Cách làm bánh dứa Đài Loan chuẩn ngon
Thời gian vừa qua món bánh dứa xách tay từ Đài Loan đã khiến bao người mê mẩn. Với công thức dưới đây, bạn cũng có thể tự làm được bánh dứa Đài Loan thơm ngon và vô cùng đẹp mắt.
I. Phần nhân dứa
*Nguyên liệu: 2 quả dứa có tổng khối lượng khoảng 1,5kg (dứa đã gọt bỏ vỏ và mắt dứa), 150g đường, 75g mạch nha.
*Cách làm:
Dứa rửa sạch bào nhỏ.
Cho tất cả phần dứa đã bào nhỏ (cả nước dứa) và đường vào nồi trộn đều đun lửa lớn, lúc sôi thì hạ lửa rồi sên tiếp, thỉnh thoảng đảo hỗn hợp. Khi thấy mứt đã cạn sệt lại thì cho mạch nha vào đảo đều đến khi nhân nặng tay và dứa đặc lại không chảy nước, dồn lại không bị chảy xệ là được.
Thời gian sên khoảng tầm 45-50 phút. Để nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Phần mứt có thể làm trước để lúc có thời gian làm bánh đỡ phải mất thời gian.
II. Phần vỏ bánh
Video đang HOT
*Nguyên liệu: 480g bột mỳ số 11, 315g bơ nhạt, 60g phô mai Mascarpone, 150g đường xay, 3 lòng đỏ trứng gà và 45g bột sư tử.
Phết mặt bánh: 1 lòng đỏ trứng gà 1 thìa cà phê sữa tươi.
*Cách làm:
Bơ và phô mai Mascarpone để nhiệt độ phòng cho mềm nhưng không chảy, trứng để nhiệt độ phòng.
Cho bơ, đường xay và phô mai vào âu vào khuấy đều bằng phới đánh trứng cầm tay đến khi bơ chuyển sang màu vàng nhạt.
Tách lấy lòng đỏ trứng gà, cho vào phần bơ đường, quậy đều – bạn có hỗn hợp A.
Trộn đều bột mì và bột sư tử, rây vào hỗn hợp A. Dùng phới dẹt trộn đều đến khi thành khối bột đồng nhất, mềm dẻo, không dính tay. Sau đó dùng tay nhồi sơ 20-30 giây, không nhồi nhiều để tránh làm khối bột bị tách bơ.
III. Tạo hình và nướng bánh
Bọc kín bột cho vào ngăn mát tủ lạnh 1,5 – 2 giờ. Sau đó lấy bột trong tủ lạnh ra chia khối bột thành từng viên tròn trọng lượng 30g, (phần bột nếu không dùng hết bọc kín bảo quản trong tủ lạnh). Phần nhân dứa chia thành từng viên tròn 20g. Hoặc có thể chia theo tỷ lệ 1 nhân, 2 vỏ. Ấn dẹt miếng bột, cho nhân vào giữa, bọc kín lại.
Chống dính khuôn bằng bột mì, cho miếng bột vào và đóng bánh, đặt lên khay có lót giấy nến.
Phết mặt bánh nhẹ bằng hỗn hợp trứng sữa. Nướng bánh ở chế độ 2 lửa, 170 – 180 độ C trong 25-30 phút (tùy lò) hoặc cho đến khi bánh chín vàng.
Thành phẩm
Bánh ra lò thơm lừng, để nguội, cho vào hộp dùng dần. Món bánh dứa Đài Loan này ăn ngon hơn vào ngày hôm sau khi nướng, thành phẩm bánh với lớp vỏ mềm tan ngay đầu lưỡi, nhân dẻo thơm vị chua ngọt dịu nhẹ, có thể nhâm ly cùng ly trà nóng thì không thể nào tuyệt hơn!
Chúc các bạn thành công với món bánh dứa Đài Loan “thần thánh” này nhé!
Những món đắt tiền từng là thức ăn của người nghèo
Thực đơn của các nhà hàng trên thế giới có một số món mà trong quá khứ, không ai muốn ăn.
