Cách giảm mất cơ khi ngừng tập luyện
Nhiều người mất cơ chỉ trong vòng vài tuần sau khi không tập luyện sức mạnh nữa. Vậy, làm thế nào để giảm mất cơ sau khi ngừng tập luyện?
1. Nguyên nhân gây mất cơ?
Mất cơ có thể liên quan đến tuổ.i tác, mức độ hoạt động, chế độ dinh dưỡng… Việc tập luyện sức mạnh sẽ kích thích tổng hợp protein cơ, giúp sửa chữa và xây dựng mô cơ.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình tổng hợp protein cơ có thể giảm 50% khi không hoạt động, đẩy nhanh quá trình mất khối lượng nạc. Ngoài ra, sự thay đổi hormone cũng làm tăng quá trình này. Testosterone và IGF-1 (hormone quan trọng đối với sự phát triển cơ) giảm khi không hoạt động. Sự mất cân bằng hormone khiến cơ thể dễ dàng phâ.n hủ.y mô cơ để lấy năng lượng, lâu dần sẽ dẫn đến mất cơ.
Không những thế, nếu không hoạt động hàng ngày (đi lại, vận động…), tình trạng mất cơ sẽ trở nên rõ rệt hơn, đặc biệt ở người có chế độ dinh dưỡng kém hoặc lượng protein nạp vào thấp.
Nhiều người mất cơ chỉ trong vòng vài tuần sau khi không tập luyện sức mạnh.
2. Không tập luyện sức mạnh trong bao lâu sẽ gây mất cơ?
Thời gian tập luyện liên tục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ bắp. Ở người đã tập luyện trong nhiều năm, cơ thể sẽ được trang bị tốt hơn để duy trì khối lượng cơ trong thời gian gián đoạn ngắn. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu hoặc những người tập luyện sức mạnh ít, có thể sẽ mất cơ nhanh hơn. Sự suy giảm ban đầu này không chỉ liên quan đến kích thước cơ bắp mà sức mạnh của cơ bắp cũng giảm.
Thời gian mất cơ ở mỗi người là khác nhau, nhưng thông thường một người bắt đầu mất khối lượng cơ và sức mạnh trong vòng 2 đến 3 tuần sau khi ngừng tập luyện sức bền. Thậm chí có những trường hợp mất cơ chỉ xảy ra trong vòng 1 tuần. Khối lượng cơ và mức độ sức mạnh được duy trì trong tối đa 3 tuần khi không tập thể dục ở những người thường xuyên tập luyện. Những người lớn tuổ.i dễ bị suy giảm khối lượng cơ, thậm chí còn mất cơ nhanh hơn.
Video đang HOT
Thời gian tập luyện liên tục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ bắp…
3. Mẹo giảm mất cơ khi ngừng tập luyện
Có thể thực hiện một số mẹo sau để giữ không bị mất cơ:
Nếu không đến phòng tập, việc duy trì mức độ vận động vừa phải cũng có thể giảm khả năng mất cơ bắp. Nên tập các bài tập thể dục, yoga hoặc đi bộ nhanh để kích thích cơ bắp đủ để giảm thiểu tình trạng teo cơ.
- Ưu tiên protein
Duy trì lượng protein nạp vào cao hơn trong thời gian ngừng tập. Để đảm bảo quá trình tổng hợp protein cơ vẫn hoạt động, mỗi ngày cần tiêu thụ 1,6 – 2,2 g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm như thịt nạc, trứng, protein thực vật…
- Sử dụng dây kháng lực hoặc tạ nhẹ
Dây kháng lực hoặc tạ nhẹ có thể đảm bảo cơ bắp hoạt động. Các nghiên cứu cho thấy, bài tập với kháng lực tải thấp cũng có thể duy trì khối lượng cơ.
- Kiểm soát lượng calo nạp vào
Tránh ăn quá nhiều trong thời gian nghỉ ngơi. Lượng calo dư thừa kết hợp với tình trạng không vận động có thể dẫn đến tăng mỡ, lâu dần khiến tình trạng mất cơ trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi bắt đầu trở lại tập luyện sức mạnh, không nên tập tạ quá nặng, tập quá sức. Chỉ nên tập với mức tạ nhẹ hơn để cơ thể làm quen với các chuyển động và tránh chấn thương, sau đó mới tăng dần mức tạ.
Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai
Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu thường thấy sợ hãi, cảm giác mọi người đều bỏ mặc mình.
Hơn nữa còn cảm thấy tủi thân, điều này gọi là hội chứng mẫn cảm trong thai kỳ.
Nguyên nhân gây hội chứng mẫn cảm khi mang thai
Những thai phụ mắc phải hội chứng mẫn cảm hay khóc là do sự thay đổi hormone trong cơ thể nhưng không thể thích ứng kịp. Hoặc do không thích nghi với các hội chứng mang thai và suy giảm dinh dưỡng trầm trọng trong thai kỳ.
Việc chuyển từ thiếu nữ sang làm mẹ cũng là một trong những biến đổi tâm lý mà người mẹ phải chịu đựng. Do cơ thể người mẹ không thể kịp thích nghi, nên để giải tỏa những gánh nặng này người mẹ đành chuyển sang cho người thân một cách hết sức vô lý.
