Cách Facebook gây nghiện người dùng bằng nút like
Ý tưởng nút like trên Facebook đã mất 2 năm để thai nghén và từng bị Mark Zuckerberg bác bỏ.
Facebook từng đặt tên là nút tuyệt (awesome) thay vì nút like như hiện tại. Ảnh: Alamy.
Năm 2007, khi Facebook vừa tròn 3 năm tuổi, mạng xã hội này đã trở thành một không gian giao tiếp, trao đổi thông tin khổng lồ. Nhưng thiếu sót của Facebook vào thời điểm này là người dùng vẫn chưa thể thể hiện cảm xúc của mình với bài đăng của bạn bè. Cách duy nhất là bình luận bên dưới bài viết.
Nguồn gốc của nút like
Khi đó, Leah Pearlman, Giám đốc sản phẩm của Facebook, đã nhận ra điều này và cho rằng nền tảng cần phải thay đổi. Những bài viết phổ biến thường có rất nhiều bình luận nhưng đa số chỉ là những từ ngắn như “tuyệt quá”, “chúc mừng”, không thể hiện thái độ cụ thể của họ với nội dung.
Pearlman cho rằng điều này giống với cách làm của MySpace, đối thủ lớn của Facebook vào thời điểm đó, đồng thời đi ngược lại lối thiết kế tối giản, mang tính thực dụng cao của họ.
Nút like được cho là tiện lợi vì chỉ cần click để bộc lộ cảm xúc, dễ hơn nhiều việc gõ một đoạn comment. Ảnh: Unsplash.
Do đó, Pearlman cùng với một nhóm nhân viên bao gồm giám đốc kỹ thuật như Akhil Wable, Andrew Bosworth, nhà thiết kế Justin Rosenstein, giám đốc truyền thông nội bộ Ezra Callahan, đã cùng nhau tìm cách để người dùng bày tỏ sự đồng tình, yêu thích của mình trên Facebook. Kế hoạch được đặt tên là “Props”.
Video đang HOT
Chia sẻ với The Ringer hồi 2017, nhà thiết kế Justin Rosenstein cho biết ông tham gia vào kế hoạch vì muốn nền tảng trở nên tích cực hơn và tạo ra “một thế giới mà mọi người khuyến khích và hỗ trợ lẫn nhau, thay vì hạ bệ, ném đá”.
Nhóm nhân viên của Pearlman đã nộp ý tưởng thêm nút “tuyệt” (awesome button) trong nội bộ Facebook và nhận được sự ủng hộ của rất nhiều đồng nghiệp. Họ còn mở một cuộc đua lập trình để tranh nhau xem ai sẽ phát triển thành công nút bấm này.
Đến ngày 17/7/2017, đội ngũ bao gồm Bosworth, Rebekah Cox, Ola Okelola, Rosenstein và Tom Whitnah đã lập trình thành công nút like đời đầu. Sản phẩm này đã được toàn bộ công ty hào hứng đón nhận và được cấp trên bật đèn xanh cho phép tiếp tục phát triển.
Phòng quảng cáo cho rằng nút like này sẽ giúp hiển thị quảng cáo tốt hơn cho mỗi người dùng. Phòng phát triển nền tảng lại nghĩ nút like sẽ loại bỏ những nội dung tiêu cực. Phòng phát triển newsfeed thì nói rằng thêm nút biểu thị cảm xúc mới sẽ giúp hiển thị bài viết phù hợp với sở thích người dùng. Nút like được nhân viên Facebook cho rằng sẽ rất hữu dụng và có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau.
Thành công không ngờ của nút like
Tuy nhiên, khó khăn đã xảy ra khi họ đến khâu thiết kế nút bấm. Có nên đặt tên nút là “tuyệt” (awesome) hay biểu tượng giơ ngón cái liệu phù hợp có phù hợp hay không là những vấn đề được đặt ra trong đội ngũ phát triển. Pearlman cho rằng tạo ra một nút mới vừa đơn giản, vừa dễ hiểu “là một bài toán khó nhưng cũng rất thú vị”. “Vì chẳng có nút bấm nào tồn tại trên Internet vào thời điểm đó”, vị giám đốc nhớ lại.
Ban đầu Mark Zuckerberg không quá hào hứng với ý tưởng nút like. Ảnh: Bloomberg.
Sau nhiều ngày bế tắc, cuối cùng đội nhóm của nữ giám đốc đã trình bản kế hoạch nút “tuyệt” cho CEO Mark Zuckerberg vào tháng 11/2007. Nhưng điều bất ngờ là ông đã bác bỏ ý tưởng này.
Ông cho rằng nút “tuyệt” có thể sẽ xung đột với một số cài đặt mặc định về quyền riêng tư của Facebook (như số lượt thích sẽ được công khai hay giữ riêng tư), khiến tính năng chia sẻ hay bình luận lu mờ. Ông cũng không thích cái tên nút “tuyệt”, cho rằng gọi là nút like sẽ hay hơn.
Lúc đó, cũng có nhiều người trong công ty nói rằng nút tuyệt hay nút like sẽ tạo ra những “phản hồi hời hợt vì người dùng sẽ ngày càng lười biếng đưa ra những phản hồi sâu sắc trong khi có thể lựa chọn đơn giản bằng nút like”. “Nội bộ công ty lo ngại rằng nút like sẽ phá hủy những tương tác thật trên mạng xã hội”, Soleio Cuervo, nhà thiết kế từng tham gia dự án, nói.
