Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà đúng cách an toàn cho bé
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không thể tự xì mũi, khạc đờm ra ngoài nên cần được hút mũi. Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà bằng các dụng cụ và máy hỗ trợ.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên xảy ra các vấn đề về đường hô hấp như ngạt mũi, sổ mũi, có đờm gây khó thở, các chất nhầy chứa trong các khoang đường thở gây nghẹn… Vì vậy, hút mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cần thiết.
Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non yếu, dễ mắc các bệnh cảm lạnh, cảm cúm dẫn đến sổ mũi, nghẹt mũi. Khi trẻ sơ sinh bị tắc nghẽn đường thời bé sẽ khó chịu, thở khò khè, chán ăn và ngủ kém. Vì vậy, bố mẹ cần làm thông thoáng đường thở cho bé.
Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không? Trẻ sơ sinh chưa tự biết xì mũi để đẩy chất nhầy ra ngoài vì vậy để làm thoáng khoang mũi của bé thì bố mẹ nên hút mũi cho bé.
Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên hút mũi cho trẻ sơ sinh khi con bị ốm, bị nghẹt mũi, khó thở.
Hút mũi cho bé sơ sinh là cách giúp thông đường thở của bé (Ảnh minh họa)
Hút mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?
Khi trẻ có các dấu hiệu sốt 38 – 39 độ, ngạt mũi, khó thở, ho có đờm xanh, đờm đặc khó lấy, viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm, được bác sĩ chỉ định hút đờm, chất nhầy từ trong mũi ra thì bố mẹ nên hút mũi cho trẻ.
Tuy nhiên, hút mũi cho trẻ sơ sinh không hút nhiều hơn quá 3 – 4 lần/ ngày vì lực từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi của bé. Đồng thời, không sử dụng nước muối sinh lý quá 4 ngày liên tiếp vì theo thời gian chúng có thể làm khô mũi bên trong và làm cho tình trạng viêm mũi trở nên tồi tệ hơn.
Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn đúng cách
Chuẩn bị dụng cụ trước khi hút mũi:
- 1 lọ nước muối sinh lý
- Chọn 1 trong 3 dụng cụ hút mũi: ống bơm, dụng cụ hút mũi chữ U, máy hút mũi cho trẻ.
1. Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm
Video đang HOT
Bước 1: Mẹ đặt bé nằm trên 1 chiếc gối có độ cao vừa phải, đặt bé nằm hơi nghiêng.
Bước 2: Mẹ nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé để làm ẩm mũi cũng như giúp dịch nhầy loãng hơn ra khi hút dễ dàng hơn và tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
Bước 3: Mẹ cầm dụng cụ hút mũi bằng cách đặt ngón tay cái ở dưới đáy, ngón trỏ, ngón giữa giữ ở trên đầu. Sau đó dùng ngón cái ấn bóp bình đẩy không khí từ trong bình ra ngoài để tạo môi trường chân không. Mẹ vẫn giữ nguyên vị trí tay.
Bước 4: Mẹ giữ đầu bé nằm yên, sau đó đặt ống hút vào 1 bên mũi, mẹ nhả ngón cái ra để tạo lực hút hút dịch nhầy.
Bước 5: Bỏ ống hút ra ngoài, bóp mạnh đầu bình để dịch nhầy ra khỏi ống. Sau đó rửa sạch ống hút.
Bước 6: Lặp lại quá trình trên với bên mũi còn lại.
2. Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hình chữ U
Bước 1: Mẹ nhỏ 2 -3 giọt nước muối sinh lý vào 1 bên mũi của bé để chất nhầy loãng bớt.
Bước 2: Đặt bé nằm ngừa và hơi nghiêng người bé về 1 bên. Một người giữ chặt bé để bé không cử động, để đầu vòi lớn của dụng cụ vào trước mũi của bé, đầu thon được nối với ống để đựng chất nhầy.
Bước 3: Đặt đầu thon vào miệng của mình và hút để tạo lực hút hút dịch nhầy ra ngoài. Lực hút của mẹ càng mạnh thì dịch nhầy được lấy ra nhiều và sâu hơn. Mẹ không cần lo lắng dịch nhầy bị hút vào miệng bởi thiết kế của dụng cụ này dịch nhầy sẽ chảy vào 1 bình nhỏ không dây được ra ngoài.
Bước 4: Mẹ hút với lực hút tương tự với bên mũi còn lại.
Hút mũi xong mẹ làm sạch dụng cụ hút mũi bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.
3. Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng máy
Bước 1: Mẹ đặt bé nằm ngửa trên gối có chiều cao vừa phải, nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi cho bé.
Bước 2: Cho 1 đầu ống hút mũi vào một bên mũi và bật công tắc hút mũi của máy hút. Tiếp tục hút bên còn lại.
Bước 3: Mẹ đặt bé nằm thêm 1 lúc nữa sau khi hút mũi xong vì chất nhầy sót lại có thể chảy xuống cổ họng làm bé ói hoặc sặc.
Một số lưu ý khi hút mũi cho trẻ sơ sinh
- Mẹ không hút mũi cho bé sơ sinh quá nhiều tránh làm tổn thương niêm mạc mũi cho bé.
- Mẹ không hút mũi cho bé khi vừa ăn xong vì dễ khiến bé ói mửa. Thời gian hút mũi lý tưởng nhất cho bé là sau khi ăn 30 phút và lúc bé đang ngủ.
- Mẹ không hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng, bé dễ bị lây nhiễm virus vì hệ miễn dịch còn non yếu.
- Nếu mẹ hút mũi đờm cho bé 3 ngày không khỏi thì cần đưa bé đi gặp bác sĩ.
- Dụng cụ hút mũi cho bé phải được làm sạch trước và sau khi hút.
