Cách giải quyết 5 vấn đề thường xảy ra khi tự lên kế hoạch cho đám cưới
Vì không thể có tất cả những điều mong muốn cho hôn lên nên bạn hãy sử dụng nguyên tắc ‘Ba điều quan trọng nhất’.
Ngày cưới sẽ là khoảnh khắc hạnh phúc của uyên ương. Tuy nhiên, quá trình lên kế hoạch cho nó có thể sẽ khiến bạn phải cực kỳ vất vả bởi những điều sau đây.
1. Bạn sẽ gặp căng thẳng
Ban đầu, mọi thứ diễn ra thật suôn sẻ và thú vị. Nhưng rồi sẽ đến lúc bạn cảm thấy sợ hãi khi phải lên kế hoạch, đưa ra quyết định và cạn kiệt năng lượng. “Núi việc” chồng chất và cảm giác bị choáng ngợp sẽ thay thế niềm hứng khởi lúc đầu.
Giải pháp:
- Việc bạn cần làm là tạo ra các mục tiêu sát với thực tế và dễ quản lý, chẳng hạn như cập nhật mọi việc theo từng tháng, từng tuần. Bạn có thể dùng đến sự trợ giúp của ghi chú điện tử trên điện thoại, máy tính hoặc đơn giản hơn là sổ tay…
- Dành ra ít nhất một ngày mỗi tuần để thực hiện danh sách các việc cần làm cho đám cưới. Hãy tách riêng thời gian chuẩn bị cho đám cưới với các hoạt động khác mà bạn vẫn thường làm bên gia đình, người thân. Việc tách biệt các hoạt động này sẽ giúp bạn giữ vững được tinh thần và giảm bớt lo âu.
Quá trình chuẩn bị hôn lễ sẽ khiến hai bạn gần nhau hơn hoặc xảy ra xung đột tùy vào cách các bạn giải quyết khó khăn. Ảnh: Brideandbreakfast
2. Bạn sẽ phải thỏa hiệp
Video đang HOT
Phu quân tương lai và bạn sẽ có thể có những ý tưởng khác nhau cho đám cưới, khó tránh khỏi sự tranh luận. Vì lẽ đó, một số trường hợp bạn sẽ cần thảo luận kỹ với chồng và đưa ra sự thoả hiệp.
Giải pháp:
- Gạch đầu dòng những mong muốn của bạn và sẵn sàng thoả hiệp nếu cần. Điều quan trọng là cả hai bạn cần tạo cho đối phương cảm giác được lắng nghe, bởi lẽ ngày kết hôn không chỉ là ngày của mình bạn mà là thời điểm đánh dấu cả hai đã hoà vào làm một.
- Xác định mức ngân sách dành cho đám cưới mà cả hai cảm thấy thoải mái và đồng ý chi. Nên nhớ rằng mỗi một đồng chi phí bỏ ra trong đám cưới thực sự đắt hơn nhiều so với những gì bạn tưởng tượng.
3. Bạn không thể có tất cả
Khi lên kế hoạch đám cưới, bạn sẽ phải chấp nhận sự thực là không thể có tất cả mọi thứ vì những yếu tố như tài chính, địa điểm tiệc cưới đã kín chỗ…
Giải pháp:
Sử dụng nguyên tắc mang tên “Ba điều quan trọng nhất”: Chọn ra ba điều quan trọng nhất đối với cả hai bạn như thức ăn, nơi tổ chức tiệc cưới hoặc phong cách trang trí. Phân bổ ngân sách cho những thứ này trước tiên, sẵn sàng cắt giảm chi phí cho những mục khác. Bạn sẽ tránh được cảm giác không bằng lòng khi mọi thứ không tuân theo ý muốn.
