Cách làm bún suông thơm ngon, đậm đà hương vị miền Tây
Hãy cùng thực hiện món bún suông đúng chất miền Tây, thơm ngon, thanh ngọt mà lại dễ làm nữa đấy! Mau bắt tay vào bếp làm thôi!
Nguyên liệu làm Bún suông miền Tây
Tôm sú 500 gr
Tôm khô 25 gr
Giò heo 800 gr
Thịt ba chỉ 300 gr
Bún tươi 3 kg
Củ cải trắng 100 gr
Tỏi 2 củ Hành tím 1 củ
Ớt tươi 1 trái
Hành lá 20 g
Gia vị 50 gr (dầu ăn/ dầu điều/ đường/ tiêu/ nước mắm/ muối/ hạt nêm…)
Cách chế biến Bún suông miền Tây
Video đang HOT
1
Sơ chế món bún suông
Lấy 100g củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch và cắt khoanh, hành và tỏi thì bóc vỏ, băm nhỏ. 800g giò heo rửa sạch và luộc khoảng 40 phút cho chín.
Tôm khô giã dập. Tôm sú tươi chia làm 2 phần. Lấy 300g lột bỏ vỏ cứng và rút sạch chỉ lưng, đem rửa sơ với nước muối loãng. 200g tôm tươi còn lại cắt bớt đầu, rút chỉ lưng, để nguyên vỏ ướp với một ít nước mắm và 1 ít hành tỏi băm trong khoảng 10 phút.
2
Làm suông
Đem phần tôm sú đã lột vỏ ra băm nhuyễn. Ướp tôm với 1 muỗng canh hành tím băm, 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh dầu điều, trộn đều. Ướp tôm khoảng 1 tiếng cho thấm gia vị, sau đó cho hết số tôm đó vào túi bắt kem tươi. Cắt đầu túi bắt kem thật nhỏ để bắt chả tôm ra chiên.
Bắt chảo dầu nóng, bắt chả tôm vừa làm thành những hình thuôn dài. Chiên vàng khoảng 10 – 12 phút rồi cắt khúc vừa ăn. Chừa lại 1/2 hoặc 1/3 tôm bằm trong túi để bắt suông vào nồi nước lèo nữa nhé!
3
Bắc nồi 1 lít nước, nấu 800g giò heo, 100g củ cải, 25g tôm khô đã giã dập, 300g thịt ba chỉ, luộc 25 phút. Sau đó lọc lấy nước dùng cho vào tô, giữ nguyên phần còn lại.
Thịt ba chỉ xắt thành nhiều miếng mỏng vừa ăn.
Cho 2 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh dầu điều, 1 muỗng canh tỏi băm vào nồi khác, đảo đều. Chờ tỏi chín vàng và có hương thơm, cho 1 lít nước dùng vừa lọc ở trên vào nồi. Nêm thêm 1/2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, khuấy đều.
Cho phần suông còn lại trong túi bắt kem tươi vào nồi nước hầm cho đến hết phần tôm. Khi nước sôi lần nữa thì suông đã nổi lên mặt nước hầm, cho giò heo và phần tôm đã ướp vào nấu chín và nêm nếm lại, rồi tắt bếp. Rắc thêm tiêu xay để nước thơm hơn nhé.
4
Thành phẩm
Bún đem trụng sơ với nước nóng và cho vào tô cùng tôm, giò heo, thịt ba chỉ và suông. Tiếp đó chang nước vào tô bún và có thể kèm thêm nước mắm ớt cắt lát hoặc tương đen để chấm thịt, tôm…
Các loại rau sống ngon thường ăn kèm với bún suông là: rau muống chẻ, bắp chuối xắt, xà lách xoăn và giá đỗ, húng thơm…
Gánh bún suông ba đời ở vỉa hè Sài Gòn
Gánh hàng của cô Lương không tên không biển hiệu, chỉ treo chữ "Bán bún suông" ở đầu gánh. Từ 6h - 9h, cô bán hết 20 kg bún.
Cô Phạm Thị Lương (52 tuổi), ngụ quận 7, TP HCM là đời thứ 3 của gánh bún suông tại số 183/41, bến Vân Đồn, quận 4, TP HCM. Mỗi ngày cô thức từ 2h sáng để nấu nước lèo và chuẩn bị nguyên liệu bán bún. Đúng 4h, cô cùng chồng đẩy xe sang quận 4 để dọn quán, 6h là khách có tô bún suông nóng hổi vừa thổi vừa ăn trên tay.
Cô Lương kể công việc bán bún suông là nghề bên chồng, còn quê cô ở Đồng Nai và làm phụ hồ. Năm 19 tuổi, cô theo chồng về TP HCM sinh sống, theo mẹ chồng phụ dọn bàn, rửa chén rồi được truyền lại gánh bún có từ thời bà nội của chồng.
Ban đầu, cô thấy việc nấu bún suông không khó, nhưng để bán đắt khách là không dễ. "Ngày mới bán, tôi làm chậm lắm, múc nước lèo, tương ớt rất lâu, nghĩ mình không có duyên mua bán. Khách cứ nghĩ tôi bán bún riêu, hỏi nhiều đến mức mà tôi phải để tấm bảng 'bún suông'. Thấy lạ, họ ăn thử, và cứ thế quán dần dần đông. Vào thứ bảy, chủ nhật tôi làm không kịp bán", cô tâm sự.
Tô bún suông của cô Lương gồm tôm, giò heo hoặc thịt nạc, huyết luộc cộng thêm suông (đuông), thành phần làm nên điểm nhấn của món bún này. Suông là phần thịt nạc tôm được giã nhuyễn trộn với bột, nêm nếm vừa ăn để khi nấu chín giữ được độ dẻo, dai vừa và có độ ngọt, thơm của tôm. Khi ăn, thực khách chấm suông với nước chấm pha bằng tương ngọt và nước mắm me.
Tên gọi bún suông cũng bắt nguồn từ việc nặn hình phần thịt này giống con đuông dừa, nhưng có người cho rằng cái tên là mong muốn gửi gắm vào món ăn những điều suôn sẻ trong cuộc sống.
Tô bún của cô Lương có giá 40.000 đồng. Trong 3 giờ, cô có thể bán hết 20 kg bún tươi. Gánh bún ba đời cũng trở nên thân quen với cư dân quận 4 vào mỗi sáng.
Bà nội, mẹ chồng của cô Lương đều không phải người Trà Vinh, và ngay cả cô cũng chưa từng đến Trà Vinh, quê hương của món bún suông nổi tiếng này. Nhưng trong những năm làm nghề, cô nói rằng món bún của cô "chưa có khách nào chê, trừ khi họ không biết cách thưởng thức".
Cách làm món chân giò hầm thuốc bắc mềm ngon, thơm lừng bổ dưỡng Thịt chân giò heo được yêu thích nhờ vị béo thơm, dai mềm, ăn nhiều mà không ngán. Các bạn hãy cùng vào bếp thực hiện món canh thơm ngon, bổ dưỡng, dùng bồi bổ sức khỏe rất hiệu quả là món chân giò hầm thuốc bắc nhé! Nguyên liệu làm Chân giò hầm thuốc bắc Giò heo 1 cái Hành tây 1...