Cách giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc gan
Nhiễm độc gan là tình trạng bệnh lý xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương do tiếp xúc với các chất có hại, chẳng hạn như một số loại thuốc, độc tố hoặc hóa chất.
Những tổn thương này có thể làm suy giảm chức năng gan và trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy gan.
Nhiễm độc gan có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là:
Thuốc và thực phẩm chức năng: Có hơn 1000 loại thuốc và 60 loại thực phẩm chức năng có thể gây tổn thương gan. Rượu và đồ uống có cồn nếu lạm dụng cũng có thể tổn hại gan, dẫn đến tình trạng viêm gan và xơ gan.
Dấu hiệu nhiễm độc gan
Nhiều bệnh nhân bị gan nhiễm độc nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng và chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm cho thấy các chỉ số men gan bất thường. Viêm gan cấp tính là dạng tổn thương phổ biến nhất trong trường hợp gan bị nhiễm độc.
Một số triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau tức vùng hạ sườn phải, vàng da, và nước tiểu sẫm màu. Đối với những bệnh nhân có tình trạng ứ mật, có thể xuất hiện triệu chứng ngứa da. Khi thăm khám, bác sĩ có thể phát hiện gan to, các dấu hiệu của rối loạn đông máu ( xuất huyết dưới da, chảy máu niêm mạc miệng…), hoặc các triệu chứng của hội chứng não gan như rối loạn định hướng không gian, thời gian, lú lẫn, và hôn mê.
Các trường hợp gan nhiễm độc mạn tính có thể dẫn đến xơ hóa gan và xơ gan.
Các trường hợp gan nhiễm độc mạn tính có thể dẫn đến xơ hóa gan và xơ gan. Bệnh nhân có thể đến khám khi xuất hiện đợt mất bù cấp tính (cổ trướng, xuất huyết tiêu hóa, vàng da…) hoặc khi xơ gan tiến triển đến giai đoạn mất bù.
Video đang HOT
Ngoài các triệu chứng suy giảm chức năng gan do tổn thương gan gây ra bởi các chất độc, còn có thể xuất hiện các phản ứng quá mẫn như sốt, nổi ban, hoặc hội chứng Stevens-Johnson do tác nhân gây hại.
Cần làm gì khi bị nhiễm độc gan?
Khi bị nhiễm độc gan, tùy từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Để bảo vệ gan, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi lành mạnh và điều độ, cùng với việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Thực đơn hàng ngày nên tăng cường bổ sung vitamin (B, C, E) và các khoáng chất (kẽm, selen) để hỗ trợ gan trong việc chuyển hóa các độc chất hiệu quả hơn. Đặc biệt, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Người bệnh nên từ bỏ thói quen sử dụng thuốc tùy tiện và chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, với chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Khi sử dụng thuốc, cần tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng và uống kèm với nhiều nước để hỗ trợ gan trong việc xử lý thuốc.
Đối với những trường hợp cần sử dụng thuốc dài hạn, nên kết hợp với các thực phẩm bổ sung và thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên, đã được thử nghiệm lâm sàng, để bảo vệ gan, hạ men gan, giải độc, và tăng cường chức năng gan, đảm bảo các hoạt động chuyển hóa của gan diễn ra hiệu quả.
Ngoài ra, lối sống sinh hoạt hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe gan. Duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm việc thường xuyên tập thể dục, ăn uống khoa học, uống đủ nước, và bổ sung các vitamin cùng các chất vi lượng cần thiết như vitamin A, E, K, C… sẽ giúp duy trì một lá gan khỏe mạnh.
Nên tránh xa các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
Đồng thời, cần hạn chế sử dụng rượu bia, tránh xa các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, và giảm thiểu tiếp xúc với các chất độc hại trong không khí như khói bụi, thuốc trừ sâu, phân bón… trong thời gian dài.
Giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc gan không sử dụng thuốc bừa bãi. Sử dụng thuốc một cách tùy tiện là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm độc gan. Chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết và phải tuân thủ đúng chỉ định và liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tóm lại: Gan nhiễm độc có thể xảy ra với bất kỳ ai, khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều loại độc tố, gan có thể bị tổn thương và không còn thực hiện hiệu quả các hoạt động chuyển hóa cần thiết. Lâu dần, các chất độc tồn đọng trong cơ thể có thể dẫn tổn thương gan. Vì vậy, nếu xuất hiện các triệu chứng như: phân sẫm màu; mê sảng; vàng da; ăn mất ngon; xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân (ecchymosis); nôn ra máu… người bệnh cần đi khám ngay.
Chạy đua cứu bệnh nhân suy đa tạng do sốt xuất huyết
Thời điểm nhập viện, bác sĩ xác định bệnh nhân bị suy đa phủ tạng, suy gan, suy thận, tiêu cơ vân, rối loạn đông máu rất nặng nề.
