Cách điều trị COVID-19 cho kết quả nhanh hơn bất kỳ loại vaccine nào
Trong khi vaccine COVID-19 đang được thử nghiệm lâm sàng, một nghiên cứu mới cho thấy các phương pháp điều trị COVID-19 tốt nhất có thể sử dụng trong thời gian này để chống lại sự lây lan của dịch bệnh.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu có tiêu đề “Trạng thái hiện tại và tương lai của vaccine, thuốc kháng virus và liệu pháp gene điều trị COVID-19″ đăng trên tạp chí Frontiers in Biology, cho thấy các loại thuốc kháng virus và liệu pháp gene được lựa chọn để điều trị COVID-19 có khả năng cho kết quả nhanh hơn bất kỳ loại vaccine nào, bởi vaccine phải mất vài tháng đến hơn một năm để phát triển đầy đủ và sẵn sàng đưa vào sử dụng.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bắc Carolina (Mỹ) tại Đồi Chapel đã nhắm đến mục tiêu không chỉ điều trị virus SARS-CoV-2 gây COVID-19, mà cả các chủng liên quan và các chủng có thể xuất hiện trong tương lai.
“Để giúp tập trung tìm kiếm phương pháp điều trị COVID-19 trên toàn cầu, chúng tôi cung cấp một nghiên cứu toàn diện về các phương thức có thể chống lại SARS-Cov-2 và các virus Corona liên quan, bao gồm các kết quả từ tất cả các thử nghiệm lâm sàng và tiền lâm sàng cho đến nay đối với vaccine chống SARS và MERS” – RT dẫn lời tiến sĩ Ralph Baric, giáo sư Khoa Dịch tễ học và Khoa Vi sinh và Miễn dịch học tại Đại học Bắc Carolina nói.
Video đang HOT
Bên cạnh vaccine, phương pháp điều trị hiệu quả nhất được nghiên cứu khuyến nghị là các thuốc kháng virus tương tự nucleoside – hợp chất vật liệu di truyền của virus để kết hợp và ngăn chặn tiến trình của nó. Các virus Corona được báo cáo có chứa một enzyme có thể loại bỏ các loại thuốc kháng virus này, nhưng có những trường hợp ngoại lệ.
Các phương pháp khác bao gồm sử dụng huyết tương từ những bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục và kháng thể đơn dòng, được tạo ra thông qua công nghệ sinh học để nhân bản tế bào cha mẹ. Tuy nhiên, phương pháp dùng kháng thể đơn dòng cũng sẽ gặp trở ngại do thời gian kéo dài.
Theo các nhà nghiên cứu, cách nhanh nhất và đơn giản nhất khi chưa có vaccine là liệu pháp gene. Bệnh nhân có thể có miễn dịch ngắn hạn bằng cách được cung cấp các kháng thể nhắm mục tiêu, các chất miễn dịch, peptide (phân đoạn của protein) kháng virus và các chất điều hòa miễn dịch vào đường hô hấp trên.
Mặc dù phương pháp “chủng ngừa thụ động” này không cung cấp miễn dịch COVID-19 hoàn toàn, song tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Long Pring Victor Tse tin rằng một “liều nhắm mục tiêu duy nhất” như vậy có thể bảo vệ bệnh nhân từ 1 tuần đến 1 năm.
Vẫn còn nhiều tranh cãi về thời điểm có một vaccine COVID-19 tiềm năng và thậm chí liệu có thể phát triển được vaccine này hay không vì vẫn còn rất ít thông tin về virus. Các nhà khoa học Trung Quốc thậm chí còn cảnh báo rằng khả năng đột biến của virus đã bị đánh giá thấp, điều này gây trở ngại lớn cho việc sản xuất vaccine.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công bố hôm 24.4 rằng các nhà lãnh đạo thế giới như Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cam kết tham gia nỗ lực huy động 8 tỉ USD để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 và phát triển vaccine.
KHÁNH MINH
Covid-19 có thể gây đột quỵ
Các bác sĩ tại nhiều bệnh viện ở Mỹ phát hiện các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 bị đông máu bất thường.
Các cục máu đông có thể di chuyển đến tim hoặc phổi, tạo ra tắc nghẽn trong tĩnh mạch, dẫn đến đột quỵ, đau tim và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
Ảnh minh họa
Theo Business Insider, hệ thống dữ liệu của mạng lưới chăm sóc y tế Northwell Health (New York, Mỹ) ghi nhận khoảng 40% bệnh nhân Covid-19 tử vong đều gặp phải tình trạng đông máu hoặc lên cơn đau tim đột ngột.
Báo cáo của hệ thống y tế Mount Sinai (New York) ngày 23.4 cho thấy hiện tượng đột quỵ xảy ra ở các trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình, nằm trong độ tuổi từ 30 - 40. Đây là độ tuổi hiếm xảy ra tình trạng đột quỵ do tắc mạch máu não.
"Vi rút làm đông máu trong các động mạch lớn, dẫn tới đột quỵ nghiêm trọng. Chúng tôi quan sát thấy tỷ lệ đột quỵ ở bệnh nhân trẻ tuổi đã tăng gấp 7 lần trong hai tuần. Hầu hết bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý, nhiễm bệnh với triệu chứng nhẹ", bác sĩ Thomas Oxley, khoa phẫu thuật thần kinh tại Mount Sinai, chia sẻ.
Trước đó, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Massachusetts cũng nhận định Covid-19 có thể gây ra đông máu bất thường.
Theo nghiên cứu công bố tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ ngày 15.4, tiến sĩ Jeffrey Laurence cùng các đồng nghiệp tại Trung tâm y tế Weill Cornell (New York) đã tìm thấy cục máu đông trong phổi ở hai bệnh nhân Covid-19 đã tử vong.
Nhiều bệnh nhân khác cũng xảy ra trường hợp tương tự. Gần 30 chuyên gia quốc tế nghiên cứu và kết luận bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 có thể bị đông máu, song vẫn chưa tìm được nguyên nhân.
Tại Hà Lan, hơn 20% trong số 184 người điều trị Covid-19 trong phòng chăm sóc tích cực bị đông máu. Kết quả nghiên cứu tương tự tại Trung Quốc cho thấy 25% bệnh nhân nặng gặp hiện tượng này.
Theo Reuters, Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess (Boston, Mỹ) bắt đầu một thử nghiệm lâm sàng loại thuốc chống đông máu đối với bệnh nhân Covid-19 nặng từ đầu tháng 4.2020.
Ngọc Minh Khuê
4 bệnh viện nghiên cứu, điều trị huyết tương cho người bệnh Covid-19 Hội đồng chuyên môn vừa nghiệm thu hướng dẫn tạm thời về tiếp nhận và sử dụng huyết tương trong điều trị Covid-19 do PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì đã tổ chức họp. Họp Hội đồng chuyên môn để sớm thực hiện liệu pháp sử...