Món ăn mẹ Việt ưa dùng tăng chiều cao cho con thực chất có tác dụng ngược lại
Rất nhiều bà mẹ ngày ngày nấu món này cho con ăn với mong muốn tăng chiều cao cho con. Thế nhưng tác dụng lại ngược lại.
Bổ sung canxi để tăng chiều cao tối đa cho con trong những năm tháng đầu đời là điều mà rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Trong đó, nước hầm xương có lẽ là món ăn mà nhiều cha mẹ Việt sử dụng và nghĩ rằng nó chứa rất nhiều canxi. Tuy nhiên, điều này liệu có đúng?
Canxi là nguyên tố quan trọng giúp hình thành xương ở trẻ. 99% lượng canxi trong cơ thể động vật được lưu trữ trong xương nhưng trong 100ml nước hầm xương thì chỉ có 2-4mg canxi. Canxi trong xương rất bền và cứng. Việc hầm xương sẽ không giúp hòa tan canxi vào nước. Vì vậy, lượng canxi trong canh xương được hấp thụ vào cơ thể bé rất thấp, về cơ bản không giúp ích được gì cho việc bổ sung canxi.
Đặc biệt, các cha mẹ có biết, việc cho con dùng nước hầm xương nhiều khiến trẻ hấp thụ nhiều dầu mỡ và muối, quá nhiều chất béo sẽ làm tăng nguy cơ béo phì và còn làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi trong cơ thể bé.
Quá trình chuyển hóa muối trong cơ thể sẽ làm tăng lượng canxi mất đi, gây phản tác dụng. Hay nói cách khác, cho con ăn nước hầm xương đều đặn không giúp trẻ nhận thêm canxi mà nó còn là thực phẩm "rút dần" canxi trong cơ thể bé. Vì vậy, cha mẹ cần đề phòng canxi trong cơ thể con sẽ bị nước hầm xương "đánh cắp".
Nguồn canxi tốt nhất là từ sữa và các sản phẩm từ sữa
Đối với trẻ sơ sinh, các bác sĩ khuyến cáo nên được bú sữa mẹ hoàn toàn vì sữa mẹ có lượng canxi cần thiết cho quá trình chuyển hóa của trẻ. Đối với những em bé đã ăn dặm bổ sung hoặc trẻ lớn thì nên ăn thêm những thực phẩm chứa nhiều canxi như tảo, các sản phẩm từ đậu nành, pho mát, rau lá xanh...
Đặc biệt, trẻ thức dậy mỗi sáng với một ly sữa ăn kết hợp bánh mỳ kẹp, gà rán, khoai tây chiên sẽ làm tăng bài tiết canxi, tránh uống đồ uống có ga sẽ làm cản trở sự hấp thụ canxi.
Vitamin D có thể làm tăng sự hấp thụ tích cực của canxi
Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi. Nó có thể điều chỉnh sự chuyển hóa canxi và phốt pho thông qua một loạt các biến đổi phức tạp, do đó thúc đẩy quá trình hình thành xương. Cơ thể trẻ bị thiếu vitamin D không những giảm khả năng hấp thụ canxi mà còn bị mất đi theo đường nước tiểu, quá trình canxi hóa xương và răng sẽ không diễn ra, trẻ sẽ bị còi xương. Vitamin D có thể được bổ sung thông qua thực phẩm bổ sung. Các loại thực phẩm như gan, dầu gan cá, trứng và cá cũng chứa nhiều vitamin D.
Tất nhiên, cách đơn giản nhất để bổ sung vitamin D cho bé là tắm nắng.
Trên thực tế, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp bé bổ sung vitamin D, từ đó giúp tăng khả năng hấp thụ canxi. Nếu mùa đông bé không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và khả năng tổng hợp vitamin D không mạnh sẽ dễ dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu canxi. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải chú ý tắm nắng cho bé vào mùa đông.
Chọn khoảng thời gian
Thời gian phơi nắng vào mùa đông là từ 9 giờ đến 11 giờ sáng và 3 đến 4 giờ chiều. Đặc điểm của hai khoảng thời gian này là trong tia tử ngoại có nhiều thành phần chùm A hơn, đây là thời điểm tốt để dự trữ vitamin D trong cơ thể, đồng thời có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi và photpho ở ruột, tăng cường thể lực, thúc đẩy quá trình canxi hóa xương diễn ra bình thường. Thời gian phơi nắng mỗi lần tùy thuộc vào độ tuổi của bé, nên làm từng bước, mỗi lần 15-30 phút, nhiều lần trong ngày.
Mặc quần áo đỏ để tắm nắng
Khi phơi nắng, bạn có thể đội một chiếc mũ nhỏ có vành cho bé. Vì bé còn rất nhỏ, tóc thưa, bản xương sọ mỏng, khả năng chống tia cực tím kém, ngoài ra mũ có vành còn có tác dụng bảo vệ mắt cho bé. Bên cạnh đó, tốt nhất nên mặc quần áo màu đỏ khi phơi nắng, vì làn sóng bức xạ của quần áo màu đỏ có thể nhanh chóng "ăn" tia cực tím sóng ngắn có tính sát thương cao, có lợi cho sức khỏe của em bé khi phơi nắng.
Tóc trẻ sơ sinh mọc dựng đứng kèm theo biểu hiện này cần đi khám bác sĩ Theo dõi tình trạng tóc mọc ở trẻ sơ sinh giúp mẹ đoán được tình hình sức khỏe của bé. Mỗi đứa trẻ có một hình dạng tóc khác nhau. Tình trạng tóc mọc như thế nào không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bên ngoài mà còn phản ánh tình trạng thể chất cơ thể bé. Điều này cực đúng với trẻ...