Cách làm bánh mì cực dễ bảo đảm thành công cho người mới nắt đầu
Có rất nhiều cách làm bánh mì dễ dàng thành công. Nếu bạn là người mới bắt đầu làm hoặc muốn thử tài với bánh mì đơn giản thì có thể thử nghiệm ngay với cách làm dưới đây.
Mùa mưa hay mùa lạnh đến tự làm bánh mì sẽ là một thú vui không gì sánh được. Ảnh Internet
1. Nguyên liệu làm bánh mì cơ bản
420g bột mì làm bánh mì
1/2 thìa cà phê muối
1/2 thìa canh đường
250ml nước ấm
1.5 thìa cà phê men làm bánh mì
1 thìa canh dầu ăn (không bắt buộc)
1 trứng gà (không bắt buộc)
Men làm bánh mì rất sẵn, bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh. Ảnh Internet
2. Cách làm bánh mì
2.1. Ngâm men làm bánh mì
Bạn cho men ra chén, cho 1/2 chén nước ấm khuấy đều và chờ 15 phút cho men nở. Để nhiệt độ nước vừa vặn giúp dậy men, bạn hãy thử nước chỉ ấm tay hoặc cổ tay. Vì, nếu nước không ấm, men không nở và nước nóng sẽ làm chết men.Khâu ngâm men làm bánh mì rất quan trọng. Việc ngâm men thành công gần như quyết định đến 70% mẻ bánh của bạn, nên bạn thật chú ý khâu này nhé.Sau khi cho nước vào men, bạn chỉ chờ ít phút là thấy men sủi bọt là thành công rồi đó. Nếu đợi quá 5 phút men chỉ tan mà không sủi lên thì hãy bỏ chén men này đi làm lại chén men khác nhé.
Men sủi bọt là men của bạn đã dậy men thành công rồi đấy. Ảnh Internet
2.2. Nhào bột
Khi đã có men nở tốt, mình bắt đầu nhào bột. Bạn cho 2/3 bột vào tô sâu lòng, cho muối và đường vào trộn thật đều, sau đó đổ chén men đã nở vào tiếp tục trộn đều.Kế đến, bạn cho nước ấm cũng có độ ấm tương tự như khi pha men hoặc gần bằng cũng được. Bạn cho nước vào từ từ và trộn đều bột. Bạn có thể dùng chiếc thìa gỗ hay đũa để trộn vì lúc này bột rất dính.
Bước đầu trộn bột, bột rất dính, bạn hãy kiên nhẫn nhé. Ảnh Internet
Video đang HOT
Sau khi cho hết nước và trộn đều, bạn thêm từng ít bột khô còn lại, tiếp tục trộn. Khi trộn hết 1/2 số bột khô để lại, bạn bắt đầu nhồi bột. 1/2 bột còn dư, bạn dùng để sử dụng để chống dính trong suốt quá trình nhồi đến khi tạo hình bánh.Để nhồi bột, bạn có thể nhồi trên mặt bàn sạch hoặc chiến thớt gỗ sạch. Bạn rắc ít bột khô lên đó và đổ bột đã trộn ra. Bạn dùng lòng bàn tay phía gần cổ tay để nhồi. Vừa nhồi bạn vừa thêm chút bột khô cho đến khi bột không còn dính tay nữa. Thời gian nhồi khoảng 15 phút. Hoặc khi bạn thấy khối bột mềm, mịn, không dính tay, khi kéo ra có độ đàn hồi nhất định thì ngưng.
Bạn nhồi bột khoảng 15 phút hoặc khi thấy khối bột mịn không dính tay nữa là được. Ảnh Internet
2.3. Để bột nghỉ
Sau thời gian nhồi bột, bạn dùng tô/ thố lớn sâu lòng, thoa ít bột khô đều đáy và thành tô. Đồng thời bạn cũng thoa một ít bột khô vào khối bột, để bột vào tô, bọc lại bằng màng thực phẩm hoặc phủ tô bột bằng chiếc khăn sạch. Bạn cũng có thể dùng dầu ăn quết đáy và thành tô để khi bột nở không bị dính dễ lấy ra khỏi tô hơn.Để tô bột vào nơi có nhiệt độ ấm, bột sẽ mau nở hơn.Sau 90 phút, khối bột của bạn đã nở gấp đôi, bạn làm xẹp bột, lấy bột ra và tạo hình cho bánh.
