Cách làm đậu hũ Tứ Xuyên cay nồng
Đậu hũ Tứ Xuyên là món ăn bắt nguồn từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Với vị cay nồng đặc trưng. Đây là món ăn khoái khẩu của những tín đồ ăn cay. Dưới đây là cách làm đậu hũ Tứ Xuyên cho bạn.
Nguyên liệu làm đậu hũ Tứ Xuyên
500g đậu hũ non
100g thịt lợn xay
50g mộc nhĩ
50g nấm hương
Sa tế, ớt bột
Ớt tươi
Đường, dầu hào
Cách làm đậu hũ Tứ Xuyên
Bước 1: Sơ chế ban đầu phần nguyên liệu
Đậu hũ non khi mua về bạn nên chọn những miếng mềm và không bị rỗ hoặc bạn có thể tự tay thực hiện cách làm đậu phụ ngon để món ăn thêm hấp dẫn. Sau đó, bạn cắt chúng thành những miếng vuông.
Mộc nhĩ và nấm hương bạn đem ngâm với nước cho nở mềm. Sau đó, bạn đem rửa sạch, để ráo. Hành tím bạn bóc sạch vỏ. Tiếp theo, bạn thái hạt lựu nấm hương, mộc nhĩ và hành tím.
Phần thịt chay bạn băm nhỏ tương tự như nấm hương và mộc nhĩ. Với hành boaro, bạn rửa sạch và thái nhỏ như hạt lựu, (bạn chừa phần đầu trắng của hành boaro lại để phi thơm nhé)
Video đang HOT
Chuẩn bị gia vị cho món đậu hũ Tứ Xuyên
Bước 2: Tiến hành làm
Bạn cho chảo lên bếp, cho dầu ăn cùng hành tím vào phi thơm. Tiếp theo, kho hành tím thơm vàng, bạn cho nấm hương, mộc nhĩ vào xào cho nấm săn lại.
Khi nấm đã săn lại, bạn tiếp tục cho thịt heo băm vào xào cùng. Xào đến khi thịt săn lại thì bạn cho 2 muỗng dầu hào, 3 muỗng ớt bột hoặc sa tế, 2 muỗng đường cùng một ít nước lọc vào rồi hạ nhỏ lửa đun sôi.
Khi nước xốt sôi, bạn nêm nếm lại cho vừa ăn rồi cho tiếp phần đậu hũ vào nấu cho xốt đặc sánh là được.
Trong quá trình chế biến, thỉnh thoảng bạn nên đảo nhẹ nhàng và lắc chảo thường xuyên để đậu hũ ngấm đều phần xốt. Bạn nhớ đảo nhẹ nhàng để đậu không bị nát
Lưu ý khi ăn đậu hũ Tứ Xuyên
Không nên ăn đậu hủ với số lượng lớn trong thời gian dài
Đậu hũ giàu protein, purine và saponin, nếu ăn quá nhiều đậu trong dài hạn có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu như đầy bụng hoặc tiêu chảy, tăng gánh nặng thải trừ chất thải của nitơ, làm cho tình trạng bệnh gút trở nên xấu đi, hoặc gây thiếu iốt.
Không ăn với rau bina hoặc hành tây
Đậu hủ là thức ăn giàu canxi, rau bina và hành tây rất giàu axit oxalic. Sử dụng đậu hủ với rau bina hoặc hành tây để ăn cùng nhau, sẽ làm cho canxi trong đậu hủ kết hợp với axit oxalic sẽ tạo thành hiện tượng canxi oxalat tích tụ. Điều này không chỉ làm giảm tác dụng bổ sung canxi của đậu hủ, mà còn dễ dẫn đến bệnh sỏi.
Không nên ăn và uống cùng sữa bò
Khi ăn đậu hủ bạn cũng không nên ăn chung với sữa bò. Bởi vì khi ăn chung 2 thực phẩm này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, ảnh hưởng tới sự hấp thu calcium của cơ thể.
