Cách khởi động xe khi bình ắc quy hết điện
Đôi khi gặp trường hợp ắc quy xe bị hết hoặc yếu điện làm bạn không thể khởi động xe sau đó khá phiền toái, sau đây là nguyên nhân và cách khắc phục.
Khởi động ô tô bằng cách “câu” bình ắc quy từ xe khác
Khởi động ô tô bằng cách kết nối phần ắc quy hết điện với một ắc quy đang hoạt động tốt từ một chiếc ô tô khác. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ cần một chủ xe khác trợ giúp chúng ta.
Cho dù là một người bạn hay một người hoàn toàn xa lạ đến giúp chúng ta, ắc quy trên xe họ phải đảm bảo còn nhiều điện và đang hoạt động tốt. Ngoài ra, một trong hai phải mang theo bộ dây cáp nhảy để thực hiện việc kết nối hai ắc quy với nhau.
Nếu đã đảm bảo những điều trên, hãy đặt hai xe gần nhau nhất có thể và tắt máy chúng hoàn toàn. Sau đó, mở nắp mui xe lên và dùng cáp nhảy kết nối hai ắc quy với nhau.
Khởi động ô tô bằng cách kết nối phần ắc quy hết điện với một ắc quy đang hoạt động tốt từ một chiếc ô tô khác
Video đang HOT
Trước tiên, hãy kết nối một đầu của cáp dương (đỏ hoặc cam) với cực dương của ắc quy đã hết điện, sau đó kết nối đầu kia với cực dương của ắc quy đang hoạt động. Tiếp tục, lấy cáp âm (màu đen) và kết nối một đầu với cực âm của chiếc ắc quy tốt, rồi kết nối đầu còn lại của cáp đen với điểm nối trên ô tô chết máy. Điểm nối này là bất kỳ điểm kim loại nào của ô tô có thể dẫn dòng điện liên tục, nếu bạn không thể tìm thấy điểm nối để chốt cáp âm một cách an toàn thì chỉ cần kết nối đầu còn lại của cáp âm với cực âm của ắc quy hỏng.
Sau khi chắc chắn rằng tất cả bốn kẹp được kết nối chắc chắn, chủ xe có thể khởi động xe đang sở hữu pin hoạt động tốt. Chúng ta sẽ phải đợi khoảng 15 phút để máy phát điện của ô tô đang hoạt động sạc đầy pin bình ắc quy rồi thử khởi động xe có ắc quy hết điện. Nếu mọi thứ được thực hiện một cách chính xác, chiếc xe bị chết ắc quy có thể hoạt động được ngay, còn nếu không thành công, chủ xe cần phải nhờ đến chuyên gia kỹ thuật xử lý tình huống này để đảm bảo an toàn.
Khởi động xe bằng bộ kích bình (jump starter)
Sử dụng bộ kích bình (jump starter) cho đến nay là cách nhanh và hiệu quả nhất để khởi động ô tô của bạn khi ắc quy hết điện. Bộ phận này như một chiếc sạc dự phòng có gắn cáp nhảy để có thể dễ dàng kết nối với pin của xe, giúp cung cấp đủ năng lượng cho ắc quy.
Sử dụng bộ kích bình (jump starter) cho đến nay là cách nhanh và hiệu quả nhất để khởi động ô tô của bạn khi ắc quy hết điện
Đầu tiên, người dùng cần đảm bảo rằng bộ kích bình đã được sạc đầy trước khi muốn sử dụng nó. Sau đó, hãy kết nối cáp dương của bộ kích bình (thường có kẹp màu đỏ tươi hoặc màu cam) với cực dương của ắc quy trên ô tô. Cùng với đó, nối cáp âm (thường có kẹp đen) vào cáp âm của ắc quy. Sau khi đảm bảo rằng mọi thứ đã hoàn toàn an toàn, tất cả những gì tài xế phải làm chỉ là ấn nút nguồn để bật bộ kích bình.
Có thể ô tô của bạn sẽ phát ra một vài âm thanh để báo hiệu đang nhận năng lượng. Khi động cơ có thể khởi động, chúng ta hãy tắt bộ kích bình và ngắt kết nối nó với ô tô.