Sau khi nhồi bột, bạn để bột nghỉ khoảng 90 phút để bột nở. Ảnh Internet
2.4. Tạo hình cho bánh
Nếu muốn làm bánh mì lớn, bạn có thể để nguyên khối bột, làm bánh mì tròn hoặc dài tùy ý. Để làm ổ tròn bạn kéo viền bột vào tâm mặt dưới của khối bột, rồi xoay khối bột bằng hai má bàn tay cho tròn dần. Để làm ổ dài, bạn lăn cho khối bột dài ra một chút, hơi dẹt khối bột, rồi cuộn hai bên mép bột vào giữa, có thể để mép bột này đè lên mép kia. Kế đến, có thể se hai đầu bột cho thon lại.Nếu muốn bánh mì nhỏ bạn có thể chia bột thành các phần nhỏ như ý. Tùy theo sở thích, bạn có thể tạo hình bánh mì tròn hoặc dài.Với bánh mì tròn, bạn vo viên bột nhưng không dùng lực mà chỉ khum bàn tay lại đủ tạo độ tròn cho khối bột. Hoặc, bạn có thể để viên bột lên tay, kéo viền bột vào phần tâm viên bột để tạo độ mịn cho nửa kia của viên bột. Khi đặt vào khay nướng, bạn để mặt mịn này lên trên, mặt bánh mịn đẹp không bị sần sùi.
Khi tạo hình bánh mì, bạn không dùng lực nhé. Ảnh Internet
Với bánh mì dài, bạn dẹt nhẹ viên bột theo hình trụ và cuộn 2 bên mép bột vào trong, lăn nhẹ qua. Hoặc, bạn chỉ đơn giản cán nhẹ bằng tay cho viên bột dài và có hình trụ, sau đó lăn nhẹ hai đầu cho nhọn một chút là được.Sau khi tạo hình hết chỗ bột, bạn để bột nghỉ khoảng 30 phút nữa. Bạn cũng dùng khăn hoặc màng bọc thực phẩm đậy bột lại để bột nở lần 2 và không bị khô.
Sau khi tạo hình, bạn đậy bột và để nghỉ lần 2 khoảng 30 phút. Ảnh Internet
Khi bột gần được, bạn bật lò cho nóng già sau đó giảm xuống còn 180-200 độ C tùy lò của bạn để chuẩn bị nướng. Nếu bạn tạo hình bánh loại ổ lớn, thì lúc này sẽ dùng dao sắc hoặc dao lam rạch trên bề mặt bột. Là ổ tròn bạn rạch dấu thập từ tâm mặt bột kéo ra 1/2 mặt bánh hoặc rạch ô lưới to. Là ổ dài, bạn rạch khoảng 3 đường xéo lên mặt bột, chiều dài mỗi đường rạch khoảng 2/3 theo bề ngang của bánh, hoặc cũng có thể rạch kiểu ô lưới to trên mặt bánh.Nếu bạn muốn bánh vàng đẹp thì đánh trứng và quết lên bột trước khi nướng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể không cần dùng trứng, mà dùng sữa tươi không đường để quết lên, hoặc không quết gì cả, bánh của chúng ta có màu nâu lu hơn.
Quết trứng lên mặt các loại bánh mì sẽ cho bánh có màu hấp dẫn. Ảnh Internet
2.5. Nướng bánh
Bạn đặt bánh lên khay và cho vào lò nướng khoảng 30-35 phút hoặc khi thấy bánh trở vàng nâu là được.Để bánh ngon không bị khô cứng, bạn có thể đặt một cốc nước trong lò. Để đựng nước bạn có thể dùng cốc/ chén sâu lòng nhỏ bằng sứ hoặc khuôn inox để làm bánh cupcake .Trường hợp bạn không để cốc nước trong lò, trong quá trình nướng, bạn thỉnh thoảng có thể dùng bình xịt nước để xịt lên mặt bánh cũng được.Khi bánh vàng nâu mặt, bạn dùng đũa hay nĩa ấn thử vào bánh có cảm giác giòn là được. Bạn tắt lò nướng, mở cửa lò để khoảng 5-7 phút cho nguội dần rồi lấy bánh ra. Bạn cũng có thể lấy bánh ra ngay để thưởng thức liền nếu thích. Bánh lấy ra khỏi lò bạn nên để ở khay cho nguội bớt rồi bảo quản.
Thưởng thức bánh mì nóng mới ra lò do tự tay mình làm rất thích. Ảnh Internet
3. Bảo quản bánh mì sau khi nướng
Sau khi nướng bánh, bạn cần lưu ý khâu bảo quản, bánh sẽ ngon lâu. Để bảo quản bánh bạn cần thực hiện các bước sau:
Đợi bánh nguội bớt, khi còn ấm, bạn nên phủ một chiếc khăn sạch lên để bánh không bị khôKhi bánh nguội hẳn, bạn cho bánh vào túi zip hoặc túi đựng ni lông đựng thực phẩm cột hoặc dán lại. Bảo quản theo cách này bánh sẽ mềm và lâu bị khô.Bạn cũng có thể dùng túi giấy để bảo quản bánh. Nếu dùng túi giấy, bạn có thể bỏ bánh vào túi ngay khi còn hơi ấm, mà không cần đợi nguội hẳn.Sau khi bỏ bánh vào bao, bạn để nơi thoáng mát.Thời gian bảo quản bánh là 3 ngày, ngon nhất là dùng khi nướng xong và đến ngày thứ 2.
