Cách làm cơm rượu nếp cẩm giúp hạ huyết áp, tốt cho người tim mạch
Cơm rượu nếp cẩm không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà nó còn chứa những dưỡng chất đặc biệt giúp hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp và bảo vệ tim mạch. Cách làm món ăn này cũng rất đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Cơm rượu nếp cẩm vốn là món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích, có tác dụng kích thích tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe, tốt cho tim mạch…
Để chứng minh khả năng hạ huyết áp của cơm rượu nếp cẩm, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân. Một nhóm dùng thuốc hạ huyết áp, nhóm còn lại sử dụng cơm rượu nếp cẩm. Kết quả cho thấy lượng cholesterol giảm nhiều ở nhóm ăn cơm nếp cẩm.
Cơm rượu nếp cẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa – Ảnh minh họa: Internet
Chính vì vậy, người mắc bệnh cao huyết áp thường xuyên sử dụng rượu nếp cẩm có thể giảm nồng độ cholesterol có hại trong máu, từ đó giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa hiệu quả biến chứng của bệnh.
Bên cạnh đó, những nghiên cứu này còn cho thấy cơm rượu nếp cẩm có thể thay thế thuốc hạ huyết áp đối với những bệnh nhân dị ứng loại thuốc này. Dưới đây là cách làm cơm rượu nếp cẩm cực đơn giản tại nhà:
Cách làm cơm rượu nếp cẩm đơn giản tại nhà
Nguyên liệu:
- 500g gạo nếp cẩm
- 1,5 cái men ngọt
- Lá chuối hoặc giấy bạc
Hướng dẫn thực hiện:
Đầu tiên, bạn nên ngâm gạo nếp cẩm trong thau nước khoảng 8-10 tiếng, có thể ngâm qua đêm để tiết kiệm thời gian. Cách này sẽ giúp gạo nhanh mềm và chín nhanh hơn khi nấu.
Gạo sau khi ngâm, nhặt bỏ những hạt lép và hỏng nổi lên trên rồi vo sạch cho vào nồi cơm điện, thêm nước xâm xấp mặt gạo nấu chín nhừ. Nếu gặp trường hợp nước cạn mà gạo chưa chín mềm, bạn có thể cho thêm nước sôi và nhấn nút nấu thêm lần nữa.
Video đang HOT
Tiếp đến, bạn xới cơm nếp cẩm đã chín ra đĩa to hoặc mâm ư, dàn mỏng cơm ra cho nhanh nguội.
Rắc men lên trên mặt gạo nếp cẩm – Ảnh minh họa: Internet
Trong lúc chờ đợi, bạn có thể tiến hành làm men bằng cách cạo hết lớp vỏ trấu và vỏ nâu ở ngoài men rồi cho men vào cối giã thành bột mịn. Sau đó dùng rây để lọc lấy phần men rắc đều lên mặt cơm nếp cẩm đã nguội. Dùng tay trộn đều men với cơm rồi gói kín trong lá chuối hoặc giấy bạc đã đục sẵn vài lỗ nhỏ.
Cho vào nồi cơm điện một chiếc đĩa sâu hoặc bát nhỏ rồi để gói cơm lên trên, đậy kín nắp và ủ trong 2 ngày là có thể lấy ra dùng. Nếu không muốn rượu nếp cẩm lên men thêm, bạn có thể lấy ra cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản.
Cách làm cơm rượu nếp cẩm rất đơn giản – Ảnh minh họa: Internet
Mỗi ngày bạn có thể dùng từ 2-3 thìa cơm rượu nếp cẩm hoặc ăn kèm với sữa chua sẽ rất tốt cho sức khỏe. Thường xuyên dùng cơm tượu nếp cẩm sẽ giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể, tốt cho tim mạch, bảo vệ hệ tiêu hóa, làm đẹp da…
Bạn có thể dùng cơm rượu nếp cẩm với sữa chua – Ảnh minh họa: Internet
Chúc bạn thành công với cách làm cơm rượu nếp cẩm cực đơn giản này nhé!
Theo phunusuckhoe.vn
Chỉ là bánh cuốn thôi mà ở Hà Nội cũng đã có muôn vàn kiểu ăn khác nhau
Tập trung lại những loại bánh cuốn khác biệt cả về nhân bánh, nước chấm hay cách ăn, Hà Nội quả là một "thế giới bánh cuốn" đích thực!
