Cách khắc phục khi bị vón cục mỹ phẩm do silicone trên da
Khi trang điểm, hoặc chăm sóc da, nhiều bạn thấy hiện tượng trên da mặt xuất hiện các hạt nhỏ hình tròn. Hiện tượng này do các thành phần trong mỹ phẩm không thấm vào da mà lại lắng đọng trên da. Nếu có kết hợp với các tế bào sừng bong tróc trên da thì hiện tượng vón cục càng nhiều hơn.
1. Vì sao có hiện tượng vón cục mỹ phẩm trên da?
Thành phần mỹ phẩm có chứa silicone (dimethicone, cyclomethicone, cyclohexasiloxan, cetearylmethicone, cyclopentasiloxan) là hợp chất cao phân tử (polymer) không thấm nước và kết cấu đặc. Silicone được dùng như chất làm đặc trong mỹ phẩm để cải thiện kết cấu mỹ phẩm, làm đầy các rãnh trên da, đóng vai trò là chất khóa ẩm, tạo ra một lớp màng bóng mượt, mịn màng.
Chính vì thế silicone là một thành phần phổ biến trong kem nền, serum, kem dưỡng ẩm. Do silicone kỵ nước và khóa ẩm, ngăn không cho các chất thấm vào trong da, nên nếu sử dụng các sản phẩm dưỡng da khác sau silicone thì silicone sẽ phối hợp với các chất đó dẫn đến tình trạng vón cục mỹ phẩm.
Ngoài silicone là chất gây vón cục chính, thì một số thành phần khác như iron oxide, talc, mica và fluorphlogopite (dùng để tạo hiệu ứng lấp lánh trong make up) cũng dễ làm vón cục mỹ phẩm.
Mỹ phẩm vón cục gây mất thẩm mỹ.
Khi da xuất hiện tình trạng vón cục mỹ phẩm, sẽ dẫn đến một số hậu quả như sau:
Gây mất thẩm mỹ. Tốn thời gian cho các bước chăm sóc da và trang điểm. Làm lãng phí mỹ phẩm, đặc biệt đối với các dòng mỹ phẩm đắt tiền. Giảm tác dụng của các thành phần trong mỹ phẩm chăm sóc da do chúng không được hấp thụ vào da. 2. Cách nào khắc phục tình trạng vón cục mỹ phẩm trên da?
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa silicone hoặc dùng sản phẩm có silicone ở bước cuối cùng trong các bước chăm sóc da hoặc trang điểm.
Video đang HOT
- Không sử dụng quá nhiều sản phẩm mỹ phẩm: Khi kết hợp quá nhiều sản phẩm mỹ phẩm cùng lúc sẽ không có đủ thời gian cho các sản phẩm ngấm vào da. Hoặc các bước sử dụng sản phẩm sai quy trình cũng sẽ khiến cho lớp mỹ phẩm bên dưới ngăn không cho lớp mỹ phẩm phía trên thấm vào da, gây ra sự lắng đọng và vón cục.
Ví dụ, đối với mỹ phẩm dạng gel, nếu không có đủ thời gian để gel khô mà lại tiếp tục dùng các sản phẩm khác thì lượng polymer còn lại trên da sẽ kết hợp với các sản phẩm đó để tạo thành các hạt li ti vón cục trên da.
Do đó, cần tùy tình trạng da để lựa chọn các sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ và đơn giản hóa quá trình dưỡng da. Hơn nữa ở mỗi bước cần khoảng 10-15 phút để các thành phần trong mỹ phẩm hấp thụ hết vào da. Quy trình đúng là sử dụng sản phẩm có kết cấu lỏng trước, đặc sau.
Tẩy da chết mỗi tuần 2 lần, làm sạch da mặt trước khi dùng mỹ phẩm.
- Cần kết hợp các mỹ phẩm đúng cách: Các mỹ phẩm có gốc dầu và gốc nước khi kết hợp cùng lúc sẽ bị tách lớp và không thể hòa lẫn vào nhau (do dầu không tan trong nước) từ đó dẫn đến tình trạng bong tróc và vón cục các thành phần.
Nên dùng các sản phẩm có công thức tương tự nhau (cùng gốc nước hoặc cùng gốc dầu). Nếu kết hợp chung các sản phẩm gốc nước và gốc dầu thì nên dùng sản phẩm gốc nước trước (vì gốc nước hấp thu tốt và nhanh vào da hơn), sau đó đợi một thời gian mới tới các sản phẩm gốc dầu.
