Cách làm cà tím nấu ốc đậu lạ miệng, đưa cơm cho gia đình
Để bữa cơm gia đình thêm phong phú món ăn. Bách hóa XANH sẽ mách bạn cách làm cà tím nấu ốc đậu lạ miệng, đưa cơm cho gia đình nhé.
Nếu bạn đã là một tín đồ của món ốc thì không thể bỏ qua bài viết này đâu nhé. Đây là một món ăn được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Cùng Bách hóa XANH vào bếp trổ tài nấu món cà tím nấu ốc đậu lạ miệng, đưa cơm cho gia đình thưởng thức nhé.
1Nguyên liệu làm món cà tím nấu ốc đậu
1kg ốc
2 quả cà tím
1 miếng đậu hũ
Rau răm, rau tía tô, hành lá
Gia vị: Hạt nêm, dầu ăn, nước mắm, muối
Mẹo hay
- Để chọn được ốc còn sống, bạn hãy thử chạm nhẹ tay vào con ốc nếu phần thịt ốc còn thụt vào trong thì ốc này vẫn còn sống. Không nên chọn những con ốc bốc mùi hôi, khó chịu đó là những con bị chết lâu.
- Nên lựa những quả cà tím có da căng bóng, vỏ có màu tím đậm, không bị dập. Chọn những quả to vừa phải cầm lên chắc tay nhé.
-Đậu hũ bạn nên chọn những miếng có màu trắng ngà, không ngả màu vàng. Nên mua những miếng đậu cầm thấy nhẹ tay, bề mặt mịn màng và có mùi thơm nhẹ của đậu nành.
2Cách làm món cà tím nấu ốc đậu
Bước 1 Sơ chế ốc
Ốc sau khi mua về bạn đem đi chà rửa thật sạch, sau đó luộc chín ốc và vớt ra để cho nguội. Dùng tăm khều phần thịt ra và bỏ phần vỏ.
Mẹo sơ chế ốc sạch
Cho ốc vào trong nước với cắt 3 – 4 trái ớt ngâm cùng khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ thì ốc sẽ tự nhả ra bùn đất, đem ốc đi rửa sạch lại với khoảng 2 – 3 nước nữa là được.
Bước 2 Sơ chế nguyên liệu khác
Cà tím sau khi mua về bạn rửa với nước muối, để nguyên vỏ. Cắt thành từng khúc dày khoảng 4 – 5cm và cắt làm tư nhé. Đậu phụ bạn cũng rửa sạch để ráo nước và cắt thành từng miếng hình vuông vừa ăn.
Rau răm, rau thơm, hành lá bạn nhặt lá bỏ đi phần gốc và rửa sạch, cắt nhỏ để làm rau nêm. Củ nghệ bạn lột bỏ phần vỏ, rửa sạch và dùng dao băm nhuyễn.
Bước 3 Xào ốc, chiên đậu, luộc cà tím
Video đang HOT
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào chảo nóng, lần lượt gắp từng miếng đậu cho vào chiên đến khi vàng đều thì gắp ra đĩa.
Cho cà vào nồi luộc, khi nước sôi bạn canh khoảng 2 phút dùng đũa trộn lên cho cà chín đều rồi tắt bếp. Vớt cà ra nhé.
Cho dầu ăn vào chảo, khi dầu đã nóng cho hết phần ốc đã chuẩn bị vào xào đều, cho muỗng cà phê hạt nêm và nghệ tươi vào xào tiếp. Đến khi thịt ốc săn lại thì tắt bếp.
Bước 4 Nấu món cà tím với ốc
Cho vào nồi hết phần cà đã luộc, cho tiếp khoảng 2 muỗng canh dầu ăn, muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm và 2 muỗng canh nước lọc vào xào đều.
Tiếp đó, cho đậu chiên và ốc vào nồi dùng đũa đảo đều. Cho khoảng 100ml nước lọc vào nấu tiếp khoảng 5 phút nữa.
Cuối cùng, cho rau thơm vào và trộn đều lên rồi tắt bếp và múc ra tô là có thể thưởng thức được rồi.
Công đoạn cuối của món cà tím nấu ốc
3Thành phẩm
Món cà tím nấu ốc sẽ là một món ăn dinh dưỡng cho gia đình cách chế biến thì vô cùng đơn giản. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được thịt ốc dai sần sật ăn kèm với cà tím mềm ngon thấm gia vị, đậu phụ thì mềm ngọt ăn rất lạ miệng, đây chắc chắn sẽ là một món ăn rất đưa cơm đó nha.
