Cách làm bánh tằm lá mơ se tay cực đơn giản, dẻo ngon đặc biệt
Bánh tằm lá mơ dai mềm, thơm mùi lá mơ đặc trưng, ăn kèm cùng nước cốt dừa beo béo, hấp dẫn tạo nên một món ăn vặt vô cùng thơm ngon. Món bánh không dễ ăn lại còn có cách thực hiện cực kỳ đơn giản, cùng vào bếp thực hiện ngay nhé!
Nguyên liệu làm Bánh tằm lá mơ se tay
Lá mơ 450 gr
Bột gạo 720 gr
Bột năng 500 gr
Nước cốt dừa 400 ml
Đường 800 gr
Đậu phộng 20 gr
Dừa sợi 1 ít
Muối mè 1 ít
Dầu ăn 1 ít
Muối 2 muỗng cà phê
Lá mơ là lá gì?
Lá mơ còn có tên gọi khác là mơ tam thể hoặc lá thúi địch, đây là loại cây dây leo, dễ trồng. Đặc điểm của lá mơ là có màu tím nhạt, hoa màu tím và có nhiều lông mịn ở hai mặt.Loại lá này thường được dùng để chữa các bệnh liên quan đến đầy hơi, rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, nó còn được chế biến thành các món ăn như trứng chiên lá mơ, bánh lá mơ hay ăn kèm với dồi heo và giả cầy.Lá mơ bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các sạp bán rau ở chợ truyền thống nhé.
Dụng cụ thực hiện
Máy xay sinh tố, xửng hấp, rây lọc, chảo chống dính, nồi, dao,…
Cách chế biến Bánh tằm lá mơ se tay
1
Rửa sạch và xay lấy nước lá mơ
Đầu tiên bạn nhặt lá rồi rửa sạch lá mơ nhiều lần với nước, sau đó cho ra rổ để ráo.
Kế đến, cho vào máy xay sinh tố phần lá mơ đã rửa cùng 500ml nước lọc rồi xay nhuyễn. Sau khi xay, bạn đổ hỗn hợp qua rây để lọc lấy nước cốt.
2
Nấu bột với nước lá mơ
Bắc chảo lên bếp, cho vào nước cốt lá mơ cùng 400ml nước, thêm 1 muỗng cà phê muối, 300gr đường, lúc này bạn khuấy đều cho đường tan hết.
Video đang HOT
Tiếp đến bạn cho vào chảo nước lá mơ 700gr bột gạo và 450gr bột năng vào rồi tiếp tục khuấy đều hỗn hợp trên lửa vừa đến khi bột tạo thành khối, chảo khô ráo thì tắt bếp, để nguội.
3
Nấu nước cốt dừa
Bắc nồi lên bếp, cho vào 400ml nước cốt dừa, 500gr đường, 1 muỗng cà phê muối. Khuấy đều hỗn hợp trên lửa vừa đến khi nước cốt dừa sôi.
Hòa tan 20gr bột gạo, 20gr bột năng với 500ml nước, sau đó cho từ từ vào hỗn hợp nước cốt dừa, vừa cho vừa khuấy liên tục đến khi sôi là hoàn tất.
4
Nhồi bột và se bánh tằm
Chia bột thành nhiều phần, sau đó áo bột qua 1 lớp dầu ăn rồi dùng tay nhào đến khi bột dẻo mịn. Làm tương tự đến khi hết phần bột còn lại.
Tiếp theo, bạn rắc 1 ít bột năng lên khối bột để làm bột áo, vo tròn từng phần bột rồi cán mỏng, sau đó dùng dao cắt bột thành nhiều sợi nhỏ. Kế đến, dùng tay se tròn từng sợi là hoàn tất.
Mách nhỏ: Trong mỗi quá trình cán, cắt và se bột, bạn nhớ áo thêm bột năng khô để chống dính nhé!
5
Luộc bánh và hoàn thành
Thoa 1 lớp dầu ăn vào xửng để chống dính, sau đó bạn dàn đều bánh tằm vào.
Kế tiếp, đặt xửng lên một nồi nước sôi, đậy nắp kín và hấp chín trong vòng 15 phút. Sau 15 phút, bạn dùng cọ phết lên bánh 1 ít dầu ăn để chống dính là hoàn tất.
Cuối cùng, cho bánh ra dĩa, rắc lên mặt 1 ít muối mè, dừa bào sợi, chan thêm 1 ít nước cốt dừa là có thể thưởng thức.
6
Thành phẩm
Bánh tằm có sợi bánh dai mềm, thơm mùi đặc trưng từ lá mơ ăn kèm cùng dừa sợi bùi bùi, muối mè thì mặn ngọt thêm chút béo ngậy từ nước cốt dừa sánh mịn.
Món bánh này tuy dân dã nhưng ăn vô cùng thích miệng, ăn hết từ sợi này đến sợi khác mà vẫn không bị ngán đấy!
Cách làm bánh tằm khoai mì dai ngon, mềm ngọt cực hấp dẫn
Bánh tằm khoai mì dai ngon, mềm ngọt là món ăn yêu thích của nhiều người. Cùng vào bếp thực hiện món bánh tằm ngay nhé!
