Cách khử mùi hôi thịt vịt mà ai làm nội trợ cũng nên biết
Nếu sơ chế sai cách thì mùi hôi đặc trưng sẽ khiến món thịt vịt trở nên khó nuốt, do đó bạn nhất định phải biết cách khử mùi hôi thịt vịt nếu muốn tự làm ở nhà.
Thịt vịt rất thơm ngon nhưng cũng có thể trở nên dở tệ và có mùi khó chịu. Cho dù bạn mua được con vịt ngọt thịt, mùi hôi đặc trưng của nó vẫn khiến món ăn bạn mất công chế biến bị mọi người từ chối.
Ai làm nội trợ cũng nên biết cách khử mùi hôi thịt vịt. (Ảnh: Gressingham)
Cách khử mùi hôi thịt vịt hiệu quả
Muốn có món thịt vịt thơm ngon, trước tiên bạn phải lựa được những con vịt chắc thịt, không quá to, cũng không quá gầy. Nếu là vịt thịt sẵn, nên chọn những con còn tươi, sờ vào có độ đàn hồi tốt. Không mua những con vịt có bề mặt thịt căng bóng, thớ thịt quá dày hay bị biến dạng khi bạn cầm dốc lên (đó là vịt bị bơm nước).
Muốn khử mùi hôi thịt vịt, sau khi làm lông, bạn cần loại bỏ triệt để tuyến nhờn ở đuôi – nguyên nhân chính gây ra mùi hôi khó chịu đặc trưng của vịt. Tuyến nhờn của vịt rất lớn, chiếm gần như toàn bộ phao câu, do đó tốt nhất bạn nên cắt bỏ hết phao câu vịt. Mùi hôi của tuyến nhờn vịt nặng hơn gà rất nhiều nên chỉ cần sót lại một chút, món thịt vịt cũng có mùi khó chịu.
Sau khi đã làm sạch vịt, bạn cho nó vào chậu, bóp kỹ với muối, tiêu, gừng đậ.p dập và chút rượu trắng, ướp khoảng 30 phút, sau đó mới rửa sạch và để ráo nước. Đây là cách khử mùi hôi thịt vịt rất hiệu quả bổ sung cho khâu cắt bỏ phao câu kể trên. Khi luộc, bạn chỉ cần cho thêm mẩu gừng đậ.p dập vào là yên tâm đã loại bỏ hoàn toàn mùi hôi, món ăn sẽ tỏa hương thơm hấp dẫn.
Nếu thích hương thơm của sả, bạn cũng có thể cho vào nồi nước luộc vài củ sả đậ.p dập.
Một cách khử mùi hôi thịt vịt khác mà bạn có thể áp dụng ở khâu sơ chế, đó là trộn giấm và muối theo tỷ lệ 1:1, chà xát lên con vịt (nếu không có giấm thì có thể dùng chanh).
Có nhiều cách để giúp các bà nội trợ khử mùi hôi của vịt trước khi chế biến. (Ảnh: Spure)
Lợi ích của thịt vịt
Bài đăng trên website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chỉ ra một số lợi ích của thịt vịt như sau:
Video đang HOT
- Giảm cholesterol: Chất béo không bão hòa đơn trong mỡ vịt có thể giúp duy trì mức cholesterol HDL “tốt” mong muốn. Ngoài ra, nó có thể đóng một vai trò trong việc giảm mức độ cholesterol LDL “xấu”. Tuy nhiên, thịt vịt cũng có cả chất béo xấu, do đó bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải, hoặc hạn chế ăn phần da.
- Tăng cường năng lượng: Thịt vịt có hàm lượng cao các axit amin thiết yếu, giúp cơ thể sản xuất năng lượng cho các hoạt động hằng ngày.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Selen- chất chống ôxy hóa quan trọng – trong thịt vịt có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và chống viêm, hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
- Hỗ trợ tuyến giáp: Việc tiêu thụ đủ lượng selen cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của tuyến giáp. Một phần thịt vịt khoảng 250 gram cung cấp hơn 50% nhu cầu selen hàng ngày.
Lưu ý khi khi ăn thịt vịt
Để tối ưu lợi ích của thịt vịt với sức khỏe, bạn nên lưu ý một số điều như:
- Xem xét lượng calo cao của mỡ vịt để quyết định có ăn hay không: Da vịt có lớp mỡ dày nên cung cấp nhiều calo, dễ gây tăng cân nếu bạn ăn thịt vịt mà không kiểm soát về lượng.
- Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng mỡ vịt nấu chín dễ bị ôxy hóa hơn các loại dầu hay mỡ khác trong quá trình bảo quản. Quá trình ôxy hóa lipid làm cho thực phẩm bị biến chất và có thể gây hại khi chúng không được sử dụng sớm. Vậy nên, bạn đừng để thịt vịt trong tủ lạnh lâu ngày.
- Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ từng ra khuyến nghị nên nấu kỹ vịt với nhiệt độ chín bên trong ít nhất 74 độ C nhằm đảm bảo giế.t chế.t vi khuẩn và virus.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món vịt để cả nhà "diệt sâu bọ" Tết Đoan Ngọ
Bữa ăn dù toàn món vịt nhưng cách chế biến đa dạng, thơm ngon, cả nhà chắc chắn sẽ thích.
Tham khảo mâm cơm nhà chị Vũ Thu Hương dưới đây để có thêm ý tưởng cho bữa cơm nhà mình nhé.
