Cách hạ sốt cho bé ngay tại nhà hiệu quả, an toàn ba mẹ nên áp dụng
Khi con có biểu hiện ốm sốt, cha mẹ hãy bình tĩnh và tìm cách hạ sốt an toàn ngay cho bé. Dưới đây là cách hạ sốt hiệu quả đã được nhiều bậc phụ huynh áp dụng.
Dấu hiệu của trẻ bị ốm sốt
Sốt được coi là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị vi khuẩn xâm nhập. Thế nhưng không thể để tình trạng này kéo dài, hãy tìm cách loại bỏ vi khuẩn và hạ sốt nhanh chóng. Nếu đo nhiệt độ thấy trẻ có nhiệt trên 37,5 độ là đã bị sốt nhẹ, hãy tìm cách hạ nhiệt cho bé ngay tại nhà bằng các phương pháp an toàn.
Cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
(Ảnh minh họa internet)
Hãy lựa chọn những bộ đồ rộng rãi, chất liệu thoáng mát cho con mặc để bé không cảm thấy bí bách, khó chịu. Mặc quần áo quá kín có thể khiến trẻ bị đổ mồ hôi nhiều hơn.
Lau người cho con bằng nước ấm
(Ảnh minh họa internet)
Lau người bằng nước ấm sẽ giúp con cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Hãy cởi bỏ quần áo của bé, dùng khăn mềm nhúng nước ấm vắt khô, sau đó lau khắp người cho bé, có thể dùng một chiếc khăn sạch ẩm để đắp trán, hai bên nách cho con. Nhưng nhớ hãy luôn đắp một chiếc chăn mỏng đề phòng gió lùa nhé.
Video đang HOT
Khăn ấm giúp các mao mạch trên cơ thể giãn ra giúp con thoải mái và làm mát cơ thể.
Cho con uống nhiều nước
(Ảnh minh họa internet)
Trong thời gian con bị sốt, cha mẹ cần tích cực cho con uống nhiều nước hơn, bởi vì cơ thể lúc này rất háo nước, cảm giác khô khan. Có thể bổ sung nước cho con bằng nhiều cách như cho uống sữa, nước lọc, nước sinh tố, nước canh, súp,… bằng hình thức nào cũng được, miễn là lượng nước lớn hơn bình thường. Ngoài ra bạn có thể sử dụng nước điện giải như oresol để bù nước cho cơ thể của bé, điều này sẽ giúp con hạ sốt nhanh chóng.
Hạ sốt bằng giấm táo
(Ảnh minh họa internet)
Phương pháp hạ sốt này có thể còn ít phụ huynh biết tới. Tỉ lệ pha là 1 phần giấm, 2 phần nước sạch sau đó dùng nước này để thấm ướt khăn đắp lên trán con, dùng một chiếc khăn khác để lau người cho con. Đây cũng là một cách làm hiệu quả nhưng ít người biết tới, có thể mùi chua của giấm táo sẽ khiến con cảm thấy khó chịu, nhưng đừng quá lo lắng một lúc là mùi giấm sẽ bay hết đi thôi.
Hạ sốt bằng miếng dán
(Ảnh minh họa internet)
Dùng miếng dán hạ sốt dành riêng cho trẻ nhỏ, hãy để trong ngăn mát một lúc sau đó bóc ra và dán lên trán con. Miếng còn lại hãy cắt làm đôi và dán vào gan lòng bàn chân của trẻ, miếng dán hạ sốt sẽ giúp khuếch tán nhiệt, giúp cơ thể giảm nhiệt độ nhanh chóng.
Hạ sốt bằng cây nhọ nồi
(Ảnh minh họa internet)
Nhọ nồi được biết là một vị thuốc dân gian phổ biến được rất nhiều phụ huynh tin dùng từ trước đến nay và rất hiệu nghiệm. Dùng một nắm nhọ nồi ngâm với nước muối pha loãng tầm 15 phút, sau đó vớt ra đun sôi với nước và để nguội. Có thể sử dụng nước nhọ nồi đã đun cho con uống, áp dụng với trẻ trên 1 tuổi, còn đối với trẻ nhỏ hãy dùng bã nhọ nồi giã và bọc vào miếng vải đắp trán cho con. Phần còn lại hãy dùng để chườm bẹn, nách giúp con hạ sốt nhanh chóng.
