Cách làm bánh chưng đen ngày Tết của người dân tộc Tày Tây Bắc
Bánh chưng đen là loại bánh truyền thồng của người dân tộc Tày phía Tây Bắc như Yên Bái, Lạng Sơn…Món bánh này vừa là một nét phong tục không thể thiếu trong ngày lễ tết và là tinh hoa văn hóa nơi đây.
Nguyên liệu làm bánh chưng đen
Lá dong: chọn lá bánh tẻ, rửa sạch, lau khô, cắt bớt gân cho lá mềm.
Gạo nếp: nên chọn nếp cái hoa vàng
Thịt lợn ướp gia vị
Cây vừng đen: nguyên liệu đặc trưng để tạo nên màu đen cho bánh
Lạt gói bánh
Đỗ xanh.
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu gói bánh
Trước tiên là phần gạo nếp, bạn cần chọn những hạt gạo to đều, thơm mới. Tốt nhất là chọn nếp cái hoa vàng.
Sau khi mua về, nhặt sạch sạn, bụi bẩn còn sót. Vo kĩ và ngâm 3 tiếng trong nước lạnh.
Đỗ xanh ngâm 2-3 tiếng rồi rửa sạch, hấp chín mềm có thể trộn thêm chút tiêu và muối cho đậm đà.
Thịt lợn chọn loại dày ngon, thái miếng to dài. Ướp với chút hạt tiêu, muối, mì chính cho ngon hơn. Lá dong gói bánh chọn những chiếc lá to dài, rửa sạch để ráo, bỏ cậng đi.
Video đang HOT
Bước 2: Tiến hành gói bánh chưng
Ảnh minh họa
Chuẩn bị 1 cái mâm sạch, đặt 3 dây lạt vào để cách đều nhau. Tùy theo kích cỡ bánh để kích cỡ lạt cho phù hợp.
Đặt úp 2 lá bánh lên dây lạt, chiều dài lá ngược với dây lạt, lá này chồng lên nửa lá kia.
Lấy 1 bát gạo khoảng 200 gram cho vào giữa 2 chiếc lá, san đều ra, đổ đỗ xanh vào giữa, thêm thịt ba chỉ, có thể thêm hành khô cho thơm. Tiếp đó cho đỗ xanh lên, cuối cùng phủ kín bằng 1 lớp gạo nếp để nhân không bị hở ra ngoài.
Gấp lá dong theo hình sống lá, vuốt đều và dùng lạt buộc cố định lại thật chặt, khi gói chặt tay. Sử dụng thêm nhiều dây lạt nữa để buộc quanh chiếc bánh cho thật chắc chắn.
Bước 3: Luộc bánh chưng
Ảnh minh họa
Xếp bánh vào nồi to, đổ nước ngập bánh.
Để lửa vừa, đun sôi khoảng 10 tiếng là bánh được mềm và nhừ.
Trong khi luộc, cần bổ sung nước nóng thường xuyên để bánh không bị cạn nước. Nếu luộc bằng bếp gas thì khi bánh sôi rồi hãy để lửa nhỏ để bánh chưng chín dần.
Bước 4: Trình bày thành phẩm
Bánh chưng đen – đặc trưng của văn hóa người Tày Tây Bắc (Ảnh minh họa)
Khi luộc xong, vớt bánh ra và để nguội.
Khi ăn, cắt thành từng khoanh tròn đều rồi bày ra đĩa sao cho đẹp mắt.
Độc đáo bánh chưng đen Na Kim
Khác với bánh chưng xanh dưới xuôi, đồng bào người Tày ở Bắc Hà (Lào Cai) có một loại bánh chưng độc đáo, với gạo trộn từ than của cây núc nác, cùng một số loại gia vị đặc trưng của vùng núi.
Đó chính là bánh chưng đen, thứ bánh trước kia chỉ xuất hiện vào mùa Tết, nhưng giờ đây đã khá phổ biến và trở thành món đặc sản được nhiều khách du lịch tìm mua mỗi khi đến với vùng đất này.
Bánh chưng đen Na Kim.