Bệnh sốt xuất huyết năm nay đa dạng các biến chứng
Bất ngờ xuất hiện tình trạng sốt, người mệt mỏi, anh Linh (tên bệnh nhân đã được thay đổi), 38 tuổi đã nhập viện thăm khám. Ngay khi đến Bệnh viện đa khoa Hà Đông thăm khám, các bác sĩ đã chẩn đoán anh mắc sốt xuất huyết ở tình trạng nặng và ngay lập tức được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
"Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất nặng và phải hồi sức thở máy, có tình trạng suy đa phủ tạng, suy gan, suy thận, tiêu cơ vân, rối loạn đông máu", bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết.
Anh Linh là 1 trong 3 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nặng đang nằm điều trị tại Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Kim Chung). Ảnh: Ngọc Nga
Cũng theo bác sĩ Phúc, hiện tại, anh Linh đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và tiên lượng cực kỳ nặng nề, tiên lượng tử vong ở bệnh nhân lên đến 80-90%. "Đánh giá tình trạng suy gan của bệnh nhân đang giảm dần, tuy nhiên những tạng khác vẫn đang suy giảm và hiện tại, chức năng phổi, tình trạng ý thức của bệnh nhân chưa được cải thiện", bác sĩ Phúc đánh giá.
Ngoài anh Linh, tại Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đang điều trị cho 2 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Cả 2 bệnh nhân đều nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng, suy gan, hôn mê gan. Hiện tại tình trạng của 2 bệnh nhân này đã cải thiện.
Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, ở Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có dấu hiệu tăng so với thời điểm trước. Và theo báo cáo mới đây của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết của Hà Nội từ đầu năm đến nay rất cao, đã có 4 trường hợp tử vong do bệnh này. Cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết của Hà Nội là 23.314 trường hợp. Số ca mắc tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết của Hà Nội phân bổ ở 30/30 quận, huyện, thị xã, 572/579 xã, phường, thị trấn.
Theo bác sĩ Phúc, số lượng bệnh nhân nặng nhập viện năm nay so với năm ngoái có gia tăng nhẹ so với năm ngoái và bệnh cảnh bệnh nhân rất đa dạng và phức tạp. Trong vòng 1 tháng trở lại đây, Khoa Hồi sức Tích cực tiếp nhận bệnh nhân sốt xuất huyết có rất nhiều các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau như: chảy máu, suy gan, suy thận, viêm cơ tim, viêm phổi hay là viêm não. "Tình trạng bệnh sốt xuất huyết Dengue năm nay đa dạng các biến chứng khác nhau", bác sĩ Phúc nhấn mạnh.
Tiên lượng tử vong ở bệnh nhân Linh lên đến 80-90%. Ảnh: Ngọc Nga
Sốt xuất huyết sẽ diễn tiến nặng ở những người có tâm lý chủ quan
Tại Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Kim Chung) đang điều trị cho 3 bệnh nhân sốt xuất huyết, tuy nhiên cả 3 bệnh nhân đều là ca bệnh nặng, thậm chí có trường hợp tiên lượng tử vong cao.
Chia sẻ thêm về việc bệnh sốt xuất huyết dễ diễn tiến nặng ở những người như thế nào, bác sĩ Phúc cho hay: "Virus Dengue cũng như các loại virus khác, sẽ diễn tiến nặng nề hơn ở những bệnh nhân có bệnh nền có sẵn từ trước. Tuy nhiên là sốt xuất huyết Dengue có số lượng mà người trẻ mắc khá nhiều. Vì thế nên đối với những đối tượng người trẻ này thì cũng có thể diễn biến nặng đối với những người có tâm lý chủ quan".
Tâm lý chủ quan khi mắc sốt xuất huyết là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng biến chứng. Bởi đối với xuất huyết Dengue trong những ngày đầu tiên thì bệnh nhân thường sốt rất cao và mệt mỏi. Tuy nhiên, thời điểm này chưa phải là thời điểm nặng nề mà đến thời điểm sau khi cơn sốt bắt đầu thuyên giảm, đó mới chính thời điểm người bệnh chủ quan và dễ biến chứng nhất. Vì thế nên đối với những trường hợp mắc sốt huyết thì cần được theo dõi ở các cơ sở y tế có chuyên môn để có thể theo dõi sát tình trạng bệnh của bệnh nhân và chỉ định điều trị thích hợp.
May mắn hơn anh Linh, anh Đăng (tên bệnh nhân đã được thay đổi) đã có những tín hiệu tích cực sau khi được các bác sĩ điều trị. Ảnh: Ngọc Nga
Đặc biệt, bác sĩ Phúc cũng khuyến cáo, sốt huyết Dengue có 4 chủng, vì thế bệnh nhân có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần. Và trong y khoa đã từng ghi nhận trường hợp tái mắc sốt xuất huyết có khả năng biến chứng nặng nề hơn so với lần đầu.
Thuốc và các phương pháp điều trị hẹp van hai lá Hẹp van hai lá là tình trạng bất thường của van tim hai lá khi không thể mở hoàn toàn, cản trở lưu lượng máu từ tâm nhĩ trái tới tâm thất trái. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể gặp các biến chứng như tăng áp phổi, rung nhĩ, và huyết khối... ThS.BS. Nguyễn Thu Huyền, Khoa Nội tim mạch,...