ho: Viên ngậm trị ho có thể được bán tại các nhà thuốc và nhà bán lẻ, và chúng có nhiều loại hương vị. Một số có tinh dầu bạc hà để giúp thông xoang. Một số chứa vitamin C có thể làm dịu cơn đau họng.
Dù dùng loại nào, hãy nhớ ngậm tan hết chúng trước khi nằm xuống để không bị nghẹn. Tránh đưa viên ngậm cho trẻ nhỏ vì chúng có thể gây nguy cơ nghẹt thở.
- Dùng thuốc thông mũi: Loại thuốc này có thể giúp làm khô dịch mũi sau – tác nhân gây ho dai dẳng vào ban đêm. Không dùng thuốc thông mũi cho trẻ em dưới 12 tuổi vì chúng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
- Sử dụng thuốc giảm ho: Loại thuốc này ngừa ho bằng cách ngăn chặn phản xạ ho của bạn. Chúng có thể hữu ích đối với chứng ho khan vào ban đêm vì có tác dụng ngăn phản xạ ho kích hoạt khi bạn ngủ.
- Uống nhiều nước: Bổ sung nước cho cơ thể đặc biệt quan trọng khi bạn cảm thấy khó chịu. Uống nước suốt cả ngày có thể đảm bảo cổ họng luôn được bôi trơn, điều này giúp bảo vệ cổ họng khỏi các chất kích thích và tác nhân gây ho khác.
Bạn nên đặt mục tiêu uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Chỉ cần đảm bảo ngừng uống nước ít nhất một giờ trước khi đi ngủ để tránh phải đi vệ sinh trong đêm.
Triệu chứng dai dẳng này có thể là dấu hiệu về COVID kéo dài
Mặc dù rất khó dự đoán ai sẽ bị COVID-19 kéo dài, nhưng các nhà khoa học cho rằng ho dai dẳng có thể là dấu hiệu ban đầu của nhiễm virus kéo dài.
Ho, khó thở và hắt hơi là một trong những vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe con người về lâu dài. Mặc dù rất khó dự đoán ai sẽ bị COVID-19 kéo dài, nhưng các nhà khoa học cho rằng ho dai dẳng có thể là dấu hiệu ban đầu của nhiễm virus kéo dài.
Dấu hiệu COVID kéo dài và cách phát hiện chúng
Mắc COVID-19 thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Những triệu chứng này có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng và thậm chí có thể dẫn đến nhập viện. Nếu một người nào đó gặp bắt kỳ dấu hiệu nào của corona virus trong vòng 90 ngày sau khi hồi phục từ lần nhiễm đầu tiên, thì đó được gọi là corona virus kéo dài. Khi dấu hiệu COVID kéo dài ở mức độ nhẹ, thì nó sẽ tự khỏi, ngược lại sẽ phải nhập viện.
Ho dai dẳng - Một dấu hiệu phổ biến của COVID kéo dài
Ho dai dẳng là một trong những dấu hiệu nhận biết virus corona kéo dài. Theo các nghiên cứu, ho trong trường hợp COVID kéo dài thường là ho khan, nhưng không loại trừ khả năng ho có đờm. Khi ho kèm theo đờm sẽ khiến bệnh nhân khó chịu.
Các bài tập có thể giúp bạn giảm corona virus kéo dài
Theo các chuyên gia sức khỏe tại vương quốc Anh, việc thực hành một số bài tập thở sẽ rất hữu ích trong việc đối phó với cơn ho dai dẳng. Họ đề xuất ba bài tập thở như sau:
Thở có kiểm soát: Thở bằng mũi nhẹ nhàng trong tư thế ngồi thư giãn.Hít thở sâu: Hít thở dài, chậm và sâu bằng mũi. Giữ hơi thở của bạn trong 2 đến 3 giây và thở ra nhẹ nhàng.Duffing - Thở ra bằng miệng thay vì ho.
Tổ chức này cũng đề nghị người bị COVID kéo dài nên di chuyển một chút trong ngày để giữ cho ngực được thông thoáng. Ngoài ra, nằm nghiêng cũng có thể giúp đẩy đờm ra khỏi đáy phổi.
Khi nào thì nên gọi bác sĩ?
Nếu điều trị đúng thì không khó để phục hồi các triệu chứng corona virus kéo dài. Thế nhưng nếu bạn bị ho, ho ra máu, cân nặng giảm sút hoặc bị đau ngực thì hãy gọi cho bác sỹ. Bởi đây là những triệu chứng khẩn cấp không nên xem nhẹ.
Cùng với ho và khó thở, mệt mỏi, khó ngủ và sương mù não cũng là dấu hiệu của COVID kéo dài, có thể cần được chăm sóc y tế.
Viêm phổi và viêm phế quản khác nhau thế nào? Nhiều người nhầm lẫn viêm phổi và viêm phế quản khi cùng có triệu chứng ho, sốt, tắc nghẽn ngực. Nếu bạn bị ho, sốt và ngực cảm giác như bị tắc nghẽn bởi có chất nhầy, vậy rốt cuộc bạn mắc viêm phế quản hay viêm phổi? Cả hai đều là bệnh nhiễm trùng phổi với các triệu chứng tương tự nhau,...