Trong thời kỳ Phục hưng, mì ống với rau, pho mát và tỏi đã cứu nhiều người Italy nghèo đói khỏi nạn đói. Họ ăn mì ống bằng tay không vì dao kéo không có ở thời đó. Sau đó, món ăn này trở thành một phần không thể tách rời trong thực đơn của người Italy vào thế kỷ 16. Không một bữa tiệc nào có thể diễn ra nếu thiếu món ăn này.
Nhiều thế kỷ trước ở phương Tây, hành tây nấu rượu được coi là thức ăn của người nghèo, trước khi vua Louis XV (Pháp) quyết định nấu món ăn này. Trong chuyến đi đến Versailles, Pháp, sau khi thử món súp hành tây, vị vua của Ba Lan Stanislaw thực sự ấn tượng. Ông thậm chí còn hỏi người nấu công thức và sau đó chia sẻ với vua của nước Pháp. Ngày nay, giá của món súp hành tây được nhiều vị vua yêu thích này phụ thuộc vào các thành phần chế biến.
Sự kết hợp của trứng, phô mai mascarpone, bánh quy Savoiardi và cà phê đã tạo hiệu ứng kỳ diệu với người yêu thích tiramisu khắp thế giới. Nhiều vùng của Italy tranh giành quyền gọi mình là quê hương của công thức chế biến món tráng miệng nổi tiếng này. Tuy nhiên, ít ai biết công thức lòng đỏ trứng đánh bông với đường trong bánh được dùng như loại nước tăng lực cho những người lao động bình thường ở thành phố vùng Veneto, Italy. Các đầu bếp nổi tiếng đã làm cho hương vị món ăn trở nên tinh tế hơn.
Món ăn Ba Lan Hunter's Stew có nguồn gốc từ bigoski hay bigos nhưng không có bắp cải. Ngày nay, với những người bình dân, bắp cải là thành phần chính trong món ăn. Những người Ba Lan giàu có sẽ thêm thịt và các sản phẩm hun khói khi chế biến. Bigos trải qua chặng đường dài từ "thức ăn của người nghèo" đến "ngôi sao ẩm thực" ở nhiều quốc gia. Món ăn được nhiều nhà thơ và người nổi tiếng yêu thích. Trong đó, Adam Mickiewicz, đại thi hào dân tộc Ba Lan, từng nhắc tới món ăn trong bài thơ của mình.
Vào thế kỷ 19, loại pho mát mỏng manh, mốc đỏ này được gọi là "thịt của người nghèo". Đây là một trong những món phổ biến nhất của người Norman (tộc người ở vùng Normandy) miền Bắc nước Pháp. Ngày nay, pho mát Livarot được sản xuất với số lượng hạn chế và hầu như không thể tìm thấy trên kệ của các siêu thị. Các nhà hàng chỉ phục vụ Livarot cho người sành ăn khi thưởng thức kèm rượu vang Pháp chất lượng cao. Luật của Liên minh châu Âu và các quy tắc của Pháp quy định xuất xứ sản phẩm, loại pho mát này không được sản xuất bên ngoài xã Livarot.
Từ lâu, cá hồi đã có sẵn ở vùng biển Scotland. Những người Scotland nghèo phải ăn cá hồi để tồn tại. Ngày nay, loại cá này được coi là món ăn ngon, đắt tiền không kém các loại hải sản khác như hàu, trai...
Giờ đây, sushi là một trong những món dành cho người sành ăn và được đưa thực đơn của các nhà hàng tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, thực phẩm này từng là món ăn quen thuộc của những ngư dân nghèo Nhật Bản. Giá sushi tăng chóng mặt vào giữa thế kỷ 20. Một số ý kiến cho rằng điều này xảy ra do Nhật Bản mở rộng quan hệ quốc tế và bắt đầu thu hút nhiều khách du lịch.
Dù không thích ăn dứa nhưng nếu đem chế biến theo những cách này thì ai cũng sẽ phải gật gù khen ngon Dứa là trái cây có vị ngọt và thơm ngon tự nhiên. Bạn hãy làm ngay những món ăn với nguyên liệu chính là những quả dứa mềm thơm chua chua ngọt ngọt để mời cả nhà nhé! 1. Thịt lợn sốt dứa chua ngọt Nguyên liệu: - 200g nạc vai - 1/2 quả ớt chuông xanh, 1/2 quả ớt chuông đỏ, 1/2...