Bên trên là bài viết hướng dẫn chi tiết cách làm cà tím nấu ốc đậu lạ miệng, đưa cơm cho gia đình mà Bách hóa XANH muốn gửi đến bạn. Chúc bạn thực hiện thành công ngay lần đầu tiên và có thêm một món ăn ngon đãi cho cả gia đình vào mỗi dịp cuối tuần nhé.
Khám phá các loại rau ăn bánh xèo miền tây bạn không thể bỏ qua
Khi ăn bánh xèo thì không thể thiếu các loại rau ăn kèm. Dưới đây, Bách hóa XANH sẽ giới thiệu các loại rau ăn bánh xèo miền tây mà bạn không thể bỏ qua.
Bánh xèo miền tây là món bánh đặc trưng của nhiều gia đình Việt với hương vị hấp dẫn, "vạn người mê". Món ăn sẽ càng ngon trọn vị hơn khi được dùng với các loại rau xanh. Bài viết này Bách hóa XANH cùng bạn khám phá các loại rau ăn bánh xèo miền tây mà bạn không nên bỏ qua.
1Lá xoài non
Một loại lá quen thuộc được nhiều người kết hợp với các loại rau khác khi ăn bánh xèo miền tây đó là lá xoài non. Lá xoài còn non có vị chát nên giảm được độ ngán do dầu mỡ trong bánh xèo.
Lá xoài non còn là vị thuốc dân gian giúp chữa bệnh như: Hạ đường huyết và phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường rất hiệu quả nhờ chứa chất anthxyanhdin.
2Lá bằng lăng
Ở miền tây, nói đến ăn bánh xèo thì người ta sẽ tìm hái những lá bằng lăng non để ăn kèm. Tương tự lá xoài non, lá bằng lăng non có vị chát, chua chua ăn cùng bánh xèo rất ngon.
Trong Đông Y, lá bằng lăng còn được dùng như là một vị thuốc để hạ đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kiểm soát lượng đường và chống béo phì,...
3Lá cóc
So với trái cóc có vị chua được nhiều người yêu thích, lá cóc ít phổ biến hơn, thậm chí nhiều người cũng không biết là lá cóc có thể ăn được.
Nên chọn các lá cóc non có màu xanh, vị thơm bùi, hơi chua nhẹ, bên trong chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt là vitamin C, cùng các chất khác nên có tác dụng tốt với sức khỏe như: Giải nhiệt cơ thể, giảm béo, giảm mỡ máu, kích thích hệ tiêu hóa ăn ngon miệng hơn,...
4Lá bứa
Lá bứa là một loại rau rừng phổ biến ở Tây Ninh có vị chua thanh mát, thường được dùng để nấu canh chua. Khi lá bữa được dùng ăn kèm với bánh xèo, kết hợp với nước chấm sẽ tạo nên một hương vị đặc trưng, khó lẫn với các loại rau khác.
5Lá bí bái
Còn gọi là lá bái bái, lá bí bái là loại rau rừng phổ biến ở vùng Tây Ninh. Lá có thể ăn sống được, có vị ngọt, thơm, hơi cay, tính bình.
Trong Đông Y, lá bí bái sử dụng để chữa cảm ho, đầy bụng, khó tiêu, đau thấp khớp, đau dạ dày, đau thoát vị, chán ăn,...
6Lá cát lồi
Một loại lá không thể bỏ qua khi ăn bánh xèo đó là lá cát lồi hay còn được gọi là: Mía dò, đọt đắng, đọt hoàng, tậu chó, củ chóc,...
Bộ phận dùng để ăn kèm bánh xèo miền tây hay dùng trong các bữa ăn gia đình là phần đọt (phần lá non trên cùng). Theo Đông Y, cát lồi có thể hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như: Chống viêm, sốt, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh,... một cách hiệu quả.
7Chòi mòi
Ở miền tây, cây chòi mòi ít được biết đến và sử dụng, cây mọc hoang ở các bờ sông, bờ ruộng với lá hình bầu dục, na ná lá ổi nhưng nhỏ hơn.
Lá chòi mòi non có vị vừa chua vừa chát, được dùng làm rau ăn sống, luộc hoặc xào chung với các loại rau khác. Quả chòi mòi non cũng có vị chua nên có thể ăn cùng bánh xèo để tăng khẩu vị.
Lá chùm mồi non giúp tăng lượng sữa ở phụ nữ cho con bú, hạ đường huyết, chữa đau đầu, tiêu chảy, điều hòa kinh nguyệt,...
8Rau nhái
Rau nhái hay còn gọi là sao nhái có mùi thơm nhè nhẹ của trái xoài, dễ ăn. Rau nhái có thể dùng để chấm với các món như cá đồng kho, thịt kho, bóp gỏi,... đặc biệt là cuốn với bánh xèo rất ngon.
