Cách làm 7 món gỏi tuyệt ngon đang gây bão mùa hè này
Các món gỏi thường có đủ rau thịt, lại thanh mát và dễ ăn chính là lựa chọn lý tưởng trong những ngày hè nóng bức. Dưới đây là 7 món gỏi ngon, nhất định bạn phải làm trong mùa hè này.
Nguyên liệu cần chuẩn bị : 300 gram thịt bò thăn; 1 củ hành tây nho nhỏ, 100 gram lạc rang, 2 quả chanh tươi, 2 tép tỏi, 1 quả ớt tươi, rau răm.
Gia vị: muối, bột canh, đường, hạt tiêu, mỳ chính (nếu thích).
Cách làm
Bước 1: Một trong những nguyên tắc đầu tiên để làm nên món bò tái chanh thơm ngon đó là phải chọn và mua được nguồn nguyên liệu thịt bò tươi ngon.
Bất kể món ăn nào cũng cần nguyên liệu tươi ngon rùi nhưng với món bò tái chanh thì còn cần hơn thế nữa, vì chúng mình sẽ dùng phương pháp chín tái bằng chanh nên thịt bò mua được phải thật tươi mà mới các nàng nhé.
Thịt bò mua về rửa sạch, lau khô bằng khăn sạch, sau đó thái mỏng (các nàng lưu ý thái mỏng thôi nhé, vì thịt bò sẽ dễ chín hơn).
Bước 2: Tiếp đến chúng mình sẽ sơ chế các nguyên liệu tiếp theo: Hành khô bóc vỏ, thái mỏng. Vắt lấy nước cốt của 2 quả chanh (nhớ bỏ hạt để không bị đắng). Tỏi bóc vỏ, bằm nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái nhỏ. Lạc đem rang chín, bỏ vỏ và giã sơ.
Bước 3: Trút phần thịt bò vừa thái vào cho vào bát nước cốt chanh. Lấy đũa trộn đều.
Theo mình ước chừng thì khoảng 3 tiếng thịt bò sẽ chín, nhưng lưu ý 1 chút là trong quá trình làm chín thịt bò bằng nước cốt chanh, cứ 1 tiếng các nàng dùng đũa đảo đều thịt bò 1 lần để thịt được chín đều nhé.
Sau 3 tiếng, các nàng đem chắt hết phần nước cốt chanh đi, trong bát còn lại nguyên liệu thịt bò lúc này đã chín tái và hơi se và thâm lại 1 chút.
Các bạn ướp vào đó 3 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa mỳ chính (nếu thích), 1 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê hạt tiêu.
Đeo bao tay vào trộn thật đều, ướp ít nhất khoảng 20 phút cho gia vị được ngấm đều vào thịt bò, lúc này các bạn không cần cho thêm nước cốt chanh nhé vì khi làm chín thịt bò bằng nước chanh, thịt cũng đã được ngấm vị chua.
Bước 4: Cuối cùng chỉ việc cho hành tây, ớt thái lát, tỏi bằm nhỏ vào trộn đều cùng thịt bò. Lúc này chúng mình có thể nếm thử chút ít để điều chỉnh lại gia vị cho vừa miệng theo khẩu vị.
Thêm rau răm rửa sạch thái nhỏ và lạc rang giã sơ vào đảo đều nhé.
Gỏi mực chua cay ngon hấp dẩn
Nguyên liệu: Mực ống tươi 2 con; Gừng: 1 củ; Hành tây; 1 quả cà chua; 200g bắp cải bào sẳn; Rau thơm; Đầu hành lá 10 cọng; Ớt tươi, tỏi, đường, nước cốt chanh, nước mắm.
Cách làm món gỏi mực:
Mực làm sạch, lột bỏ lớp da ngoài, cắt bỏ mắt….cắt miếng xéo vừa ăn cho đẹp, râu mực cắt 4.
