Cách để tránh bị hack, lừa đảo qua mạng
Tấn công giả mạo, sử dụng phần mềm độc hại để đánh cắp thông tin rất phổ biến trên không gian mạng. Dưới đây là một số biện pháp để bạn tự bảo vệ trước những chiêu trò lừa đảo.
Những kẻ lừa đảo thường thông qua các chủ đề được công chúng quan tâm như thế giới showbiz, hay mới đây nhất là đại dịch Covid-19 để thực hiện các hành vi xâm phạm cũng như đánh cắp thông tin người dùng.
Vậy cần làm gì để phát hiện những chiêu trò trên, tránh trường hợp thông tin cá nhân riêng tư của bạn bị rò rỉ tràn lan trên Internet?
Thường xuyên cập nhật
Hệ điều hành, trình duyệt web và email sẽ phát huy rất tốt khả năng phát hiện những chiêu trò lừa đảo trực tuyến nếu chúng được cập nhật thường xuyên. Các bản cập nhật thường bao gồm nhiều hình thức bảo vệ người dùng khỏi một số nguy cơ tấn công và lỗ hổng bảo mật.
Phần lớn thiết bị và ứng dụng sẽ được cài đặt để tự động cập nhật. Nhưng nếu có bất kì trục trặc nào xảy ra như máy thiếu dung lượng dẫn đến cập nhật không thành công, hãy tìm cách khắc phục nhanh nhất có thể. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết vụ vi phạm an ninh mạng đều xảy ra trên nền tảng hệ thống đã lỗi thời.
Các hệ điều hành, trình duyệt web và email sẽ phát huy rất tốt khả năng phát hiện những chiêu trò lừa đảo trực tuyến nếu chúng được cập nhật thường xuyên.
Bạn có thể kiểm tra bản cập nhật trên Windows thông qua mục “Cập nhật và Bảo mật” trong “Cài đặt Windows”, trên Mac thông qua “Cập nhật phần mềm” trong “Tùy chọn hệ thống”, trên Android thông qua Hệ thống> Nâng cao> Cập nhật hệ thống trong Cài đặt và trên iOS trong Cài đặt chung> Cập nhật phần mềm.
Ngoài ra, việc theo dõi thông tin công nghệ mỗi ngày cũng là một cách hữu ích. Chi tiết về những vụ tấn công trực tuyến thường rất được các trang báo quan tâm, nên nếu bạn chủ động cập nhật, nguy cơ bị lừa đảo qua mạng sẽ phần nào được giảm thiểu.
Xác thực hai yếu tố (2FA)
Video đang HOT
Một trong những biện pháp bảo mật vô cùng hiệu quả là xác thực hai yếu tố. Nghĩa là dù ai đó có lấy được ID và mật khẩu của bạn, họ cũng sẽ không thể truy cập thành công nếu không có thông tin từ mã xác thực được gửi về điện thoại. Để bảo mật tốt hơn, nhất là trước tình trạng tấn công hoán đổi SIM diễn ra ngày một tinh vi, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng phần mềm xác thực chuyên dụng, thay vì chỉ tin nhắn điện thoại.
Hiện nay, gần như mọi tài khoản trực tuyến chính đều hỗ trợ xác thực hai yếu tố: Google, Apple, Facebook, Microsoft, Twitter… Bạn có thể dễ dàng kích hoạt 2FA ở trong phần “Cài đặt trên thiết bị” hoặc tài khoản của mình. Tuy có hơi bất tiện khi đăng nhập vào thiết bị mới nhưng trên hết, tài khoản của bạn vẫn được đảm bảo an toàn.
Một trong những biện pháp bảo mật vô cùng hiệu quả là xác thực hai yếu tố.
Bạn cũng nên hạn chế số lượng tài khoản bên thứ ba liên kết với tài khoản chính, nhất là các ứng dụng và trang web đăng ký sử dụng thông tin Facebook hoặc Google. Càng kết nối với nhiều tài khoản thứ ba, tin tặc càng có cơ hội xâm nhập vào tài khoản chính của bạn.
Sau một thời gian, nên xem xét và ngắt kết nối các tài khoản dùng để xác thực không cần thiết. Những trang như Facebook hay Google rất sẵn lòng cung cấp cho bạn các tùy chọn phù hợp để tối ưu hóa bảo mật.
Việc xác thực hai yếu tố về cơ bản chính là tạo ra rào cản cho những kẻ tấn công trước khi chúng có thể xâm nhập vào tài khoản chính hay các tệp tin quan trọng của người dùng. Ngay cả khi có lỡ truy cập vào liên kết đáng ngờ hoặc tệp đính kèm, tất cả thông tin của bạn vẫn được bảo vệ một cách an toàn.
Cảnh giác với tin nhắn lạ
AI và các phần mềm đang ngày càng thông minh hơn khi có thể phát hiện liên kết đáng ngờ qua mạng xã hội, email hay trình duyệt web. Điều đó buộc tin tặc phải nâng cấp thủ đoạn bằng cách thiết kế những trang web giả mạo công phu, với thủ thuật tinh vi hơn nhằm vô hiệu hóa các hình thức bảo mật.
Bạn nên cảnh giác với mọi thứ xuất hiện trong hộp thư đến, ứng dụng trò chuyện hoặc hộp thư SMS, đặc biệt nếu chúng đến từ nguồn bạn không nhận ra hoặc thậm chí là không có xuất xứ. Hãy nhớ rằng tin nhắn lừa đảo thường cố khơi gợi cảm giác sợ hãi, khẩn cấp hay kích thích sự tò mò của người dùng. Đó là lý do những thông tin nổi bật như đại dịch Covid-19 thường làm gia tăng các cuộc tấn công trực tuyến.