4. Bạn buộc phải ‘chiến đấu’
Ngay cả khi bạn chưa bao giờ tranh luận hoặc không giỏi tranh luận, một số tình huống gây tranh cãi cũng có thể xảy ra và khiến mọi thứ lên cao trào, gây căng thẳng. Bạn sẽ phải đưa ra các ý kiến trái chiều với gia đình, bạn bè, phù dâu về các ý tưởng cho tiệc cưới và sau đó gặp khó khăn khi phải nhìn mặt họ.
Giải pháp:
Tiếp cận các cuộc thảo luận với mong muốn rằng thông qua chúng, bạn sẽ được lắng nghe những lời khuyên tốt nhất từ mọi người. Đừng cho rằng đây là lúc để phòng thủ hoặc giữ khư khư quan điểm cá nhân. Hãy nhìn nhận đây là cơ hội để họ nói lên kỳ vọng và chắc chắn rằng tất cả mọi người được lắng nghe. Sau đó chuẩn bị cho sự thoả hiệp nếu điều họ nói là có lý (giống như điều số 2).
5. Bạn cần đến sự trợ giúp
Nhiều cô dâu từng nói rằng: “Tôi sẽ làm được tất cả mọi thứ cho đám cưới của mình”, “Tôi đã có kế hoạch chi tiết và có thể tự xử lý mọi thứ”… Dẫu vậy, đám cưới là một sự kiện trọng đại, diễn ra chỉ có một lần, do đó bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của nhiều người. Danh sách việc phải làm cho hôn lễ rất dài và thời gian để chuẩn bị sẽ rút ngắn lại khi bạn biết tận dụng sự trợ giúp của người thân, bạn bè.
Giải pháp:
San sẻ công việc cho đúng người và cân nhắc kỹ lưỡng với chồng về điều này. Nhiều người sẽ sẵn sàng giúp bạn một tay cho hôn lễ giữa bạn và chồng tương lai.
Theo Ngoisao
Cãi lại mẹ chồng, con dâu bị dọa mang trầu cau trả lại nhà ngoại
Vừa nghe con dâu nói xong, mẹ chồng Hương đã bù lu bù loa lên nào là: "Con này láo, dám cãi lại mẹ chồng cơ đấy", "đúng là bố mẹ dân buôn bán có khác, không biết dạy con" khiến Hương uất ức mà chỉ dám "ngậm đắng nuốt cay" khóc.
Tính đến tháng 6 tới, Hương lấy chồng và sinh con đã được 2 năm rồi. Ngay từ khi mới quen Tú và được anh dẫn về nhà chơi, Hương đã thấy sợ mẹ Tú vô cùng. Bà là cô giáo đã về hưu, góa chồng và nổi tiếng khó tính.
Được vài người cảnh báo mẹ Tú tai quái, ghê gớm nhưng Hương bỏ ngoài tai và nghĩ rằng họ nói quá lên thôi chứ nếu cô sống khéo léo chắc cũng không đến nỗi nào.
Ngày Hương về ra mắt, mẹ Tú chất vấn cô từ bố mẹ làm gì, quê ở đâu đến quan sát cách ăn uống, nói chuyện và dáng đi của Hương. Ngay lần đầu ra mắt, Hương đã bị mẹ Tú chê bai là "con gái mà vô ý vô tứ" vì cầm bát và đũa xới cơm.
Sau lần ra mắt đó, Hương cứ gờn gợn trong lòng. Tuy nhiên, vì rất yêu Tú nên cô gạt qua những khó khăn để kiên quyết lấy anh. Tuy vậy, khi về làm dâu, 10 ngày ở nhà chồng sau đám cưới, hôm nào nấu cơm, Hương cũng bị mẹ chồng chê vụng về.
Nhiều khi rất bực mẹ chồng nhưng Hương đành cố nhẫn nhịn nghe mẹ chồng quát. Đôi lúc, Hương thầm nghĩ "cứ giả vờ câm điếc kệ bà quát cho nhẹ đầu". Vậy là lần nào cũng vậy, Hương cứ dạ vâng cho qua chuyện và để không nảy sinh mâu thuẫn với mẹ chồng.