Bánh cuốn là món ăn truyền thống phổ biến của người Việt. Từ Bắc tới Nam, đi đến đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp bánh cuốn và những biến thể của nó. Bánh cuốn là bữa sáng phổ biến, nhưng dùng vào bữa trưa hay tối thì cũng chẳng hề gì. Có lẽ vì thân thuộc và "dễ tính" như thế, nên chỉ ở Hà Nội thôi cũng có muôn vàn kiểu bánh cuốn khác nhau.
Bánh cuốn Lạng Sơn
Cũng giống như nhiều nơi khác, bánh cuốn là món ăn được ưa thích bậc nhất mỗi buổi sáng ở xứ Lạng. Bánh cuốn nơi đây có ba loại với phần nhân khác nhau. Đầu tiên là bánh tráng trứng kiểu ốp la, tức là đập trứng thẳng vào giữa bánh rồi gói lại, lòng đỏ hồng hào lấp ló dưới lớp bánh mỏng tang, trắng ngần hấp dẫn.
Dễ ăn hơn là bánh trứng đánh, trứng được đánh nhuyễn với bột rồi mới đổ tạo nên chiếc bánh vàng ruộm, ngọt ngào đưa vị. Đơn giản hơn nữa là bánh không trứng, chỉ gồm một lớp thịt nạc băm cuộn bên trong. Nước chấm ăn với bánh cuốn là nước ninh từ xương ống trụng với thịt băm, thêm gia vị hành mùi tươi tùy theo sở thích của mỗi người, chấm bánh tạo cảm giác béo ngầy ngậy đã miệng.
Bánh cuốn Bà Loan 37B Hàng Thùng, bánh cuốn Lạng Sơn số 232 Phố Vọng hoặc Hương Béo - Bánh Cuốn Lạng Sơn ở Ki ốt 41/129 Nguyễn Trãi là các địa chỉ bạn có thể ghé qua để thử món ăn này tại Hà Nội.
Bánh cuốn Cao Bằng
Thoạt nhìn, bánh cuốn Cao Bằng dễ bị nhầm lẫn với bánh cuốn Lạng Sơn bởi cả hai loại đều ăn cùng với canh xương. Khác biệt lớn nhất là phần canh của bánh cuốn Cao Bằng không có thêm thịt băm, vì vậy nhạt và ít độ ngậy béo hơn. Bên cạnh đó, bánh cuốn trứng nơi đây được thả thẳng vào bát canh chứ không để riêng. Những cây giò nhỏ xinh gói trong lá chuối, khi ăn mới bóc ra cho vào cùng nồi canh xương làm nóng rồi ăn cùng bánh cuốn nên khiến từng miếng bánh thơm ngọt và đậm vị hơn rất nhiều.
Để thưởng thức bánh cuốn Cao Bằng, bạn có thể ghé qua số 179 Trung Kính, bánh Cuốn Cao Bằng số 2 - 3 ngõ 16 Huỳnh Thúc Kháng hoặc hàng bánh cuốn số 107B8 Tô Hiệu.
Bánh cuốn Thanh Hóa
Không giống với bánh cuốn ở các tỉnh miền Bắc, bánh cuốn Thanh Hóa đặc trưng bởi phần nhân có thêm những con tôm đỏ au hấp dẫn. Tôm nõn tươi sau khi băm nhuyễn cùng thịt ba chỉ được xào thơm lừng cùng nước mắm, khéo léo nép trong phần vỏ bánh mịn mướt quyến rũ, bày ra đĩa rồi rắc thêm hành phi lên trên thì bắt mắt vô cùng. Bánh cuốn Thanh Hóa vẫn ăn cùng nước mắm pha nhạt, thêm vài cọng mùi ta, vừa thơm lừng lại beo béo, ngọt lừ.
Nếu muốn ăn bánh cuốn Thanh Hóa ở Hà Nội, bạn có thể tìm đến hàng Bánh Cuốn Tôm Thịt số 251 Giải Phóng, Hương Vị Xứ Thanh số 91 Trần Quốc Vượng hoặc chuẩn vị hơn là đặt hàng qua các facebook bán đồ ăn Thanh Hóa.
