Cách làm bánh bột lọc Huế ngon hấp dẫn
Bí quyết làm bánh bột lọc Huế với màu trong suốt, dai dai của bánh kèm theo vị thơm mùi tôm… khó ai có thể cưỡng lại được.
Cùng Homanyangi.vn tìm hiểu về cách làm bánh bột lọc Huế đơn giản ngay tại nhà để cả gia đình thưởng thức món bánh miền Trung ngon tuyệt này nhé.
Hướng dẫn cách làm bánh bột lọc Huế
Nguyên liệu:
- 350g Bột năng
- 150g tôm đất
- 200g thịt ba rọi
- Hành tím băm nhỏ, dầu điều, hành lá, ớt
- Nước mắm, dầu ăn, đường, tiêu
Cách làm:
Video đang HOT
Bước 1: Thịt ba chỉ cắt miếng nhỏ ,mỏng ướp vào thịt 3 muỗng hành hương băm, muối, muỗng cà phê đường, muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê nước mắm. Ướp vào tôm cũng giống như cách ướp thịt.
Bước 2: Đun sôi dầu, rồi đổ vào bát hành lá đã cắt nhỏ.
Bước 3:
Bắc chảo lên bếp cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, cho dầu nóng cho 2 muỗng canh hành tím băm nhuyễn vào phi cho vàng rồi cho 1 muỗng cà phê nước dầu điều. Tiếp theo nhanh tay cho thịt vào xào (lửa lớn) xào cho đến khi thịt se lại thì cho tôm vào xào chung.Thấy tôm chuyển qua màu đỏ là tắt lửa.
Bước 4: Lấy 500ml nước, cho 1 thìa muối, 1 chút dầu vào đun sôi. Lấy số bột năng vào bát, cho từ từ nước sôi vào, trộn đều. Được hỗn hợp đặc sệt. Thoa một ít bột năng khô vào tay, nhồi số bột cho mịn khi còn nóng để bột mịn màng.
Bước 5: Rắc bột khô lên bàn. Dàn mỏng, đều bột ra. Lấy khuôn tròn cắt thành từng hình tròn nhỏ khoảng 5 cm.
Bước 6:
Gói vào giữa 1 ít nhân tôm thịt.
Bước 7:
Bắc nồi nước lên bếp. Khi nước sôi cho bánh vào luộc với lửa nhỏ. Khi bánh trong và nổi lên là chín. Vớt bánh ra ngâm qua nước lạnh.
Bước 8: Làm nước chấm: 4 muỗng nước, 1 muỗng nước mắm, 1muỗng đường, ớt vào.
Bước 9: Lấy bánh ra trang trí, rưới lên trên dầu hành làm ở bước 2.
Chỉ cần một chút thời gian, chúng ta đã có những chiếc bánh bột lọc Huế hấp dẫn.
Chúc các bạn thành công với bí quyết cách làm bánh bột lọc Huế ngon chuẩn nhất của chúng tôi nhé.
Theo Homnayangi
Bánh phồng tôm - một đặc sản miền sông nước Cà Mau
Bánh phồng tôm Đất Mũi từ lâu đã nổi tiếng khắp cả nước bởi mùi vị thơm ngon đặc trưng không nơi nào có được.
Kiểm tra bánh phồng tôm trong lò sấy bằng năng lượng mặt trời, có hộ có thể cung ứng 1 tấn bánh phồng tôm mỗi tháng. (Ảnh: Hồng Nhung/TTXVN)
Vào những ngày giáp Tết, các hộ sản xuất kinh doanh các mặt hàng đặc sản của vùng Đất Mũi nhộn nhịp hẳn lên để làm ra những đặc sản thơm ngon nhằm phục vụ khách du lịch đến thăm Đất Mũi vào những ngày xuân.
Đặc sản ở Đất Mũi ở tỉnh Cà Mau có rất nhiều loại như tôm khô, mắm tôm, ba khía...
Ngoài ra, huyện Ngọc Hiển còn có một loại đặc sản rất được ưa chuộng không thể không nhắc đến trong những ngày Tết đó là bánh phồng tôm.
Hiện huyện Ngọc Hiển có 15 hộ sản xuất bánh phồng tôm, tập trung tại các xã Tân Ân Tây, Tam Giang Tây, thị trấn Rạch Gốc, để cung cấp cho thị trường cả nước.
Hàng năm, làng nghề sản xuất khoảng 16 tấn bánh phồng tôm cung cấp cho thị trường các tỉnh thành phía Bắc, Tây Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh, tạo việc làm ổn định cho hơn 50 lao động tại địa phương.
Nguyên liệu chủ yếu để chế biến bánh phồng tôm là tôm đất còn tươi sống. Với nguyên liệu dồi dào sẵn có tại địa phương, người dân chỉ cần thêm bột và gia vị trộn đều với tỷ lệ thích hợp là đã có bánh phồng tôm với hương vị thơm ngon.
Theo kinh nghiệm của những người trong nghề, muốn có bánh phồng tôm thơm ngon, phải chọn tôm đất còn tươi sống, tôm càng nhiều thì hương vị bánh càng thơm ngon, đậm đà.
Bánh phồng tôm Đất Mũi có hương vị đậm đà của tôm đất, trong mỗi miếng bánh thành phần tôm đất chiếm 60%, còn lại là bột năng và gia vị khác.
Cơ sở sản xuất bánh phồng tôm Kim Tiền phơi bánh phồng tôm sau khi cắt nhỏ. (Ảnh: Hồng Nhung/TTXVN)
Bên cạnh đó, bánh phồng tôm phải được phơi đủ nắng mới bảo quản được lâu. Khi chiên bánh phồng to, trông giòn và xốp với hương thơm lừng.
Hiện nay, một số hộ dân đã tự sáng chế ra máy ép bánh để thay thế hình thức sản xuất thủ công trước đây, giúp tăng năng suất và tiết kiệm sức lao động.
Đến Cà Mau vào dịp cận Tết, du khách sẽ được thấy không khí nhộn nhịp của các cơ sở sản xuất bánh phồng tôm.
Bánh phồng tôm là món khai vị không thể thiếu tại một số nhà hàng ở nơi đây. Đến với Đất Mũi, không ai có thể bỏ qua bánh phồng tôm hấp dẫn này.
Đặc biệt, mặt hàng này đang được các du khách ưa chuộng dùng làm quà biếu cho người thân và bạn bè mỗi khi có dịp về thăm vùng tận cùng Tổ quốc này./.
Theo Vietnamplus.
Canh lá nhãn lồng tôm đất Nhãn lồng chứa nhiều dưỡng chất. Theo y học dân gian, lá, đọt và dây nhãn lồng là thuốc an thần, chữa trị chứng mất ngủ. Bởi vậy, những món ăn được chế biến từ lá, đọt nhãn lồng luôn là bài thuốc rất bổ dưỡng. Trong số những món ngon được chế biến từ lá nhãn lồng, có lẽ ngon nhất là...