Trước kia, cứ mỗi độ cây đào trước sân chuẩn bị thay lá, những mầm nụ, những búp lá non đang lấp ló dần, bà Vàng Thị Hoa (người Tày, thôn Na Kim, xã Tà Chải, Bắc Hà, Lào Cai) lại lụi cụi đi lấy những khúc thân cây núc nác được đem về từ những lần đi rừng trong cả năm, phơi nỏ trên gác bếp xuống để đốt lấy than. Cây núc nác được người Tày coi là vật trừ tà ma, hay treo quả ở cửa. Cây núc nác dễ sống, mọc hoang cả trên núi, trong rừng, thậm chí ven đường đi. Thân, cành bẻ ra mang về bỏ lên gác bếp hong cho khô, cứ hong ở đó chờ đến khi nào cần dùng thì đem xuống.
Mùa Tết, một trong những việc cần chuẩn bị là gói bánh chưng. Khác với bánh chưng dưới xuôi, bánh chưng đen gói nhỏ và dài, chiều dài chắc chỉ độ hơn bàn tay một chút, vắt bánh đều đặn tròn căng hơi giống bánh tét nhưng ngắn hơn. Bánh dùng toàn đặc sản bản địa: nếp bản địa, lợn đen ở bản, hạt tiêu, thảo quả..., chỉ cần mở nồi ra vớt là cả nhà thơm sực mùi ấm nóng của nếp, của miếng thịt lợn béo tươm mỡ đượm ra nhân đỗ xanh, của tiêu cay nồng và thảo quả thơm quyện.
Bà Vàng Thị Hoa gói bánh chưng đen.
Gia đình bà Vàng Thị Hoa đã qua nhiều đời gói bánh chưng đen. Năm nay 60 tuổi, bà kể rằng trước kia, từ thời ông bà đã có tục gói bánh chưng đen truyền thống. Bà dạy cho mẹ, mẹ lại dạy cho con gái, cứ thế những người trong thôn Na Kim đã giữ được nghề truyền thống như vậy.
Giã than.
Than núc nác vừa được giã xong.
Điểm đặc biệt của bánh chưng đen Na Kim là chỉ sử dụng những nguyên liệu truyền thống của địa phương. Chẳng hạn như gạo nếp, là giống lúa nếp bản địa. Đã có người dùng loại nếp khác, ở đâu ngon nhưng vào bánh chưng đen Na Kim quả thực không hợp, phải đổi về giống nếp cũ. Nếu chẳng may năm nào đó mất mùa, bởi vì giống nếp bản địa này vốn cũng không được trồng nhiều, do tính chất thời tiết, khí hậu ở Bắc Hà chỉ trồng được một vụ lúa mỗi năm, thì người làm bánh phải lặn lội sang Điện Biên mua nếp. Không biết tại sao, ngoài nếp Bắc Hà, lại chỉ có giống nếp Điện Biên là hòa hợp được với những mùi vị đặc trưng độc đáo của bánh chưng đen Na Kim.
Sáng sảy than sau khi giã xong.
Còn nữa, bánh chưng đen nhiều vùng khác cũng có, nhưng phần lớn là đốt than từ rơm, trấu, chỉ riêng bánh chưng đen Na Kim là chỉ lấy than từ cây núc nác. Bản thân những cành, thân, gỗ cây núc nác khi đốt lấy than cũng phải đốt riêng, tuyệt đối không đốt chung với các loại gỗ, củi khác, không được tranh thủ đốt cùng bếp củi đun nấu bình thường.
Nguyên liệu làm bánh chưng đen.
Có nếp rồi, khâu quan trọng nhất là trộn than với nếp cho ra màu gạo đen đặc trưng. Gỗ cây núc nác phơi cho khô nỏ, đen đốt thành than. Quá trình đốt than này là lâu nhất, thường mất tới 2-3 tiếng đồng hồ. Bà Vàng Thị Hoa bảo, khi đốt phải trông bếp, sao cho gỗ cháy vừa đủ thành than là phải tắt bếp, lấy luôn than ra cất vào lọ, nếu không than sẽ cháy ra tro hết. Than đó đem giã hoặc nghiền vụn ra thành bột, trộn với gạo rồi đem đi giã, xong rồi mới sàng sảy sạch sẽ. Nhân bánh cũng có đỗ xanh đồ chín, thịt lợn đen trộn với muối, tiêu bột (tiêu hạt xay thành bột chứ không xay vỡ như dưới xuôi) và thảo quả cũng giã mịn hoặc xay thành bột. Bánh luộc hết khoảng 7-8 tiếng đồng hồ, vớt ra cũng để cho ráo hết nước ăn mới ngon.