Tin nhắn lừa đảo thường cố khơi gợi cảm giác sợ hãi, khẩn cấp hay kích thích sự tò mò của người dùng.
Hãy luôn cẩn thận với mọi hoạt động trực tuyến của mình. Thủ đoạn của các tin tặc đang ngày một tinh vi và nguy hiểm hơn. Đừng để thông tin cá nhân của bạn bị rò rỉ trên mạng hay tài khoản ngân hàng bị mất một khoản lớn chỉ vì một phút lơ là không cảnh giác.
Đại Việt
Cảnh giác trước các fanpage Facebook lừa mua khẩu trang
Lợi dụng sự quan tâm của người dân với khẩu trang y tế, nhiều fanpage Facebook được tạo ra để câu tương tác và lấy thông tin khách hàng.
Kể từ lúc dịch Covid-19 bùng phát, tình trạng khan hiếm khẩu trang khiến giá cả mặt hàng này leo thang chóng mặt. Nắm bắt tâm lý này, nhiều trang Facebook được lập ra với nội dung bán khẩu trang giá bình ổn. Thực chất, đây chỉ là những trang câu kéo tương tác từ người dùng nhằm trục lợi.
Ngày 3/3, một trang Facebook có tên "Khẩu trang **** - Bình ổn thị trường 50k" được tạo mới. Chỉ trong chưa đầy 2 tuần, trang này đã thu hút gần 14.000 lượt theo dõi với những nội dung câu like.
Nhiều fanpage núp bóng bình ổn giá khẩu trang nhưng thật chất đang thu thập dữ liệu người dùng.
Trang này thường xuyên đăng tải những bài viết có nội dung bán khẩu trang giá 50.000 đồng/ hộp cho những người like, chia sẻ, và bình luận.
Người dùng buộc phải bình luận tên, số điện thoại và địa chỉ bên dưới bài viết để được mua hai hộp khẩu trang y tế với giá 50.000 đồng.
Bài viết trên trang nhận được hơn 5.000 lượt thích, 4.000 chia sẻ và hơn 20.000 lượt bình luận. Ngoài fanpage trên, hàng trăm trang khác cũng được tạo ra với mục đích câu kéo người dùng tương tác, cung cấp thông tin cá nhân.
"Fanpage này lập với mục đích câu like để bán lại. Với một trang có 14.000 like Việt như vậy sẽ có giá bán khoảng 3 triệu đồng. Một trang bán hàng thông thường chỉ mong có người mua chứ không ép người dùng phải like, share như vậy", Tô Hải Hà, CEO công ty cổ phần quảng cáo Top Now cho biết.
Theo ông Hà, những người thích, bình luận, chia sẻ fanpage này sẽ được phân vào nhóm khách hàng có đặc điểm cả tin, quan tâm y tế và thích những chương trình khuyến mãi "khủng".
Từ đó, chủ fanpage có thể sử dụng thông tin khách hàng để chạy những quảng cáo với nội dung khuyến mãi "phi thực tế" đến nhóm này. Bên cạnh đó, những thông tin như số điện thoại, địa chỉ nhà, tên tuổi có thể được sử dụng cho những chiêu trò lừa đảo khác trong đó có "ship lụi".
Ham rẻ, nhiều người sẵn sàng để lại thông tin cá nhân trên những trang Facebook giả mạo.
Chiêu câu like và phễu thông tin này đã có từ nhiều năm trước. Tuy vậy người dùng Facebook vẫn chưa tỉnh táo để phát hiện đâu là tin giả. Thậm chí trước đây một số trang còn mạo danh NASA để tổ chức tặng tàu vũ trụ, Honda tặng xe, Thế giới di động tặng iPhone cho ai bình luận, thích và chia sẻ bài viết.
Bên cạnh đó, mua khẩu trang y tế qua Facebook cũng tìm ẩn nhiều rủi ro "tiền mất tật mang".
Cụ thể, từ tháng 2, nhiều trang Facebook được tạo ra để chạy quảng cáo bán khẩu trang giá rẻ. Trong đó, trang "Khẩu trang 3M VogMask Việt Nam" bị nhiều người dùng tố cáo là lừa đảo.
Theo thỏa thuận của fanpage này, người dùng phải chuyển khoản trước bởi mặt hàng này đang bán rất chạy. Sau khi thanh toán, người dùng mới được xem hàng. Số tiền 360.000 đồng được chuyển về ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), chủ thẻ: Đinh Văn Đức, chi nhánh tại Hà Nội.
Sau khi nhận hàng, người mua tá hỏa khi bên trong chiếc hộp dán băng keo chằng chịt chỉ là những chiếc lá khô. Một số trường hợp khác, thứ mà người dùng nhận lại sau khi chuyển khoản 360.000 đồng là những chiếc khẩu trang vải, giá vài chục nghìn đồng trên thị trường.
Trong nhiều hội nhóm Facebook, khách mua hàng đã lên tiếng tố cáo, cảnh báo fanpage này. Bên dưới phần bình luận, nhiều tài khoản xác nhận họ cũng là nạn nhân của trang Facebook "Khẩu trang 3M VogMask Việt Nam".
Theo Zing
CyRadar cảnh báo tấn công lừa đảo qua email mạo danh Microsoft nhắm vào lãnh đạo tập đoàn công nghệ Trong thông tin cảnh báo về tấn công lừa đảo qua email nhằm vào lãnh đạo tập đoàn công nghệ, CyRadar cho biết, ngày 25/2 lãnh đạo một tập đoàn công nghệ lớn ở Việt Nam đã nhận được email giả mạo Microsoft yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập tài khoản. Nội dung email giả mạo Microsoft mà một lãnh đạo...