Bánh mì làm xong dùng ngay hoặc hôm sau vẫn ngon, bạn có thể bảo quản bánh 3 ngày. Ảnh Internet
Bạn thấy đấy, cách làm bánh mì tưởng là rất khó nhưng không hẳn thế đâu. Có thể khâu pha men để dậy men hoặc khâu nhồi bột sẽ “làm phiền” bạn một chút, nhưng nếu bạn vượt qua được lần đầu tiên, chắc chắn sau đó việc làm bánh mì mang lại cho bạn niềm vui và sự thú vị rất khó diễn tả. Bánh mì tự làm có sức quyến rũ rất mạnh mẽ. Từ khi nướng bánh, mùi thơm đã rất ngào ngạt có thể bay khắp nhà, thậm chí bay qua đến…nhà hàng xóm.
Với cách làm bánh mì, dù quá trình làm nhiều khâu thú vị, song thích nhất là Khi nướng xong, bạn có thể thưởng thức bánh nóng mới ra lò, bảo đảm bạn sẽ thấy ngon như chưa từng được dùng bánh mì nào ngon hơn trước đó. Đây là điều lý thú của việc làm bánh mì tại nhà, mà không gì có thể thay thế hay mang lại cho bạn niềm vui thích tương tự. Hãy thử bạn nhé, Chuyên mục Món ngon tin rằng, bạn sẽ chinh phục được loại bánh này và có thể tạo cho mình sự hứng khởi, để thử nghiệm những công thức làm bánh mì rất tuyệt vời khác đang chờ bạn khám phá.
Cách làm bánh mì bằng nồi cơm điện mềm xốp ngon đơn giản tại nhà
Bánh mì là món ăn phổ biến của người Việt. Nếu bạn là người yêu thích làm bánh, chẳng cần tới lò nướng bạn hoàn toàn có thể làm bánh mì trứng xinh xắn bằng nồi cơm điện. Hương vị vẫn mềm thơm, đẹp mắt như thường đấy!
Nguyên liệu làm Bánh mì bằng nồi cơm điện
Bột mì số 13 250 g (bột mì dai)
Sữa tươi không đường 150 ml
Đường 50 g
Trứng 1 quả
Men nở 5 g
Muối 2 g
Bơ nhạt 40 gr
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Thau trộn bột, rây bột, nồi cơm điện, tô, chén...
Cách chế biến Bánh mì bằng nồi cơm điện
1
Trộn bột bánh
Trộn đều bột mỳ, đường, muối trong một thau to. Thêm 5 g men nở vào tahu bột trộn đều (hình 1). Bạn lưu ý phải làm theo thứ tự trộn bột này vì nếu trộn trực tiếp men nở với đường và muối sẽ làm cho sự hoạt động của men nở yếu hơn.
Làm chay bơ bằng lò vi sóng, nếu không có lò vi sóng bạn có thể chưng cách thủy để bơ nóng chảy (hình 2). Tạo một chỗ trống ở giữa âu bột, đổ trứng đánh tan, sữa tươi và bơ vào trộn đều (hình 3).
Nhào bột đến khi có được khối bột dẻo mịn, ấn xuống thấy vết lõm phồng trở lại là được. Nếu bột hơi bị ướt bạn có thể cho thêm bột áo vào nhồi (hình 4).
2
Tạo hình và nướng bánh
Quét lớp dầu ăn mỏng vào thau bột, dùng khăn ẩm phủ lên mặt thau và ủ bột đến khi bột nở gấp đôi. Thời gian ủ khoảng 60 phút, tùy vào nhiệt độ lúc ủ (hình 1).
Sau khi bột nở gấp đôi, bạn nhồi lại khối bột nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút rồi chia khối bột thành những viên tròn nhỏ (hình 2).
Xếp các viên bột vào nồi cơm điện. Bật chế độ "cook" 10 phút, sau đó bật chế độ "cook" 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút (hình 3).
Muốn mặt bánh vàng đẹp bạn có thể lật mặt bánh khi nướng nhé (hình 4).
3
Thành phẩm
Với cách làm vô cùng đơn giản, nhanh gọn bạn đã có những chiếc bánh mì nóng hổi cho bữa sáng của gia đình rồi.
Cách làm bánh mì nguyên cám nho khô bằng lò nướng mềm ngon cực đơn giản Bánh mì nguyên cám nho khô là món bánh thích hợp để bạn thực hiện cho cả nhà dùng vào buổi sáng. Không những có mùi vị thơm ngon mà bánh còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể và vóc dáng. Nào, cùng Điện máy XANH vào bếp khám phá ngay cách làm bánh mì nguyên cám đơn giản, hấp dẫn...