Nếu ăn bánh chưng đen Na Kim, thì không nên giữ khẩu vị của bánh chưng xanh với thịt lợn quê ướp mắm tiêu ở dưới xuôi. Hạt nếp dày, nhuyễn, quyện với vị oi oi đầm đậm của than, miếng nhân đượm mùi thơm của miếng thịt lợn bản dày mỡ dày bì, lớp mỡ được đun nhừ trên lửa 7-8 tiếng tươm ra, ướp béo ngậy cả đám đỗ chung quanh đó, giữa mùi thơm tưng bừng và ấm sực của tiêu và thảo quả.
Bánh chưng đen trở thành công việc đem lại thu nhập ổn định cho gia đình bà Vàng Thị Hoa.
Bà Hoa cho biết, trước kia chỉ vào mùa Tết mới làm bánh chưng, bây giờ nhu cầu mọi người ăn quanh năm, chưa kể vào mùa du lịch, du khách đến Bắc Hà ai cũng thích mua một vài cặp bánh về làm quà. Mỗi ngày, bà Hoa gói khoảng 7-8 kg gạo, tương đương với khoảng 40 chiếc. Hằng ngày bà bán ở quanh khu vực chợ và đền Bắc Hà. "Nhanh thì trong buổi sáng là hết, còn chậm thì lai rai, nhưng cứ cuối ngày là hết bánh". Có những đợt khách đặt nhiều, số lượng bánh lên tới cả trăm chiếc. Bình thường với nhân lực gồm hai vợ chồng bà, cùng vợ chồng cô con gái, không thể nảo làm xuể với các đơn đặt bánh nhiều như thế này. Nhưng từ ngày có sự hỗ trợ của dự án với nguồn vốn từ Chính phủ Australia thông qua Great tài trợ cho Trung tâm phát triển kinh tế CRED thực hiện, Tổ nhóm sản xuất bánh chưng Na Kim đã được thành lập, ban đầu có bốn thành viên, sau đã thu hút đông đảo hơn chị em phụ nữ tham gia. Các bà, các chị chia sẻ, hỗ trợ nhau thực hiện các đơn đặt hàng số lượng lớn, giúp nhau làm bánh hằng ngày, cũng như động viên nhau trong nhiều công việc khác. Có Tổ nhóm, nhiều đơn hàng lớn "đi" bon bon, nhẹ nhàng, không khó khăn, vất vả, mà ai cũng được hưởng lợi.
Một trong những điều mà bà Vàng Thị Hoa có chút lo lắng là, hiện tại con cháu trong nhà mải học, mải làm việc, không ai để ý đến việc học gói bánh chưng đen. Mà bánh chưng đen, ngoài việc là một món ăn đặc sắc của Bắc Hà, còn có ý nghĩa trong đời sống của người Tày ở Bắc Hà, giống như bánh chưng xanh của người Việt. Thế nhưng, có lẽ, giống như lẽ tự nhiên, hay như giống nếp bản địa của Bắc Hà, có thể không nhiều, nhưng bánh chưng đen vẫn có những cách để tồn tại, để được gìn giữ qua nhiều thế hệ, như nó đã từng được gìn giữ.
Bí quyết làm bò khô chiêu đãi khách dịp Tết Tân Sửu Mỗi dịp Tết về, món bò khô được rất nhiều gia đình lựa chọn là món ăn vặt chiêu đãi khách cùng ly rượu, chén trà hay cốc bia nhâm nhi chúc mừng năm mới. Dưới đây là bí quyết làm bò khô cay, ngon chuẩn vị. Nguyên liệu làm bò khô Thịt bò: 1kg (bạn chọn phần thịt vai, không mỡ không...