Cách làm Bánh căn thơm ngon, chuẩn vị Đà Lạt cực đơn giản
Bánh căn là được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, nhưng cách làm Bánh căn sao cho chuẩn vị thì cần những bí quyết riêng mà không phải ai cũng biết.
Đồng hành cùng Bếp 360 để khám phá công thức làm Bánh căn đậm vị, ngon thơm cực đơn giản tại nhà nhé!
Bánh căn là một thức bánh rất quen thuộc với người dân Đà Lạt và những ai đã có dịp ghé thăm nơi đây. Hương vị thơm ngon, hấp dẫn của Bánh căn trong tiết trời se lạnh của Đà Lạt quả thật khiến những thực khách có cơ hội nếm thử món bánh này sẽ không thể nào quên.
300g gạo
1 chén cơm nguội
200g thịt ba rọi [ba chỉ]
300ml nước dừa tươi
1 quả trứng
Video đang HOT
Nấm mèo (mộc nhĩ), cà rốt, ngũ vị hương, hành tím,… đậu phộng rang.
Cách làm Bánh căn
Gạo sau khi ngâm 24 tiếng rửa sạch cho vào máy xay cùng cơm nguội, 300-400ml nước (không cần quá chính xác). Xay xong lượt bột qua ray là được, đến khi nhuyễn mịn thì cho 1 muỗng cà phê muối.Nấm mèo sau khi ngâm cho nở thì băm nhuyễn cùng cà rốt và củ hành tím.Thịt ba rọi rửa sạch thái mỏng rồi băm nhuyễn làm xíu mại.Trộn đều nấm mèo, thịt, lồng đỏ trứng, cà rốt, hành tím, 5g ngũ vị hương, 5g tiêu xay, muối cùng 2 muỗng cà phê nước mắm.Bật lửa chuẩn bị nồi hấp xíu mại
Vo viên tròn (tuỳ bạn thích ăn lớn hay nhỏ), trước cho vào hấp các bạn thoa một lớp nước mắm bên ngoài xíu mại sẽ ngon và thơm hơn. Hấp từ 7-10p là được tuỳ kích cỡ lớn hay nhỏ.Nước dừa, nước mắm, đường, muối cho vào làm nước dùng, khi sôi thì để xíu mại vào nêm vừa miệng ăn là được, cuối cùng cho hành lá là xong (bạn nào thích có màu thì khúc này cho dầu điều nhé).Khuôn bánh khọt (hoặc khuôn bánh căn thì càng tốt) đã nóng thì đổ bột vào (không nên cho dầu ăn vào nhé), bột căn phồng, bên dưới giòn hơi cháy cháy là được.
Vậy là chỉ với những bước vô cùng đơn giản, bạn đã hoàn thành xong món Bánh căn thơm ngon, hấp dẫn để cả gia đình cùng nhâm nhi rồi!
Món bánh căn Đà Lạt nhẹ nhàng thanh đạm
Món bánh căn Đà Lạt được nhập cư từ những người dân miền Trung. Tuy nhiên, qua bàn tay chế biến khéo léo độc đáo riêng của con người Đà Lạt, du khách dần dần cảm nhận hương vị bánh căn rất nhẹ nhàng thanh đạm và thơm ngon lạ lùng, ẩn chứa nét tinh túy rất riêng của Đà Lạt mà không nơi nào có được.
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu đôi nét về món bánh căn độc đáo hấp dẫn này của xứ sở sương mù qua bài viết sau nhé!
Món bánh căn Đà Lạt nhẹ nhàng thanh đạm
Món bánh căn Đà Lạt:
Bánh căn là một loại bánh được xếp vào hàng dân dã nên nguyên liệu làm ra bánh cũng không có gì là cầu kỳ, khó kiếm. Nguyên liệu làm bánh căn chủ yếu là từ những loại gạo bình thường. Nhưng để có được những chiếc bánh căn thơm giòn, người bán phải chú tâm vào khâu pha chế.
Nguyên liệu làm bánh căn:
Bột gạo làm bánh căn được pha chế theo một công thức đặc biệt: Gạo được ngâm nước, sau đó xay mịn cùng với một ít cơm khô, bột được đổ trên khuôn đất hình tròn và nướng trực tiếp trên lò than hồng.
Bánh căn Đà Lạt trở nên đặc biệt khi kết hợp đa dạng với nhiều loại nhân theo khẩu vị của thực khách. Nhân bánh có thể là trứng cút, trứng gà ta, trứng vịt được đổ trên mặt bánh khi bột bánh đã se gần chín. Nếu không dùng trứng, thực khách có thể chọn cho mình nhân hải sản, không thì chút đậu xanh đã xôi chín vàng ươm rất bùi.
Cách làm món bánh căn:
Bột gạo đã được xay nhuyễn từ hôm trước được các cô chủ quán đổ vào những khuôn tròn. Tiếp đến, những quả trứng được đập thật đều tay và đưa vào giữa khuôn, vàng ươm tô điểm trên nền bột bánh trắng phau.
Khuôn bánh được đậy nắp, tiếng than tí tách nổ lộp độp càng làm thực khách ngồi chờ nóng ruột muốn thưởng thức ngay.
Cách làm nước chấm ăn kèm bánh căn:
Một yếu tố quan trọng làm nên vị ngon của bánh không thể thiếu đó là nước chấm. Nước chấm của món bánh căn Đà Lạt được pha chế rất khéo theo phong cách đúng vị của người Đà Lạt, gồm nước mắm pha với chút mỡ hành và chút ớt hoặc sa tế, hoặc mắm nêm pha cùng nước mỡ hành và xíu mại.
Thưởng thức món bánh căn Đà Lạt:
Cái ngon nhất của bánh căn là chấm ngập cặp bánh còn nóng hôi hổi vào chén nước chấm, rồi cắn một miếng bánh đã thấm nước chấm nồng vị ớt, béo ngậy mùi hành phi.
Vị thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng của bột gạo xay tan nhẹ cùng vị bùi bùi, béo béo của trứng cút hoặc trứng vịt, cùng cái thơm đậm đà rất riêng của nước mắm, tất cả hòa quyện và tan nhẹ trên đầu lưỡi dường như xua tan hết cái lạnh của xứ sở trên cao nguyên này.
Với mỗi một cặp bánh có giá dao động từ 3.000 - 5.000 đồng tuỳ thuộc vào nhân bánh, bánh căn có thể ăn vào buổi sáng như món điểm tâm nhưng chuộng nhất là ăn vào buổi chiều tối.
Bữa sáng cùng 5 món ăn ngon Đà Lạt Tô bún bò Huế với nước dùng đậm đà hương vị, thoang thoảng mùi sả, nổi bật bên trên những sợi bún trắng tinh là miếng thịt bò nạm dai dai hay cục giò chín mềm. Khi ăn nêm thêm một ít mắm ruốc, ớt xắt hoặc ớt sa tế. Bưng tô bún, vừa thưởng thức nước lèo nóng vừa có vị cay...