Cho mực vào nồi nuớc thật sôi, đập 1 nhánh gừng nhỏ vào. Đun lửa vừa trong 10 phút, vớt ra đem xả ngay nước lạnh cho mực giòn, để thật ráo nước.
Hành tây cắt sợi dày.
Video đang HOT
Đầu hành lá trụng sơ.
Cà chua cắt múi cao.
Rau thơm rửa sạch…
Pha 4 thìa nước mắm, 4 thìa đường, 4 thìa nước cốt chanh vào bát nhỏ.
Sau đó cho 1 muổng cà phê tỏi băm, 1 muổng ớt tươi bằm nhuyễn và 1 muổng cà phê gừng giã nát vào khuấy đều…
Mực để ráo nuớc vào tô lớn cho 1/2 lượng mắm trộn gỏi bên trên vào Mực đảo đều cho thấm. Sau đó cho tất cả hành tây, hành lá, cà chua vào khi bày mực ra đĩa, cho rau thơm, với phần gia vị còn lại vào trộn đều lại như vậy khi ăn gỏi, mực rất đậm đà ngon miệng.
Nguyên liệu: Sứa: 200gr/túi đã ngâm sẵn gia vị và bán rất nhiều trong siêu thị; Xoài xanh: 1 trái; Cà rốt 1 củ; Mè hoặc đậu phộng rang; Nước chấm theo tỉ lệ: 2 nước mắm: 2 dấm: 1 đường; Tỏi, ớt; Rau thơm, rau mùi, kinh giới…
Cách làm
Bạn cắt bỏ túi sứa và trút vào một cái rổ cho ráo nước. Rửa sạch lại một lần bằng nước lạnh và trần sứa qua nước sôi tầm 5-10 phút.
Xoài xanh, cà rốt dùng dụng cụ bào sợi cho nhanh , sau đó bóp qua với chút muối cho ra bớt nước chua, hăng rồi vắt nhẹ. Để ra một đĩa riêng.
Các bạn có thể sử dụng mè, hoặc đậu phọng rang chín giòn, rồi giã dập.
Các loại rau gia vị nhặt rồi rửa sạch.
Để pha nước trộn gỏi sứa xoài xanh, bạn pha với công thức sau đây:
2 thìa mắm ngon, 1 thìa đường, 2 thìa dấm. Sau đó hòa tan cho đều. Tỏi bóc vỏ, đập dập, tỏi ớt băm nhỏ.
Cuối cùng, bạn cần chuẩn bị một tô trộn to để trộn gỏi sứa cho thoải mái.
Bạn cho sứa, xoài, cà rốt vào tô, rưới nước trộn gỏi vào trộn đều để 10 phút cho ngấm. Nêm nếm lại gia vị để xem đã hợp khẩu vị cả nhà chưa, nếu chưa bạn có thể điều chỉnh vị ngọt/vị chua theo khẩu vị của gia đình.
Thông thường xoài chua rồi, sẽ ra nước chua luôn nên không cần cho thêm chanh hay tắc gì thêm…
Nhưng nếu muốn cho nhiều xoài thì có thể cân đối vị chua mặn ngọt, thiếu gì thì cho thêm nhé. Sau khi củ quả này ngấm đều chua, mặn ngọt rồi thì đổ sứa vào trộn lên, thêm ớt, để 1 lúc cho thấm.
Khi nào chuẩn bị ăn thì thêm mè, đậu phọng rang và rau thơm vào…
Gỏi sứa có thể cho thêm giò lụa thái sợi vào cũng rất ngon.
Cách làm nước sốt để trộn: 3 muỗng nước mắm,2 muỗng đường, 2 muỗng chanh vắt, ớt tươi bằm, tương ớt (optional).
Rau để trộn: Rau húng quế, rau ngò gai, rau ngò rí.
Lòng, gan, tim, phèo phổi… luộc chín cắt miếng vừa ăn.