- Thoa mỹ phẩm đúng: Nhiều người lầm tưởng sau khi thoa mỹ phẩm thì chà xát càng mạnh càng giúp các thành phần thấm nhanh và sâu vào da hơn. Tuy nhiên điều này sẽ khiến cho các tế bào sừng trên da bong tróc, gom tụ và cuộn tròn cùng với các thành phần mỹ phẩm, từ đó các hạt li ti vón cục sẽ xuất hiện.
Do đó không nên dùng lực nhiều khi bôi mỹ phẩm lên da. Nên dùng ngón tay thoa nhẹ hoặc vỗ nhẹ đều lên bề mặt da, hạn chế dùng tay chạm vào da mặt nhiều lần.
- Tẩy tế bào chết: Khi lớp tế bào sừng của da già và chết, mà không bị loại bỏ, chúng sẽ dễ dàng kết hợp với các thành phần khác trong mỹ phẩm để làm bít tắc, gây vón cục mỹ phẩm.
Vì thế, nên tẩy da chết khoảng 1-2 lần/tuần giúp làn da tươi mới và các thành phần trong mỹ phẩm hấp thu tốt hơn.
Thói quen khiến da bị sần sùi
Thường xuyên duy trì những thói quen xấu dưới đây khiến làn da bị sần sùi mà bạn không hề hay biết đâu nhé.
Cẩn thận giấy thấm dầu
Bạn cần chú ý thận trọng với giấy thấm dầu. Nguồn ảnh; Internet
Giấy thấm dầu có thể là thứ 'cứu nguy' bạn trong những ngày nắng nóng khi da có xu hướng đổ dầu, mồ hôi nhiều. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng món mỹ phẩm này. Trên thực tế da luôn cần một lớp dầu mỏng như một lớp màng bảo vệ và cân bằng độ ẩm tự nhên cho da. Khi bạn hút ẩm quá nhiều lần trong ngày sẽ buộc da phải tiết thêm dầu, dễ dẫn đến bít tắc và tăng kích cỡ lỗ chân lông.
Tự nặn mụn
Tự nặn mụn là thói quen bạn nên sớm bỏ. Việc này có thể làm nốt mụn nhiễm khuẩn do vi trùng từ tay cũng như làm lan rộng vi khuẩn sang các vùng da khác. Ngoài ra, việc cố nặn bỏ các nốt mụn chưa 'chín' cũng có thể làm tình trạng da trở nên khó xử lý hơn, dễ để lại sẹo.
Tẩy da chết quá nhiều
Tẩy da chết quá nhiều lần hoặc sử dụng phương pháp không phù hợp đặc tính da cũng góp phần làm lỗ chân lông ngày một to, da trở nên sần sùi, dễ kích ứng. Tẩy da chết 1- 2 lần mỗi tuần được cho là tần suất an toàn nhất cho da.
Dị ứng mỹ phẩm
Là tình trạng da bị tổn thương, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, sần sùi khi tiếp xúc với mỹ phẩm. Đặc biệt, là các mỹ phẩm không đạt chất lượng, không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi. Nếu tình trạng dị ứng nặng sẽ dẫn đến viêm nhiễm.
Không tẩy trang kỹ
Với những người thường xuyên trang điểm thì việc tẩy trang rất quan trọng, giúp loại bỏ các lớp phấn trang điểm, bụi bẩn, cũng như bã nhờn tích tụ trên da gây bít tắc lỗ chân lông. Lâu ngày, da dễ nổi mụn, viêm nhiễm, sần sùi, thô ráp. Do vậy, bên cạnh dùng sữa rửa mặt thì cần tẩy trang mỗi ngày để làn da được thông thoáng, mịn màng.
Dị ứng thực phẩm
Đây là một phản ứng miễn dịch của cơ thể với loại protein có trong thực phẩm như sữa bò, trứng, hải sản, đậu phộng, các loại hạt... Khi thức ăn đi vào hệ tiêu hóa, chúng sẽ vận chuyển vào máu, kết hợp với một loại kháng thể có sẵn trên bề mặt của tế bào bạch cầu, làm vỡ tế bào bạch cầu và giải phóng các hóa chất trung gian histamin, gây ra phản ứng dị ứng.
8 cách chăm sóc da nhạy cảm, bạn nên biết Da nhạy cảm vô cùng yếu ớt và dễ bị kích ứng với sự thay đổi của môi trường hay các thành phần có trong mỹ phẩm. Kiểm tra sản phẩm trước khi dùng Trước khi thoa kem lên mặt, bạn lấy một lượng nhỏ thoa lên mu bàn tay hoặc vùng da phía sau tai. Hãy đợt ít nhất 24 tiếng để...