Cách giúp bạn tỉnh táo sau khi ‘đi bão’
Nếu đã có một đêm cổ vũ hết mình cho đội tuyển U22 Việt Nam sau khi giành HCV môn bóng đá nam SEA Games 30, bạn hãy áp dụng một số mẹo sau để nhanh chóng tỉnh táo.
Dậy khi chuông báo thức kêu: Bạn nên duy trì thời gian thức dậy cố định và thực hiện mọi việc như thường lệ thay vì ngủ nướng. Việc ngủ thêm sẽ khiến nhịp sinh học của bạn bị đảo lộn và mệt mỏi.
Uống nước: Trước khi ăn sáng, bạn nên bắt đầu ngày mới với một cốc nước. Điều này giúp cơ thể nhanh chóng tỉnh táo và cảm thấy nhanh nhẹn hơn.
Tập thể dục: Một vài động tác đơn giản sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng và đạt được sự tập trung cao hơn. Các bài tập cardio nhẹ nhàng giúp giúp não giải phóng nhiều hóa chất và endorphin vào dòng máu, có thể làm giảm các triệu chứng căng thẳng, lơ mơ. Tập luyện buổi sáng cũng làm gia tăng mức năng lượng trong suốt cả ngày cho bạn.
Ăn nhiều bữa nhỏ: Việc chia thực đơn thành nhiều bữa nhỏ giúp lượng đường trong máu ổn định. Nếu thời gian giữa các bữa ăn quá dài, lượng đường trong máu giảm xuống khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi hơn.
Chợp mắt: Ngủ một giấc ngắn khoảng 20-30 phút cũng đủ giúp bạn trở nên tỉnh táo, nhất là khi thực hiện vào đầu giờ chiều. Tuy nhiên, bạn chỉ nên giữ thời gian chợp mắt ngắn và không ngủ quá muộn để tránh mất ngủ buổi đêm.
Video đang HOT
Theo Zing
Sự khác biệt giữa việc dậy lúc 6 giờ và 8 giờ: Cơ thể sở hữu thêm 5 lợi ích không loại thuốc nào làm được
Dậy sớm là một liều thuốc bổ tốt cho cả tinh thần lẫn thể chất, nhưng ít ai biết thức giấc lúc 6 giờ sáng thì cơ thể lại sở hữu thêm 5 lợi ích này so với việc dậy vào 8 - 9 giờ.
Nhiều người thường có thói quen thức thật khuya và "ngủ nướng" đến tận trưa, nếu sớm hơn thì cũng nằm trong khoảng 8 - 9 giờ sáng. Và dĩ nhiên dậy quá muộn rất có hại cho sức khỏe, bởi nó gây ra các bệnh lý về da, cân nặng, bệnh tim lẫn các vấn đề tâm lý.
Đối với một số người lớn tuổi thì họ thường dậy lúc 4 - 5 giờ sáng, tuy nhiên đây cũng không phải là thời gian lý tưởng để bắt đầu ngày mới. Nói một cách khoa học, dậy quá sớm cũng gây ra các vấn đề về huyết áp và mạch máu. Tóm lại, dậy muộn quá hoặc sớm quá đều cấu thành nên các bệnh lý ngoài ý muốn.
Dậy quá muộn hay quá sớm đều không tốt, liệu đâu là thời điểm tốt nhất để bắt đầu ngày mới?
Vậy đâu là thời điểm hợp lý để thức dậy? Theo các chuyên gia, mọi người nên thức dậy trong khoảng 6 - 7 giờ. Với điều kiện là phải ngủ đúng giờ đúng giấc vào đêm hôm trước nhằm đảm bảo sức khỏe. Nếu cảm thấy mệt mỏi khi phải dậy sớm, hãy ngủ bù vào buổi trưa để lấy lại năng lượng nhanh nhất.
Vậy sự khác biệt giữa thức dậy đúng 6 - 7 giờ so với khác khung giờ khác là gì? Chính là việc cơ thể sẽ sở hữu thêm 5 lợi ích sau đây:
1. Tăng cường khả năng miễn dịch
Đối với những người có thói quen dậy sớm, họ cũng hình thành luôn thói quen đi ngủ sớm. Và nếu duy trì được nó trong một thời gian dài, các cơ quan của cơ thể cũng ngày càng hoạt động đúng nhịp sinh học và tăng cường khả năng miễn dịch sự tấn công của virus gây bệnh.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các môn thể thao để khởi động cơ thể trước khi đi làm. Dậy sớm chạy bộ là lựa chọn hoàn hảo, giúp bạn có được sức khỏe thật tốt để theo đuổi hoài bão và một tinh thần lạc quan tràn đầy hứng khởi.