Trộn tất cả hổn hợp trên cho thấm đều, bỏ ra dĩa rắc hành phi, đậu phụng lên.
Củ cải trắng, rửa sạch, bào bỏ vỏ cắt lát tròn mỏng, sau đó ngâm với một chút muối, rồi xả sạch làm giảm vị hăng.
Kế đó cho một chút nước mắm vào củ cải sau khi đã xả sạch vắt ráo; để chừng 15-20 phút thì mang củ cải ra, vắt thêm một lần nữa cho thật ráo.
Đem củ cải trắng đã vắt ráo; cà rốt, khế bào mỏng vắt sạch nước; thịt (tôm) vào trộn cùng với nước mắm ớt chua ngọt.
Thêm chút dầu phụng phi hành, rau thơm, đậu phộng vào, xáo đều lên là đã có món gỏi củ cải trắng ngon lành.
Gỏi rau muống thịt bò
Nguyên liệu: 1 bó rau muống không có lá ; Thịt bò: 200g; giá sống 100g; Cà rốt: 1/2 củ.
Nguyên liệu làm nước sốt: 2 muỗng nước mắm ngon, 1 muỗng nước cốt chanh, tỏi và ớt bằm, 2 muỗng đường, 20g đậu phộng rang đập dập.
Cách làm:
Rau muống sau khi đã cắt bỏ lá, bạn nhặt bỏ thân già rồi chẻ nhỏ rau muống ra. Ngâm rau muống trong nước muối và rửa lại nhiều lần cho sạch. Sau đó, vớt rau ra, ngâm trong nước đá cho rau muống giòn.
Giá rửa sạch. Cà rốt gọt bỏ, rửa sạch và bào sợi.
Thịt bò thái nhỏ, ướp cùng tỏi bằm và nêm nếm gia vị vừa ăn. Sau đó, xào thịt bò cho chín.
Làm nước sốt: hòa đều nước cốt chanh với đường, nước mắm, tỏi và ớt băm theo tỉ lệ hợp lý.
Sau đó vớt rau muống ra, để ráo và trộn đều rau muống, thịt bò, giá, cà rốt, nước sốt cho ngấm.
Để khoảng 3 phút rồi chắt bỏ nước, nêm nếm rau thơm rồi cho đậu phộng rang đập dập lên trên.
Nguyên liệu: Dưa leo: 2 quả; Tai heo: 3 cái; 1 trái ớt sừng thái nhỏ; 2 thìa canh đậu phậu rang giã nhỏ; Rau răm cắt nhỏ; 1 củ hành tím cắt mỏng; 3 tép tỏi băm nhuyễn.
Cách làm:
Bước 1: Tai heo mua về rửa sạch nhiều lần với nước muối. Cạo sạch lớp bẩn và lông bên ngoài, sau đó xả lại nhiều lần bằng nước lạnh.
Bước 2: Dưa leo mua về ngâm nước muối cho nhả hết chất độc, để ráo. Tiếp đến, chẻ dưa leo làm đôi, bỏ phần ruột, thái lát xéo mỏng vừa phải.
Bước 3: Luộc tai heo với 2 lít nước. Cho vào nồi nước luộc 1 thìa canh giấm, 1 thìa canh rượu trắng, 1 cục nhỏ đường phèn (nếu có), 1 mẩu gừng, nửa thìa café muối ăn, 1 củ hành tây. Luộc tai heo từ 30-35 phút.
Bước 4: Sau khi tai heo chín thì lấy ra ngâm trong 1 tô nước lạnh 5-10 phút giúp loại bỏ chất nhờn cũng như giữ được màu sắc và độ giòn. Sau đó vớt ra để ráo nước.
Bước 5: Thái tai heo thành sợi dài mỏng vừa ăn.
Bước 6: Pha nước mắm trộn gồm: 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh nước cốt chanh, 1 thìa canh đường, 1/3 thìa café muối, nửa thìa cà phê tiêu trắng.