Mối liên quan giữa tâm lý của bà mẹ mang thai với trẻ sơ sinh
Phụ nữ mang thai là một đối tượng rất dễ bị tổn thương và nhạy cảm do những sự thay đổi sinh lý trong thai kỳ. Ngoài sức khỏe sinh lý chúng ta cần quan tâm đến cả sức khỏe tinh thần hay tâm lý của thai phụ. Một số nghiên cứu đã chứng minh có sự liên quan giữa tâm lý hay cảm xúc của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai với một số kết cục của trẻ sơ sinh.
Trong quá trình thai nhi lớn lên, con liên tục nhận được các tín hiệu từ mẹ. Đó không chỉ là âm thanh nhịp tim của bạn hay bất kỳ bản nhạc nào bạn nghe, mà còn nhận được các tín hiệu hóa học qua nhau thai. Những thay đổi tiêu cực trong tâm lý thai phụ sẽ đưa đến sự gia tăng các stress hormone. Thông qua bánh nhau các hormone này cũng tăng lên trong má.u thai nhi, khiến chúng gặp phải những căng thẳng tương tự.
Ngược lại khi người mẹ cảm thấy vui vẻ và bình tĩnh, điều đó cho phép em bé trong bụng phát triển ở môi trường vui vẻ và bình tĩnh.
Từ trong bào thai em bé đã tiếp xúc và phản ứng lại với mọi thứ bạn trải qua. Điều này bao gồm âm thanh trong môi trường, không khí mẹ bầu hít thở, thức ăn mẹ bầu ăn và cả cảm xúc cảm nhận. Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.
Ngay từ khi mới sinh, những tương tác cảm xúc của bạn với em bé sẽ giúp định hình cách suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của trẻ sau này. Những tương tác này cũng giúp tăng cường mối quan hệ tình cảm quan trọng giữa bạn và con.
Tâm lý của phụ nữ trong giai đoạn mang thai là vấn đề rất cần được quan tâm.
Thai phụ cần làm gì để tránh mắc hội chứng mẫn cảm trong thai kỳ?
Tâm lý của phụ nữ trong giai đoạn mang thai là vấn đề rất cần được quan tâm bởi bác sĩ, gia đình, xã hội và đặc biệt là bản thân thai phụ.
Bác sĩ qua các lần thăm khám cần đán.h giá xem thai phụ có đang gặp phải bất kỳ rối loạn tâm thần kinh nào hay không. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ giảm nguy cơ thai nhi gặp phải những kết cục xấu.
Gia đình cần hỗ trợ về mặt tâm lý cho phụ nữ mang thai. Đây là giai đoạn cơ thể người phụ nữ có nhiều xáo trộn, do đó họ khó tự mình kiểm soát cảm xúc. Sự quan tâm của gia đình sẽ giúp ích rất nhiều cho thai phụ.
Thai phụ cần nói chuyện với những mẹ khác đã từng mang thai: Khi mẹ bầu nói chuyện với những người có kinh nghiệm thì sự lo lắng và sợ hãi khi mang thai sẽ giảm dần, đồng thời việc trao đổi, giao lưu còn khiến mẹ bầu nhận ra rằng việc mang thai là một điều kỳ diệu. Không phải tự nhiên mà các mẹ thường xuyên sử dụng các diễn đàn và hội nhóm để nói chuyện, một phần là để giải tỏa tâm lý trong thời kỳ mang thai.
Thai phụ cần sử dụng thời gian của mình để làm việc nhà hoặc các công việc có ích khác khiến mẹ bầu quên đi các vấn đề tâm lý đang gặp phải hoặc tận dụng thời gian để làm những việc có ích trong cuộc đời mình.
Ăn uống và tập thể lực điều độ cũng giúp mẹ bầu có thể giảm bớt căng thẳng và quên đi sự thay đổi bất thường của cơ thể.
Thai phụ không nên dồn nén những bức xúc với chồng con, hãy chia sẻ hết những tâm tư tình cảm và những căng thẳng cho chồng. Nếu chồng bạn là một người biết cảm thông chia sẻ thì có thể anh ấy sẽ giúp bạn xua tan đi những gánh nặng khi mang thai.
Tóm lại: Thai phụ nên có một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, rèn luyện và giải trí thích hợp. Hãy chia sẻ với bác sĩ các vấn đề bạn đang gặp phải. Thai phụ cũng nên tham gia các lớp học tiề.n sản và câu lạc bộ để chuẩn bị kiến thức thật tốt cho thai kỳ, hậu sản và nuôi con. Hãy có một tinh thần tích cực cho một thai nhi khỏe mạnh.
5 bước chăm sóc da khắc phục, ngăn ngừa nứt nẻ mùa hanh khô Thời tiết hanh khô dễ khiến làn da khô ráp, bong tróc, nứt nẻ. Vậy chăm sóc thế nào để ngăn ngừa sự mất nước và giữ ẩm, giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da? 1. Nguyên nhân khiến da nứt nẻ mùa hanh khô - Thiếu hụt độ ẩm: Khi thời tiết hanh khô, độ ẩm trong môi trường giảm sút...