Bánh cuốn Quảng Ninh - Hạ Long
Đúng như cái tên, bánh cuốn chả mực Quảng Ninh - Hạ Long nổi bật bởi những miếng chả mực mặn mòi vị biển đi kèm. Chả mực được giã tay, giòn dai, đậm mùi gia vị thơm nức nhưng vẫn bật lên vị ngọt của mực tươi. Kết hợp với đó là thứ bánh cuốn thịt tráng mỏng tang, mướt mượt đầy nhân, rắc chút ruốc tôm đỏ au bắt mắt bên trên. Người ăn gắp một miếng bánh cuốn, kèm chút rau mùi, chả mực vừa chiên nóng hổi, tất cả nhúng vào bát nước mắm màu hổ phách sóng sánh, đậm đà mà hấp dẫn khó tả.
Ở Hà Nội, tuy hương vị chưa thật sự chuẩn mực nhưng bạn cũng có thể thử qua bánh cuốn ăn cùng chả mực trong chuối bánh cuốn Gia An, hoặc Hạ Long Quán số 2 Hoàng Ngọc Phách.
Bánh cuốn Thanh Trì
Nhắc đến bánh cuốn ở Hà Nội mà không nhắc đến bánh cuốn Thanh Trì thì quả là một sự thiếu sót, bởi đây mới chính là thứ bánh cuốn đặc sản của thủ đô. Bánh cuốn được gọi tên theo làng nghề truyền thống làm ra món bánh này - làng Thanh Trì (thuộc phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Bánh cuốn làng Thanh Trì làm từ gạo tẻ ngon, bánh không có nhân, tấm bánh mỏng manh được phết một lớp mỡ hành phi bóng bẩy, thơm phức. Ăn kèm với bánh là miếng chả quế thơm tho, nước chấm màu hổ phách mặn mặn chua cay dậy mùi thơm đặc biệt từ thứ tinh dầu cà cuống đắt giá. Bánh cuốn mịn màng, chả giòn ngọt, nước chấm đậm đà vừa khéo hợp lại với nhau thành một món ăn tinh tế đậm chất Hà Thành.
Mỗi buổi sớm mai, bánh cuốn Thanh Trì lại âm thầm len lỏi khắp các phố phường Hà Nội. Trong đó, bánh cuốn cô Lan số 30 Thanh Đàm, bánh cuốn bà Hoành 66 Tô Hiến Thành hay bánh cuốn số 57A Hàng Bồ là những cái tên thường được nhắc đến.
Bánh cuốn Phủ Lý
Bánh cuốn Phủ Lý đơn giản lắm. Bánh tráng chay, không thịt cũng chẳng mộc nhĩ, ăn kèm chả nướng, chấm với chút nước mắm ngọt, bỏ thêm chút hành phi cho thơm. Không cầu kì cũng không độc đáo, giống như sự kết hợp của bánh cuốn Thanh Trì và bún chả Hà Nội. Chính vì đơn giản nên để tạo được ấn tương cho thực khách, suất bánh cuốn phải quy tụ đủ 3 yếu tố: bánh cuốn mỏng, trắng phau nhưng vẫn mềm và dai, chả mới nóng hổi, thịt ngậy thơm mùi than hoa, cuối cùng là nước mắm vừa miệng đủ đưa đẩy cho người ăn.
Nhắc về bánh cuốn Phủ Lý ở Hà Nội, có lẽ hàng bánh cuốn số 39 Đào Duy Từ là nổi tiếng nhất, ngoài ra thì hàng bánh cuốn Phủ Lý số 39 Châu Long hoặc số 64 Lạc Trung cũng là những gợi ý không tồi.
Theo Trí thức trẻ
Bánh ít nhân tôm thịt - vị ngon dân dã Cả nhà quây quần cùng gói bánh, cùng trò chuyện... sẽ thật ấm cúng! Hôm nay, chia sẻ cùng các bạn một kiểu gói bánh ít khác nhé. Nguyên liệu cho 30 bánh: 400g bột nếp 350ml nước ấm 150g thịt nạc cắt hạt lựu nhỏ 200g tôm cắt hạt lựu nhỏ 3-4 tai nấm mèo (khoảng 20g) củ cà rốt (khoảng 100g)...