Đối với những ai thường xuyên sử dụng xe hơi, chúng ta nên sắm một bộ kích bình để chủ động trong trường hợp xảy ra sự cố. Tại Việt Nam, nó có giá từ 2,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng, có kích thước rất nhỏ, không ảnh hưởng đáng kể tới không gian chở hàng của ô tô. Thêm một điểm cộng nữa là bộ kích bình có thể cung cấp đủ năng lượng để xe có thể khởi động ngay sau khi nó được kết nối với ắc quy ô tô. Ngoài ra, một số loại còn hiển thị công suất trên máy phát điện của ô tô, giúp chúng ta dễ dàng nhận biết nó có bị lỗi hay không.
Những thói quen sử dụng làm hỏng hệ thống lái trợ lực điện ô tô
Ngày nay, hầu hết các dòng xe ô tô trên thị trường đều sử dụng hệ thống lái điện. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nếu bạn có những thói quen sau đây sẽ ảnh hưởng đến hệ thống lái điện của xe.
Đánh vô lăng với tốc độ nhanh
Thói quen đánh vô lăng với tốc độ nhanh sẽ làm hỏng hệ thống trợ lực lái điện. Về lâu dài, các bác sẽ phải trả một số tiền lớn cho việc chăm sóc bảo dưỡng xe, tu bổ lại hệ thống lái.
Đánh lái chết (đánh lái nguội)
Với những lái xe mới thường có xu hướng xoay vô lăng hết sang trái hoặc sang phải khi dừng. Điều này lặp lại nhiều lần thành thói quen sẽ làm mô tơ của hệ thống lái điện lâm vào tình trạng quá tải, dẫn đến sinh nhiệt cao, hộp điều khiển hệ thống sẽ giảm lực hỗ trợ. Đây là nguyên nhân khiến cho vô lăng trở nên nặng hơn, thậm chí bị khóa cứng khi sinh nhiệt cao.
Thói quen đánh vô lăng với tốc độ nhanh sẽ làm hỏng hệ thống trợ lực lái điện
Không chỉ vậy, thói quen đánh lái chết cũng là nguyên nhân khiến cho lốp trước nhanh bị mòn hơn so với lốp sau. Để tránh việc này, các tài mới nên hạn chế đánh lái chết khi mới học lái xe, thay vào đó nên chọn mô hình học đánh lái được thiết lập sẵn tại các trung tâm dạy nghề.
Chạy ở tốc độ cao qua ổ gà, ổ voi
Chạy xe với tốc độ cao qua các đoạn đường lồi lõm không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống lái, hệ thống treo mà còn làm rơ lỏng thước lái, hỏng thước lái và hỏng một số bộ phận khác trên xe: lốp mòn không đều, rung vô lăng khi chạy tốc độ cao, chệch hướng lái... gây ra các cảm giác khó chịu và dẫn tới chi phí sửa chữa, khắc phục đáng kể.
Không căn chỉnh thước lái định kỳ
Cân chỉnh thước lái hay cân chỉnh hệ thống là điều chỉnh góc đặt của bánh xe giống với thông số được chỉ định bởi nhà sản xuất, nhằm giúp cho xe có được khả năng kiểm soát chính xác, giảm thiểu các vấn đề phát sinh liên quan đến độ ổn định và khả năng đánh lái của xe.
Ngoài ra, cân chỉnh thước lái còn giúp giảm thiểu hiện tượng mòn không đều và rách lốp, đảm bảo tuổi thọ lốp và độ an toàn chung khi vận hành xe. Theo định kỳ, các bác nên đi cân chỉnh lại hệ thống thước lái sau từ 15.000-20.000 km, cân chỉnh thêm góc đặt bánh để hạn chế các hiện tượng lốp mòn không đều, tiếng ồn từ lốp, rung vô lăng...
Cách lái xe an toàn trên đường trơn trượt Khi lái xe đường trơn, lốp dễ bị trượt, khiến xe mất kiểm soát. Một số kinh nghiệm lái xe đường trơn sau đây sẽ giúp tránh tình trạng này. Không hãm phanh hoặc rẽ đột ngột khi lái xe đường trơn Lái xe chú ý tuyệt đối không hãm phanh hay rẽ đột ngột nếu xe mất độ bám đường do trơn...