Ảnh minh họa
Đến khi sinh con, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu mới lên đỉnh điểm. Chồng Hương đi làm từ sáng đến tối mới về, công việc lại vất vả, cực nhọc nên không giúp đỡ được vợ trong việc chăm con nhỏ. Vì sinh con thiếu tháng, sữa lại ít, nên Hương rất mệt mỏi với việc không đủ sữa cho con ăn. Nhiều khi con khóc vì đói lại gắt, Hương lại thức cả đêm để dỗ con.
Đã vậy, bất kỳ ai đến chơi (kể cả nhà ngoại) mẹ chồng Hương cũng nói: "Con Hương nhà này lấy chồng là sướng nhất. Chỉ có ăn với ngủ. Mọi việc đều đến tay bà già này hết. Tôi đau ốm mà phải phục vụ con dâu". Rồi bà còn đi sang hàng xóm nói xấu Hương đủ điều, suốt ngày kêu mệt, không ăn được trong khi thực tế bữa ăn đến thì ăn khỏe hơn cả con dâu đang nuôi con nhỏ. Nhìn bà, Hương thấy giả tạo đủ điều nhưng vẫn không muốn lên tiếng sợ mang tiếng hỗn láo.
Sáng thứ Hai vừa rồi, Hương ngủ dậy muộn một chút vì đêm con quấy khóc thì mẹ chồng chửi rủa, bóng gió: "Người ta làm xong hết việc ngồi chơi mà giờ này cô mới dậy à? Lười chẩy thây thế này thể nào mãi mới có người rước" khiến Hương uất phát khóc. Trong lúc không kìm nén được cảm xúc, Hương vặc lại mẹ chồng: "Mẹ lần sau đừng nói thế với con. Con lười sao mẹ còn mang trầu cau đến nhà bố mẹ con xin con về lầm dâu?".
Vừa nghe con dâu nói xong, mẹ chồng Hương đã bù lu bù loa lên nào là: "Con này láo, dám cãi lại mẹ chồng cơ đấy", "đúng là bố mẹ dân buôn bán có khác, không biết dạy con. Được rồi, tao sẽ mang trầu cau lại trả cho bố mẹ mày" khiến Hương uất ức mà chỉ dám "ngậm đắng nuốt cay" khóc.
Sau đó, mẹ chồng Hương gọi điện cho chồng cô về nhà. Tú vừa đỗ xe, bà đã mắng sa sả Hương rồi bảo Tú là "không biết dậy vợ". Tú sau khi nghe mẹ chồng nói quay lại nói Hương là "Em nói thế là hỗn với mẹ. Anh đi làm đã đưa tiền cho em, em ở nhà có mỗi chăm con cũng không xong lại còn gây gổ với mẹ".
Hương nghe mà "máu dồn lên não". Hóa ra chồng cô chỉ biết mỗi mẹ, nghĩ đi làm đưa về cho vợ được chút tiền tưởng đã là vĩ đại lắm. Càng nghĩ Hương càng thấy mình khổ và ân hận là trước khi cưới không nghe lời mọi người khuyên can. Phải chi cô tìm hiểu gia đình chồng cho kỹ càng hơn để giờ không phải chịu cay đắng...
Theo Báo gia đình
Đằng sau sự chăm sóc tận tình mẹ dành cho vợ là sự thật kinh hoàng khi đứa con bé bỏng của tôi không còn nữa Vợ nói với giọng khinh bỉ và ôm mặt khóc khiến tôi ngơ ngác nhìn mẹ không hiểu chuyện gì đã xảy ra trong gia đình này. Cuộc hôn nhân của vợ chồng tôi không được thuận buồm xuôi gió như những cặp đôi khác. Nhà em nghèo nên bố mẹ tôi phản đối dữ dội. Mỗi lần dẫn em đến nhà bố...