Bước 7: Cho tai heo đã thái sợi vào 1 tô lớn, tiếp đến cho phần nước mắm trộn cùng dưa leo đã chuẩn bị vào. Nhẹ nhàng bóp trộn đều hỗn hợp cho dưa leo và tai heo thấm đều nước mắm.
Cuối cùng cho rau thơm, đậu phộng, hành, ớt, tỏi vào trộn chung. Gia giảm mắm và đường lại cho vừa miệng.
Bước 8: Lấy gỏi ra đĩa, trang trí bằng hoa ớt cho đẹp mắt. Món gỏi này ăn kèm với bánh phồng tôm hoặc bánh đa.
Món đặc sản ít thịt, nhiều lá khiến ai cũng mê mẩn
Gỏi lá - món ăn đặc biệt của Kon Tum mà không phải nơi nào cũng có thể thưởng thức được. Đến Kon Tum mà chưa ăn gỏi lá thì coi như chưa đặt chân đến nơi đây.
Tên gọi món ăn đã chỉ ra thành phần quan trọng của món ăn chính là lá. Quả đúng như tên gọi, món gỏi lá này toàn... lá.
Một bàn ăn được phủ đầy gần 50 loại lá khác nhau, từ các loại rau quen thuộc như: lá cải, tía tô, đinh lăng, lá sung, lá mơ, hành, rau húng... đến các loại lá ít xuất hiện trong bữa ăn như: lá xoài, lá ổi, lá chua, lá chùm ruột, ngũ gia bì... và rất nhiều loại lá là riêng biệt của vùng núi Tây Nguyên mà it ngươi biết hết tên. Gỏi Lá Kom Tum có 3 loại lá không thể thiếu được là mơ lông, đinh lăng và lá sung.
Thành phần nhân của món ăn đặc biệt có bì heo trộn thính, đĩa thịt heo ba chỉ thái mỏng, đĩa tôm sông xào, muối hạt, tiêu hạt và ớt hiểm...
Nước chấm đóng phần quan trọng của món ăn, được làm kỳ công từ gạo nếp lên men ủ với tôm khô, thịt ba chỉ và xay nhuyễn. Chế biến món nước chấm bằng cách đun nóng dầu, phi hành cho thơm rồi cho hỗn hợp vào cùng chút mẻ, sa tế, và gia vị. Đảo đều hỗn hợp, đun lửa riu riu.
Ăn món này cũng không vội vã, khi ăn ta lấy một nửa lá cải hoặc lá mơ làm lá cuốn, sau đó ngắt mỗi thứ lá một chút tùy ý thích mỗi người để cuốn thành cái phễu nhỏ, gắp thêm miếng thịt ba chỉ thái mỏng, tôm hoặc lát cá rồi bỏ thêm chút muối hạt, tiêu, thêm một chút mẻ nữa là đủ. Mỗi cuốn là sự kết hợp của các loại lá khác nhau càng làm món ăn thêm thú vị.
Sự kết hợp hài hòa của món ăn từ chua, cay, mặn, ngọt, chát,... khiến người ăn thực sự khó quên. Món gỏi lá không phải ai cũng biết và không phải ở đâu cũng có thể thưởng thức được. Hãy đến với vùng đất đại ngàn Kon Tum, hòa mình với thiên nhiên, cùng ngồi bên mâm gỏi lá xanh mát để cảm nhận hết được cái tinh túy trong nét ẩm thực bình dị.
Cách làm gỏi ngó sen tôm thịt thanh nhiệt ngày nắng Món gỏi ngó sen tôm thịt đậm hương vị tôm tươi ngon, ngó sen giòn sần sật, thanh mát hợp khẩu vị ngay với cả những người khó tính nhất. Những món gỏi luôn là lựa chọn của nhiều gia đình trong những dịp hội họp, giỗ tết do mùi vị chua cay sẽ làm giảm bớt độ ngấy cho các món chiên...