Không nên ăn cùng mật ong
Khi ăn đậu hủ với mật ong sẽ dễ gây tiêu chảy. Ngoài ra, trong mật ong chứa nhiều enzyme còn đậu hủ chứa nhiều chất khoáng. Vì thế khi ăn chung 2 thực phẩm này với nhau sẽ sinh ra phản ứng không tốt cho cơ thể.
Không nên ăn cùng măng
Đậu hủ có chứa canxi sulfate, măng chứa axit oxalic, hai loại thực phẩm này ăn cùng với nhau có thể tạo thành canxi oxalat, dễ tạo sỏi.
Làm bánh đúc thịt thơm nức, nóng bỏng lưỡi thách thức ngày đông lạnh giá
Ngày đông lạnh giá được cùng gia đình ngồi quây quần bên nhau, nhâm nhi từng thìa bánh đúc nóng hổi chan nước mắm chua cay mặn ngọt thơm nức thật tuyệt.
Bánh đúc thịt là món ăn chơi vô cùng quen thuộc được nhiều người yêu thích trong những ngày mùa đông lạnh giá. Bánh nóng hổi, mềm ngon quyện lẫn thịt băm cùng nước sốt thơm nức, ăn kèm rau thơm, hành khô thật chẳng còn gì hấp dẫn bằng. Nếu không muốn ra ngoài hàng, ngay tại nhà bạn cũng có thể tự tay nấu bánh đúc thịt cho cả nhà thưởng thức.
Chị Thu Phương
Dưới đây là cách làm bánh đúc thịt của chị Thu Phương (Hà Nội), các bạn hãy tham khảo nhé:
Nguyên liệu:
- 100g bột năng, 100g bột gạo tẻ, thịt lợn xay, mộc nhĩ, nấm hương, nước mắm, dấm, đường, tỏi, ớt, hành khô, tỏi, dầu ăn, dầu mè, muối, tiêu, rau mùi.
Hành khô, rau mùi ăn kèm
Cách làm:
Bước 1: Quấy bột
Trộn một phần bột gạo với một phần bột năng và nước cho hòa quyện rồi mới bắc lên bếp (100g bột gạo tẻ, 100 g bột năng thì cho khoảng 1,5 lít nước). Liên tục đảo đều với lửa nhỏ đến khi bột bánh đúc sánh.
Tiếp tục khuấy đến khi hỗn hợp rất đặc và bắt đầu ngả màu trắng đục, chỉnh lửa xuống mức thấp nhất của bếp, cho 2 thìa dầu ăn và 1 thìa dầu mè vào trộn đều. Khi thấy bột bánh đúc trở trong thì tắt bếp.
Bước 2: Làm nhân
Cho dầu ăn vào chảo, cho hành tím băm, tỏi băm phi thơm. Sau đó cho thịt băm vào xào chung với nấm hương, nấm mèo đã ngâm mềm, cắt nhỏ. Nêm thịt với gia vị, hạt tiêu cho vừa miệng.
Bước 3: Pha nước mắm chan
Pha theo tỷ lệ 1 mắm - 1 dấm - 1 đường - 3 nước lọc, thêm vào tỏi băm và ớt băm, hạt tiêu (tùy khẩu vị từng người mà điều chỉnh chua, mặn, ngọt).
Thưởng thức:
Múc bánh đúc nóng ra bát.
Cho thịt băm xào lên trên, rắc ít hành phi, trang trí vài cọng mùi rồi chan nước mắm vào ăn cùng.
Ngày đông lạnh giá được cùng gia đình ngồi quây quần bên nhau, nhâm nhi từng thìa bánh đúc nóng hổi chan nước mắm chua cay mặn ngọt thơm nức thật tuyệt.
Chúc các bạn thành công!
Cách làm bánh rán bột nếp vừa dẻo vừa giòn, trẻ già đều thích Với cách làm bánh rán bột nếp dưới đây đảm bảo bánh giòn rụm, ruột dẻo phù hợp cả đối tượng ăn chay Bánh rán bột nếp là món ăn vặt dân dã, gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người. Bánh rán bên ngoài bánh giòn rụm, bên trong lại dẻo, rất thích hợp chiêu đãi bạn bè, người thân...