Cách làm bún thang “phiên bản” hiện đại, đơn giản hơn nhiều mà vẫn tuyệt ngon
Công thức nấu bún thang của chị Trần Nha Trang chia sẻ trên mạng xã hội nhận được nhiều phản hồi của người yêu bếp vì chị đã biến tấu đi khá nhiều.
Chị Trang chia sẻ: “Công thức bún thang này làm theo tiêu chí dễ làm chứ không xét về tính cầu kỳ, độ tinh tế thường thấy trong món được gọi là cái hồn của người Hà Nội. Mình sẽ không sử dụng sá sùng, râu mực hay nước mắm cà cuống nhé!”.
Chia sẻ về công thức món bún thang có thêm lá hẹ gây nhiều tranh cãi, chị Trang nói:” Bún thang đậm chất Hà Thành phải có rau răm, nhưng do trẻ nhỏ nhà mình không ăn được rau răm, nên mình biến tấu cho lá hẹ vào. Vị món ăn không bị thay đổi nhiều, trẻ nhỏ nhà mình rất thích”.
Nguyên liệu để làm bún thang cho 6 người ăn:
- Xương gà hoặc xương ống: 1kg
- Gà ta: 1/2 con
- Tôm sú: 600gr
- Trứng gà: 4 hoặc 5 quả
- Giò lụa: 100gr
- Củ cải: 100gr
Video đang HOT
- Nấm hương: 10 cái
- Bún: 1,2kg
- Hành khô: 4, 5 củ
- Gừng ta: 2 củ
- Hành hẹ: 200gr
Cách thực hiện:
- Xương rửa sạch, trần qua nước sôi rồi rửa lại cho hết mùi hôi.
- Nướng hành, gừng sau đó cạo vỏ rửa sạch.
- Cho 3,5 lít nước vào nồi. Cho tôm khô cùng xương vào ninh.
- Nước sôi cho gà vào luộc, lúc này cho hành gừng vào cùng cho thơm.
- Gà chín, vớt ra để nguội. Cho nấm hương vào tầm 5p nữa rồi vớt. Nấm để cả cái hoặc thái sợi
- Gia giảm nồi nước dùng với gia vị, hạt nêm và nước mắm theo khẩu vị gia đình.
- Trứng đập ra bát đánh tan, múc từng muôi tráng nhanh tay trên chảo chống dính. Nhớ lửa nhỏ để trứng ko bị phồng, rộp. Cho ra thớt cuộn tròn, thái mỏng.
- Giò lụa thái sợi.
- Củ cải khô ngâm nước ấm, vớt ra vắt kiệt trộn với chút đường, giấm cho ngấm.
- Gà để thật nguội, lọc thịt thái miếng vừa ăn.
- Tôm sú hấp, thái nhỏ rồi xào săn trên bếp hoặc giã nhỏ xào săn sẽ được món ruốc tôm.
- Xếp tất cả nguyên liệu lên trên bát bún, chan nước dùng nóng hổi lên, thêm chút mắm tôm để dậy mùi và món ăn đậm đà hơn.
Chúc các bạn thành công!
Ngon khó cưỡng món gà ta thả vườn nướng ăn cùng cơm lam
Gà nướng ăn cùng cơm lam là một trong những món ăn được nhiều người nhận xét là nhất định phải thử khi đến với các tỉnh Tây Nguyên.
Để có được món gà nướng ngon trước hết phải chọn đúng giống gà lai chọi thả vườn. Đây là giống gà được nuôi khá phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên, nhất là tại khu vực huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Ưu điểm của giống gà này chính là phần thịt săn chắc và ngọt. Khác với cách nuôi cho gà hoàn toàn trong chuồng trại, các chú gà tại đây được đi lại thoải mái phần lớn thời gian trong ngày. Điều đó giúp phần thịt gà trở nên săn chắc, không bị mềm hay bở, rất phù hợp cho món gà nướng.
Gà nướng cơm lam là món ăn không thể bỏ khi đến với các tỉnh Tây Nguyên ANH TRÍ
Khâu sơ chế và ướp cũng đóng một vai trò quan trọng để giúp tạo nên món gà nướng kiểu Tây Nguyên hấp dẫn. Khi mổ gà người dân nơi đây sẽ bỏ đầu, mổ dọc theo ức rồi bẻ dẹt ra. Nước ướp gà được pha từ hành tím, sả, tỏi giã nhuyễn trộn với ngũ vị hương, mật ong, tiêu, nước mắm, muối và các loại lá rừng... Để thịt gà thấm, trước khi ướp, người dân thường dùng mũi dao đâm thành nhiều lỗ nhỏ trên thân gà.
Gà ta chạy bộ khi ăn thịt ngọt, săn chắc và không có nhiều mỡ NGUYỄN MINH TÂM
Cơm lam dường như là món ăn không thể thiếu để ăn cùng với gà nướng tại các tỉnh Tây Nguyên. Phần gạo nếp được ngâm rồi cho vào các ống lam để nướng. Món cơm này tuy là món ăn đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và cầu kỳ trong từng công đoạn.
Gà nướng cơm lam là món ăn không thể bỏ khi đến với các tỉnh Tây NguyênANH TRÍ
Để có ống cơm làm ngon, phải chọn đúng loại gạo nếp nương hạt nhỏ, thon dài. Khi nướng đòi hỏi phải có kinh nghiệm xoay trở ống lam trên bếp than làm sao để phần gạo nếp bên trong được chín đều và thơm.
Gà nướng trên bếp than tạo hương vị đặc trưng khi ăn. ANH TRÍ
Trong cái se se lạnh vào xế chiều tại Tây Nguyên, được ngắm nhìn cảnh núi rừng hùng vĩ và ngồi thưởng thức phần gà nướng thấm vị ăn cùng cơm lam dẻo, thơm hương nếp quả là một trải nghiệm ẩm thực thú vị và khó quên.
Bún riêu 'không riêu' lại 'núp hẻm' có gì mà người Sài Gòn đến đông nghẹt? Chỉ có 3 nguyên liệu chính và một công thức nấu suốt 50 năm không đổi, quán bún riêu tôm khô tóp mỡ của bà Thanh mỗi ngày vẫn đông nghẹt khách tìm đến ăn. Bí quyết ở đây là gì? Tô bún có giá 30.000 đồng tại quán bà Thanh gồm 3 nguyên liệu chính là tôm khô, cà chua, tóp mỡ...