Nguyên liệu làm Bánh tằm khoai mì
Khoai mì 1 kg
Bột năng 100 gr (sử dụng từ 50gr - 100gr tuỳ độ dẻo của khoai mì)
Nước cốt dừa 100 ml
Sữa đặc 120 gr
Đậu phộng rang 1 ít
Mè trắng rang 50 gr (khoảng 2 hoặc 3 muỗng canh)
Đường 4 muỗng canh
Dừa rám 200 gr
Lá chuối 1 cái
Nước cốt lá cẩm 2 muỗng canh
Nước cốt lá dứa 2 muỗng canh
Muối 1 ít
Nước cốt gấc 2 muỗng canh
Cách chọn củ khoai mì (củ sắn) ngon, dẻo, ít xơ
Khi chọn sắn thì các bạn chú ý nên chọn loại sắn đồi, bởi vì loại này khi ăn sẽ rất bở và thơm.Để chọn được củ khoai mì ngon bạn nên chọn củ tươi, mập mạp, thẳng, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm và ngọt.Hãy thử dùng móng tay cạo nhẹ phần vỏ mỏng phía ngoài sắn, nếu lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.Củ khoai mì (củ sắn) không nên để quá lâu sẽ làm củ bị chai sượng khô và không còn ngon nữa. Khoai mì tương tự như củ măng tre, tuy ngon nhưng trước khi chế biến bạn cần sơ chế cẩn thận để loại bỏ độc tố bên trong củ mì.Tốt nhất bạn nên sơ chế khoai mì trước 1 ngày khi làm bánh khoai mì hấp nhé!
Dụng cụ thực hiện
Xửng hấp, tô, muỗng, thau, chén,...
Cách chế biến Bánh tằm khoai mì
1
Sơ chế khoai mì
Khoai mì sau khi gọt vỏ đem ngâm với nước có pha một chút muối để khử độc và giữ khoai mì được trắng.
Bào khoai mì thành những sợi nhỏ, cho nước muối loãng vào khoai mì ngâm xả 2 - 3 lần cho sạch, lọc và vắt khô phần khoai (nhớ để 1 lúc phần nước đã lọc khoai để thu về tinh bột mì).
Lưu ý : Bạn có thể xay khoai mì nhưng mà khoai mì bào sẽ làm món ăn ngon hơn. Phần nước chắt ra để lắng lấy phần tinh bột trộn vào bánh sẽ giúp bánh dẻo dai và ngon hơn
2
Trộn màu khoai mì
Trộn đều: Khoai mì, 120gr sữa đặc, 100gr bột năng, 1/2 muỗng cà phê muối, 100ml nước cốt dừa thu được hỗn hợp đặc dẻo.
Chia khoai mì ra 4 chén với lượng bằng nhau:
Chén đầu tiên bạn cho vào đó 2 muỗng canh nước cốt lá dứa.Chén thứ 2 thì cho vào 2 muỗng canh nước cốt lá cẩm.Chén thứ 3 thì trộn với 2 muỗng canh nước cốt gấc.Chén còn lại giữ nguyên để có được màu trắng nhé.
Sau đó lần lượt trộn đều từng chén để khoai và màu hòa đều vào nhau.
3
Hấp bánh
Chuẩn bị sẵn nồi hấp, xếp lá chuối vào xửng hấp, dàn đều khoai mì thành lớp mỏng, hấp khoảng 20 phút đến khi khoai trong lại là đạt.
Đợi khoai nguội hẳn cắt bánh thành sợi vừa ăn.
Lưu ý: Khi cắt bánh nên rải một lớp dừa nạo lên thớt để bánh cắt ra không bị dính và để bánh nguội bớt để cắt dễ dàng hơn.
4
Trộn bánh
Trộn bánh tằm khoai mì với dừa rám (nhớ chừa lại 1 ít dừa rám để trang trí).
Trộn đều 2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng muối, đậu phộng rang, mè trắng rang vàng giã nhuyễn để được hỗn hợp muối mè đậu phộng.
Cho bánh ra dĩa trang trí thêm 1 ít dừa rám trên mặt, rắc thêm muối mè đậu phộng.
5
Thành phẩm
Bánh tằm khoai mì dai, béo vị nước cốt dừa cộng với vị bùi của khoai mì cùng màu sắc hấp dẫn khiến ai cũng không thể chối từ. Lớp muối đậu phộng mặn mặn, ngọt ngọt áo bên ngoài từng sợi bánh làm tăng hương vị của món ăn.
Vị thơm hấp dẫn của bánh tằm khoai mì Một món ăn có vị thơm của mè, vị beo của dừa sợi, ăn hơi dai dai, lại có đủ sắc màu đẹp mắt. Bạn đoán ra món gì hay? Món bánh tằm khoai mì đấy, một món ăn dân dã người miền Nam. Đây là một món ăn mang lại hương vị vô cùng độc đáo và hấp dẫn cho ẩm thực...