Lúc ấy, sự trì trệ dường như đã chôn vùi kế hoạch “Props” của Facebook. Nhưng Giám đốc kỹ thuật Andrew Bosworth đã chứng minh tác dụng của nút like với dữ liệu phân tích cho thấy các bài viết phổ biến có nút like sẽ có nhiều lượt tương tác hơn.
Ông nói rằng lượt thích chính là tiêu chí giúp thuật toán đánh giá bài viết và hiển thị nhiều hơn trên newsfeed của người dùng. Đây chính là bước ngoặt cho sự ra đời của nút like. Tháng 2/2009, Mark Zuckerberg đã thông qua phiên bản cuối cùng của nút like với biểu tượng giơ ngón cái.
Nút like giờ đây đã trở thành một biểu tượng của Facebook và xuất hiện khắp nơi trên Internet. Ảnh: Bloomberg.
Đội ngũ của Leah Pearlman đã sáng tạo thành công nút like, trở thành biểu tượng của Facebook và thay đổi toàn bộ mạng xã hội. Facebook không chỉ tích hợp nút like vào nền tảng của mình và còn được sử dụng rộng khắp trên Internet.
Nút like trở thành cách duy nhất để người dùng theo dõi những thương hiệu trên Facebook và nó sau đó sẽ được sử dụng để đề xuất với những người xung quanh. Nhưng chính những người sáng tạo nên nó đều không thể ngờ rằng nút like mà họ tạo ra lại có được thành công như hiện nay.
“Tôi không thể tưởng tượng mọi chuyện sẽ diễn ra như thế này. Lúc đó, chúng tôi chỉ nghiên cứu cho một mục đích hoàn toàn khác và sau đó lại trở thành xu hướng mới của cả giới công nghệ”, Leah Pearlman nói với Fast Company.
Facebook hủy bỏ kế hoạch phát triển đồng hồ thông minh
Meta - Công ty chủ quản của mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook đã từ bỏ tham vọng đồng hồ thông minh của chính mình và còn nhiều dự án khác nữa.
Các nhân viên Facebook (Meta) đã được thông báo rằng dự án đồng hồ thông minh của họ sẽ bị tạm dừng như một phần của nỗ lực cắt giảm chi phí của công ty. Theo giám đốc công nghệ Andrew Bosworth, nhóm phát triển đồng hồ thông minh của Meta hiện sẽ chuyển sang bộ phận kính thực tế ảo.
Tin đồn về một chiếc đồng hồ thông minh của Meta xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 2/2021, với các báo cáo chỉ ra rằng thiết bị này có màn hình có thể tháo rời và camera tích hợp để chụp ảnh, quay video để chia sẻ trên Facebook, Instagram và WhatsApp.
Hình ảnh render mẫu smartwatch của Meta
Các báo cáo ban đầu cũng chỉ ra rằng smartwatch của Meta sẽ sở hữu kết nối 4G và chạy Wear OS - hệ điều hành dành cho các thiết bị đồng hồ thông minh của Google. Được biết, Meta cũng đã lên kế hoạch hợp tác với các công ty khác để tạo ra các phụ kiện để tích hợp phần màn hình của "Meta Watch" lên ba lô hay các phụ kiện khác.
Ngoài dự án đồng hồ thông minh, việc tái cấu trúc của Meta cũng sẽ chấm dứt dự án Portal. Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2018, Portal là một thương hiệu màn hình thông minh có khả năng gọi điện video bằng các dịch vụ do Meta sở hữu độc quyền như WhatsApp và Facebook.
Màn hình thông minh Portal cũng là một trong những dự án bị hủy bỏ
Mặc dù đã phát hành một số phiên bản, Portal chưa bao giờ thực sự thành công với tư cách là một thiết bị điện tử tiêu dùng, trong khi những nỗ lực của Meta để quảng bá nó trong thị trường doanh nghiệp cũng thất bại. Công ty có kế hoạch tiếp tục bán màn hình thông minh dưới thương hiệu Portal cho đến cuối năm nay cho đến khi hết hàng.
Quá trình tái cấu trúc của Meta diễn ra ngay sau khi công ty sa thải 11.000 người, tương đương khoảng 13% lực lượng lao động toàn cầu. Thông báo về động thái này, CEO Mark Zuckerberg cho biết việc sa thải nhân viên là kết quả của các quyết định sai lầm của bản thân, suy thoái kinh tế vĩ mô, cạnh tranh từ các đối thủ... tất cả đều dẫn đến doanh thu sụt giảm trầm trọng.
Mark Zuckerberg nhận trách nhiệm cho sự xuống dốc của công ty
Bên cạnh đó, tham vọng về một siêu vũ trụ ảo (metaverse) của Meta cũng chưa hề sinh ra lợi nhuận mà còn đốt hàng tỷ USD tiền vốn của công ty liên tiếp trong 3 quý, đây được các chuyên gia xem là nguyên nhân chính của sự tuột dốc nơi công ty điều hành mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Kỷ nguyên mạng xã hội sắp tới hồi kết? Twitter và Facebook - những mạng xã hội phổ biến bậc nhất - đang có dấu hiệu suy yếu sau một thời gian dài phát triển mạnh mẽ. Kỷ nguyên của mạng xã hội sắp đến hồi kết?(Ảnh minh họa: Getty) Facebook đang suy yếu, Twitter đang hỗn loạn. 'Đế chế' của Mark Zuckerberg đã mất hàng trăm tỉ USD giá trị thị...