Hạ sốt bằng lá tía tô
(Ảnh minh họa internet)
Tía tô không chỉ là một loại gia vị giúp các món ăn trở nên ngon hơn, mà còn giúp bạn giải cảm, hạ sốt cũng rất hiệu quả. Khi trẻ bị sốt hãy sử dụng lá tía tô tươi ngâm qua nước muối, sau đó rửa sạch và giã lấy nước cho con uống. Có lẽ mùi vị lạ của loại rau này sẽ khiến bé không chịu uống, hãy tìm cách dỗ dành cho con uống.
Hạ sốt bằng rau diếp cá
(Ảnh minh họa internet)
Rau diếp cá cũng là một vị thuốc thiên nhiên được nhiều bà mẹ áp dụng. Tương tự cách áp dụng với cây nhọ nồi, rau diếp cá cũng được đem giã nát để đắp lên trán, chườm nách, bẹn của trẻ./.
Có cần cho trẻ uống oresol khi bị sốt?
Bé nhà tôi 28 tháng, cháu đi nhà trẻ nên hay bị lây ốm, sốt. Tôi nghe nói sốt cao sẽ bị mất nước nhiều, nên bổ sung oresol cho cháu. Nhưng cháu chỉ đòi uống nước lọc, nhất định không chịu uống oresol, nếu tôi ép uống thì cháu sẽ nôn. Xin cho biết có nhất thiết phải cho trẻ uống oresol khi bị sốt không?
Trần Thị Thoa (Bắc Ninh)
Trên thực tế, rất nhiều phụ huynh ép con uống oresol khi bị sốt, dù sốt vì bất kỳ lý do gì. Tuy nhiên đây không phải là việc làm đúng đắn, bởi trẻ sốt có rất nhiều nguyên nhân. Đúng là khi sốt cao sẽ bị mất nước, nhưng tùy vào mức độ mất nước và các bệnh khác kèm theo mà bác sĩ sẽ quyết định trẻ có cần dùng oresol hay không. Có những lý do để không cần dùng oresol khi trẻ bị sốt:
Một là oresol khó uống vì vị rất ngang, lờ lợ, mằn mặn. Hầu hết trẻ em (kể cả người lớn) thấy oresol khó uống và không muốn uống nếu không ở trong tình trạng mất nước và điện giải nhiều.
Hai là vì oresol khó uống nên trẻ dễ nôn, mà nôn lại gây mất nước, điện giải nên khiến trẻ càng mệt thêm.
Không nhất thiết phải uống oserol khi trẻ bị sốt.
Ba là khi trẻ bị sốt sẽ bị mất nước nhiều hơn mất điện giải (chủ yếu mất nước qua mồ hôi và hơi thở), hay còn gọi là mất nước ưu trương. Khi bù nước cho trẻ cần bù theo những gì trẻ mất đi nghĩa là cần bù nước nhiều hơn bù điện giải. Mà oresol là dung dịch đẳng trương, vậy nên cho trẻ uống là không phù hợp.
Bốn là, hiện tại y khoa chưa có hướng dẫn nào về việc dùng oresol cho trẻ bị sốt. Có thể việc sử dụng oresol để bù nước và điện giải bắt nguồn từ việc điều trị tiêu chảy, nên nhiều phụ huynh cũng áp dụng để bù mất nước trong sốt, nhưng đây là việc áp dụng hoàn toàn không đúng.
Sẽ là rất cần thiết phải uống oresol khi bị sốt kèm theo tiêu chảy. Còn với một trẻ bình thường không chịu uống oresol, mà khi sốt lại thích uống dung dịch này thì có khả năng là đang mất nước nhiều, cần đưa trẻ đi khám sớm.
Mẹ tự mua thuốc hạ sốt cho con uống khiến bé trai 11 tuổi nguy kịch Thấy bé trai bị sốt, người mẹ đã cho bé uống thuốc hạ sốt trong 2-3 ngày nhưng không đỡ nên đưa đến bệnh viện. Các bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị sốc nhiễm khuẩn, viêm đa xoang, tình trạng nguy kịch. Bệnh nhi bị sốc nhiễm khuẩn, viêm đa xoang nguy kịch sau khi uống thuốc hạ sốt tại nhà. Ảnh:...