Mâm cơm này gồm các món:
- Thịt vịt luộc 1/2 con: 105.000đ
- Canh măng vịt: 30.000đ
- Vịt cháy tỏi 1/2 con: 110.000đ
- Lòng mề vịt: 40.000đ
- Rau củ quả luộc: 25.000đ
Tổng: 315.000đ
Chuẩn bị: 1/2 con vịt, một mẩu gừng, 1 củ sả, rượu trắng, muối.
Vịt làm sạch. Lấy muối hạt, gừng và một ít rượu trắng chà sát để khử mùi hôi. Rửa sạch vịt, cho vào nồi, thêm nước lạnh, 1 củ sả, 1 mẩu gừng, đun sôi rồi luộc chín. Thịt chín, vớt ra để nguội bớt rồi chặt miếng vừa ăn.
Chuẩn bị: 1 bộ cổ cánh vịt, chân vịt; mùi tàu, 300g măng tươi, hành lá, muối, bột canh.
Cho măng tươi cùng 1/2 thìa cà phê muối vào nồi nước lạnh, luộc 1 nước đầu đổ đi để loại bỏ độc tố trong măng. Đầu, cổ, chân ngan chặt nhỏ cho vào nồi cùng 1 lít nước thìa cà phê bột canh. Đun 15 phút rồi cho măng tươi thái mỏng (đã luộc 1 nước đầu đổ đi) đun thêm 10 phút nữa. Nêm nếm gia vị, mắm muối vừa ăn. Tắt bếp, cho hành, mùi tàu thái nhỏ vào.
Chuẩn bị: 1/2 con vịt, 3 củ tỏi : 1 củ đậ.p dập để ướp, 2 củ thái lát mỏng (hoặc băm nhỏ) để phi cháy tỏi - 2 củ hành tím đậ.p dập - 1 củ Gừng đậ.p dập - 15 ml rượu trắng - 3 thìa cà phê dầu hào - 3 thìa canh nước tương xì dầu - 1 thìa cà phê bột canh - 3 thìa cà phê đường - Lá mắc mật : 2 cành nhỏ - 1 thìa cà phê hạt tiêu - gói ngũ vị hương (Hành, tỏi, gừng thường đậ.p dập, không băm nhỏ để tránh bị cháy trong lúc chiên. Đậ.p dập thì khi chiên dễ dàng gạt lấy phần thịt chiên trước).
Thịt rửa sạch, chặt miếng bao diêm. Ướp với các nguyên liệu trên ít nhất 2h cho vịt thấm gia vị được thơm ngon.
Chiên tỏi: Bắc chảo lên bếp, làm nóng chảo, đổ 500ml dầu ăn vào chảo. Đợi dầu sôi lăn tăn thì cho phần tỏi thái lát vào chiên nhỏ lửa. Đảo cho đến khi tỏi chuyển vàng thì vớt ra. Tùy sở thích chiên tỏi vàng non hoặc sém vàng như ngoài hàng. (Khâu này rất dễ bị cháy nên khi tỏi chuyển vàng nhẹ, các bạn nên tập trung và vớt ra sớm. Để quá lửa sẽ rất nhanh cháy, ăn bị đắng và sinh độc tố trong dầu chiên).
- Sau khi vớt tỏi ra thì cho thịt vịt vào chiên ở lửa vừa. Đảo đều, thỉnh thoảng lậ.t mặ.t các miếng thịt cho vàng đều. Khi thấy phần thịt vịt có màu vàng cánh gián, thịt săn lại thì vớt ra đĩa.
- Phần hành, tỏi đậ.p dập ướp vịt nên cho vào sau, khi mà vịt đã chuyển màu vàng. Nếu cho từ đầu rất dễ cháy, sinh độc tố trong món ăn và có những màu đen cháy li ti bám trên thức ăn gây mất thẩm mĩ.
- Pha nước chấm: 1 bát con xì dầu 1 thìa cf đường 1 thìa cf dấm 1 thìa cf nước cốt chanh tỏi, ớt băm.
Chuẩn bị: 1 bộ lòng mề vịt, 1/3 quả ớt chuông xanh, 1/3 quả ớt chuông vàng, 1/3 quả ớt chuông đỏ, muối, dầu ăn, hành khô, tỏi khô, 1/4 quả dứa, 1/2 củ hành tây.
Bắc chảo lên bếp, làm nóng chảo, cho 1 thìa canh dầu ăn vào. Bật bếp lửa to hết cỡ, đợi chảo dầu nóng cho 1 thìa cà phê hành khô và tỏi băm vào phi thơm. Tỏi, hành chuyển vàng nhẹ thì trút hết phần lòng mề đã làm sạch, thái miếng vào xào nhanh tay với lửa lớn. Đảo nhanh tay đến khi chín tái thì đổ ra 1 đĩa riêng.
- Cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào chảo, cho ớt xanh, ớt đỏ, ớt vàng, hành tây, dứa thái sẵn vào đảo đều tay với lửa lớn. Thêm 1 thìa hạt nêm.
- Khi ớt, dứa chín tái thì trút hết phần lòng mề đã xào tái vào đảo cùng. Đều tay với lửa to nhất rồi cho ra đĩa, rắc chút hạt tiêu cho thơm.
Chúc các bạn thành công!
Bí quyết luộc vịt thơm ngon, không tanh với những loại gia vị này Vịt luộc là món ăn quen thuộc trong mâm cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, để luộc được một con vịt ngon, không tanh thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là bí quyết. Bật mí loại gia vị khử tanh vịt Gừng: Gừng là "thần dược" khử tanh hàng đầu cho các món thịt, đặc biệt là vịt. Gừng có tính...