2. Duy trì cân nặng ổn định
Theo một thống kê cho thấy, những người dậy muộn thường có xu hướng béo phì hơn so với những người hay dậy sớm bởi họ có một cơ thể mạnh khỏe. Đối với những người đang trong thời kỳ giảm cân thì cần phải dậy sớm, và hãy dùng thời gian này để tập thể dục.
Hơn thế nữa, những người dậy muộn hay bỏ qua bữa sáng để ăn trưa. Điều này không chỉ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, mà còn làm tăng cảm giác thèm ăn hơn vào buổi trưa. Khi đó họ sẽ ăn nhiều hơn, thậm chí gấp 2 hoặc 3 lần buổi sáng để lấp đầy cơn đói.
Vậy nên dậy sớm ăn sáng cũng là cách để giữ cho một cơ thể cân đối và tránh các bệnh nguy hiểm, bao gồm béo phì.
3. Tăng sự tập trung
Với một số người có thói quen dậy sớm, các tế bào não và tế bào thần kinh của họ sẽ hoạt động mạnh mẽ và năng suất hơn nếu ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, ngủ sớm dậy sớm còn cải thiện sự tập trung và trí nhớ của não bộ.
Theo một nghiên cứu nhỏ, với những sinh viên thường xuyên dậy sớm, kết quả học tập của họ cao hơn so với những sinh viên bình thường. Hơn thế nữa, cuộc sống của họ sẽ diễn ra đúng theo khuôn khổ nhịp sinh học, sự tập trung cũng tốt hơn và năng suất học tập của họ sẽ tốt hơn.
4. Ngập tràn cảm giác hạnh phúc hơn
Theo các nhà nghiên cứu, khi ngủ nướng liên tục sẽ xuất hiện hiện tượng mệt mỏi, tâm trí lảo đảo và có cảm giác không thỏa mãn vì thèm ngủ. Những người dậy sớm theo đồng hồ sinh học có thể tận hưởng ánh nắng mặt trời, làm việc một cách có trật tự và khoa học hơn. Vì vậy dẫn đến một tâm trạng đầy lạc quan và hạnh phúc.
5. Giảm nguy cơ trầm cảm
Dậy sớm bạn sẽ có thêm thời gian để chuẩn bị bữa sáng, nghe tin tức, thong thả tắm táp hay ngồi thiền. Rất nhiều người có con nhỏ cảm thấy sáng sớm đúng là khoảng thời gian duy nhất trong ngày được nhâm nhi tách cà phê hoặc thư giãn trước khi bắt đầu một ngày mới.
Vậy nên đối với những người này, họ hiếm khi có nhiều điều phải lo toan và vội vã, dần dần lo lắng và muộn phiền sẽ biến mất, kéo theo trầm cảm cũng phải "cuốn gói" khỏi bạn.
Tốt nhất hãy tập thói quen đi ngủ sớm để ngày mai có thể dậy sớm, hãy nhắm mắt trong khoảng 10 - 11 giờ tối để có thể thức giấc đúng 6 giờ như ý muốn. Nếu bạn không ngủ được thì có thể thử những cách sau để giúp đi vào giấc ngủ nhanh và ngon hơn nhé:
- Tạo một không gian ngủ phù hợp
- Tắt hết đèn
- Không dùng các thiết bị điện tử
- Đi vệ sinh trước khi ngủ
- Nói không với stress
- Thay đổi tư thế ngủ
- Không ăn trước khi ngủ
Theo aboluowang/Helino
Ghi sổ tay loạt bí kíp để khỏe mạnh "phăm phăm" sau chuyến bay xa Đối với những người đam mê du lịch, chuyện cảm thấy mệt mỏi sau chuyến bay xa có thể là vấn đề ai cũng từng trải qua. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn có được thể lực tốt hơn sau chuyến bay dài. Hội chứng jet lag là một rối loạn giấc ngủ tạm thời có thể ảnh hưởng đến...