Rau nhái chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe giúp bổ máu, chữa bệnh tiểu đường, ngăn ngừa loãng xương, giải độc, hỗ trợ chữa trị bệnh cao huyết áp, chữa ho và sốt,...
9Rau xà lách
Quen thuộc với nhiều bữa ăn của người dân Việt Nam, rau xà lách cũng là loại rau không thể thiếu vì dễ ăn, giòn, có vị ngọt thanh pha lẫn chút đắng nhẹ.
Rau xà lách có nhiều loại: có loại lá màu xanh đôi khi là màu tía, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ăn rau xà lách cung cấp nguồn chất xơ dồi dào, vitamin A, vitamin K, beta carotene, folate,... chống lại các chất oxi hóa, duy trì sự khỏe mạnh của mắt, phòng chống ung thư và nhiều công dụng khác.
10Rau cải xanh
Rau cải xanh hay còn gọi là: Cải bẹ xanh, cải canh, cải cay,... Lá cải có màu xanh, vị đắng nhẹ và cay mạnh. Cải thường được dùng để nấu canh, xào hay ăn sống.
Rau cải xanh có lượng calo thấp nhưng nhiều chất xơ giúp đẹp da, sáng mắt, giàu vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, vitamin K hạn chế đông máu, các bệnh về tim, loãng xương, glucosinolate ngăn sự phát triển các tế bào ung thư,...
11Rau diếp cá
Rau diếp cá thuộc nhóm cây thảo dễ trồng, có lá hình tim màu xanh sẫm, mọc so le và ra hoa màu vàng nhạt. Rau có vị chua và hăng nhẹ, khi vò nát lá sẽ có mùi hơi tanh như mùi cá nên nhiều người không thích ăn loại rau này.
Các bộ phận của rau diếp cá chứa tinh dầu với các hoạt chất có tác dụng giống như kháng sinh giúp kháng khuẩn, điều trị mụn, giải độc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, hạ sốt cho trẻ em, cải thiện tình trạng tiểu buốt,...
12Rau tía tô
Lá tía tô là loại rau quen thuộc có màu xanh tím đẹp mắt, có vị cay, tính ấm và mùi thơm nên được sử dụng ăn sống hay làm gia vị.
Lá tía tô có hàm lượng tinh dầu khoảng 40%, có công dụng phá các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm. Nhờ có vị cay ấm nên thường dùng để chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ hôi.
13Rau đọt choại
Rau đọt choại còn gọi là rau chạy, thuộc họ dây leo, thân bò, chúng thường mọc dại ở miền tây sống ngay các vùng bưng, trũng.
Đọt choại được ưa chuộng vì mọc tự nhiên, sạch sẽ, không phân thuốc, ăn có hương vị ngọt thanh tự nhiên, hơi chát nhẹ, có chút xíu nhờn như đậu bắp nên ăn cùng bánh xèo rất ngon.
14Rau húng quế
Húng quế được sử dụng như một loại gia vị, có thể ăn sống, có mùi thơm, vị cay nhẹ nên khi ăn cùng bánh xèo sẽ làm tăng thêm hương vị, kích thích vị giác.
Rau húng quế có tác dụng giảm co thắt dạ dày, biếng ăn, đầy hơi, các bệnh về thận, chứng phù nề, cảm lạnh, mụn cóc, nhiễm giun, vết rắn cắn và côn trùng cắn, kháng lại vi khuẩn,...
15Rau quế vị
Rau quế vị có mùi thơm mát rất đặc trưng, đặc tính dễ trồng, mọc nhiều ở đồng ruộng, ao hồ. Khi dùng để ăn sống, gói kèm bánh xèo miền tây rất được ưa chuộng.
Rau có tính bình, vị cay nên hỗ trợ điều trị các bệnh về phong thấp, cảm cúm, viêm họng, thanh nhiệt, giảm đau,...
Bài viết trên, Bách hóa XANH đã điểm qua các loại rau ăn bánh xèo miền tây bạn không thể bỏ qua khi thưởng thức để cho món bánh xèo thêm trọn vị. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ thật sự hữu ích với bạn.
2 cách làm lẩu cháo chim bồ câu ngon ngọt đậm đà không tanh Giữa tiết trời se lạnh của những ngày thu sang đông mà được ngồi quây quần bên gia đình, thưởng thức món lẩu ấm nóng thì đúng là một điều tuyệt vời nhỉ! Hôm nay, mách cho bạn 2 cách làm món lẩu cháo chim bồ câu để sum vầy bên gia đình nhé. 1. Lẩu cháo chim bồ câu Nguyên liệu làm...