Cách dùng thuố.c hạ sốt cho trẻ
Việc dùng thuố.c hạ sốt đúng vừa tránh được những tai biến do thuố.c gây ra vừa đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt> 37,5 độ C khi đo ở nách hoặc> 38 độ C ở trực tràng hay cao hơn so với giá trị bình thường hàng ngày của cơ thể.
Theo điều dưỡng Phạm Thị Ly, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai, tr.ẻ e.m rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt là nguy hiểm hay bệnh nặng. Đôi khi, đó là một dấu hiệu tốt, cách cơ thể chống lại sự nhiễ.m trùn.g.
Sốt không phải bệnh mà chỉ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn từ nhiễ.m trùn.g. Sốt cũng có thể do mắc bệnh ác tính, bệnh hệ thống hoặc từ thuố.c, sau tiêm vaccine, mọc răng hay không rõ nguyên nhân.
“Nhiệt độ khi sốt cao hay thấp không phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Có khi, sốt cao nhưng không phải bệnh quá nặng và ngược lại, có trẻ không sốt hoặc thậm chí hạ thân nhiệt bất thường (đặc biệt là trẻ sơ sinh) lại tiềm ẩn bệnh nặng. Sốt cao khi nhiệt độ 39 độ C và sốt rất cao> 40 độ C, cơ thể có nguy cơ co giật và tổn thương não”, điều dưỡng Ly cho hay.
Tr.ẻ e.m rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt là nguy hiểm hay bệnh nặng. Ảnh: Ilkas.
Khi trẻ bị sốt, gia đình không nên quá lo lắng, có thể xử trí như sau:
Video đang HOT
Uống thuố.c hạ sốt khi đo nhiệt độ> 38,5 độ C.
Lau khăn bằng nước ấm cho trẻ ở vùng chán, lách, bẹn, đồng thời cần quan sát và theo dõi bé xem có biểu hiện gì khác kèm theo không ( khó thở, tím tái, li bì, mệt mỏi…).
Uống nhiều nước đặc biệt nước bù điện giải, nước cam, nước dừa, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ dưới 6 tháng tuổ.i đang bú mẹ thì tăng lượng bú vì trong sữa mẹ đã có nước.
Mặc quần áo mỏng, thoáng, ở phòng thông thoáng gió, không đóng kín cửa.
Theo điều dưỡng Phạm Thị Ly, khi trẻ bị sốt>38,5 độ C, phụ huynh cho trẻ uống thuố.c có paracetamol liều 10-15 mg/kg cân nặng/lần.
Cách nhau 4-6 giờ/lần nếu còn sốt.
Trong trường hợp trẻ không uống được như đang ngủ hoặc nôn ói, cha mẹ có thể dùng viên đặt vào hậ.u mô.n với liều lượng như trên.
Sau 15-30 phút, cặp lại nhiệt độ cho trẻ.
Ngoài ra, phụ huynh nên chú ý đến các biểu hiện khác của con, nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế khi:
Không chơi, li bì, co giật, thở nhanh, thở khó, tím tái, mệt mỏi, trẻ không ăn uống được.
Sốt cao không hạ khi đã dùng hạ sốt.
Sốt kéo dài trên 24 giờ.
Trẻ sơ sinh < 2 tháng tuổ.i.
B.é tra.i bị viêm phổi, suy hô hấp vì uống dầu thắp đèn
Bé Ng. G. B. (hơn 12 tháng tuổ.i, ngụ tại Tây Ninh) được gia đình đưa đi cấp cứu trong tình trạng tím tái, khó thở, ho sặc sụa sau khi uống phải dầu hương liệu.
Ngày 9/11, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, bệnh nhi G.B. được bệnh viện địa phương chuyển đến cấp cứu trong tình trạng khó thở tím tái, thở rút lõm ngực nặng, nhịp tim 180 - 200 lần/phút.
Hình ảnh X quang ngực lúc nhập viện cho thấy, phổi của bé G.B. tổn thương.
Theo ghi nhận bệnh sử, vào khoảng 17 giờ cùng ngày nhập viện, bé G.B. đang ở trong nhà và chơi với một bình dầu hương liệu dùng để thắp đèn. Bình này chứa khoảng 100ml dầu và nắp đã được mở sẵn do người nhà quên đóng. Bé đã đưa bình dầu vào miệng uống, sau đó ho sặc sụa, tím tái, trên áo vẫn dính đầy dầu hương liệu. Ngay khi phát hiện, người nhà lập tức đưa bé đến bệnh viện địa phương để sơ cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Tại bệnh viện, bệnh nhi G.B. được đặt nội khí quản hỗ trợ thở, sử dụng kháng sinh, dịch truyền, điều chỉnh điện giải, điều trị toan kiềm, an thần, giãn cơ và đặt ống thông dạ dày để dẫn lưu hóa chất còn sót lại trong đường tiêu hóa ra ngoài.
Bác sĩ Tiến cho biết, sau một tuần điều trị, tình trạng của bé đã dần cải thiện, bé đã cai máy thở, thở khí trời, tỉnh táo và có thể tự bú.
Qua trường hợp này, bác sĩ Tiến nhắc nhở phụ huynh nên để thuố.c và hóa chất xa tầm với trẻ hoặc cất trong các tủ có khóa để tránh trường hợp trẻ vô tình tiếp xúc, gây ra hậu quả đáng tiếc.
Theo bác sĩ, trẻ uống nhầm hóa chất thường có các biểu hiện như: Ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất... Khi trẻ bị ngộ độc do nuốt nhầm dầu hỏa, phụ huynh không nên gây nôn cho trẻ. Nguyên nhân là vì nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài, hơi của hóa chất có thể tràn vào khí quản, làm tăng mức độ ngộ độc và gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi do hơi của hóa chất này xâm nhập vào đường hô hấp.
Cách xử trí ban đầu khi trẻ uống nhầm dầu hỏa là cho trẻ dùng nước muối loãng súc miệng, hoặc lau rửa miệng nếu trẻ còn nhỏ. Lau rửa nhiều lần giúp giảm nồng độ axit tại chỗ, tránh tổn thương lan rộng. Sau sơ cứu, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiếp tục cấp cứu và giải độc. Nhiều trường hợp trẻ uống phải xăng, dầu hỏa nặng phải nhập viện với các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nôn và ho.
Hóa chất có thể được tống ra ngoài theo đường tiêu hóa nếu trẻ uống lượng nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp uống nhầm xăng, dầu hỏa có nguy cơ gây viêm phổi, do trẻ dễ dàng hít phải hơi độc của hóa chất. Hơi độc vào phổi gây tổn thương phế nang, và nếu thêm tình trạng sặc hóa chất vào phổi, tổn thương phổi sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Người lớn mắc sởi, vẫn diễn biến nặng, suy hô hấp Xuất hiện sốt, phát ban, đỏ mắt, người đàn ông được chẩn đoán mắc sởi diễn biến nặng sau vài ngày tự điều trị tại nhà. Người đàn ông mắc sởi, diễn biến nặng. Ảnh: BS Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nam N. V. T, (56 tuổ.i, ở Hà Tĩnh) được chuyển đến trong tình trạng...