Cách để hệ miễn dịch khỏe mạnh
Nhiều người lo lắng, có vẻ như vi trùng, vi khuẩn và ký sinh trùng ngày càng phát triển, dẫn đến suy yếu hệ thống miễn dịch và gia tăng các rối loạn tự miễn dịch ở người. Tuy vậy, quan điểm của các chuyên gia về miễn dịch học cho rằng, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là nắm vững nguyên tắc xây dựng một hệ thống miễn dịch khỏe, điều đó dễ dàng hơn là cố gắng tiêu diệt tất cả các mầm bệnh.
Nghịch bẩn giúp trẻ khỏe hơn
Cha mẹ thường trông chừng con mỗi khi bé lần mò nhặt nhạnh những mảnh đồ chơi trên sàn. Đó là hành vi thường thấy ở trẻ ở giai đoạn mọc răng, nhưng nhiều người không biết rằng, chính việc đó giúp kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện của bé. Sự phát triển miễn dịch của trẻ bắt đầu từ tuyến ức, nơi sản sinh tế bào kháng tố “T”. Điều đầu tiên tế bào T được “học” là phân biệt mô thuộc về cơ thể. Nhờ quá trình này mà hệ thống miễn dịch của trẻ nhận biết được yếu tố lạ xâm nhập để tập trung “hạ gục” chúng. Vì thế, hệ thống miễn dịch liên tục được đào tạo ứng phó với những thách thức, tác nhân có hại từ bên ngoài nên chế độ tự miễn dịch hoàn thiện dần.
Dễ dị ứng khi hệ miễn dịch “nhàn rỗi”
Một nghiên cứu của Đại học Nottingham, nước Anh năm 2010 phát hiện ra rằng trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột ít bị dị ứng. Một điều thú vị khác là trẻ lớn lên ở môi trường nông thôn cũng ít bị dị ứng hơn trẻ em thành phố, mặc dù trẻ ở nông thôn tiếp xúc với các chất có thể gây dị ứng như bụi, phấn hoa và lông động vật nhiều hơn. Điều này chỉ có thể giải thích rằng, tiếp xúc với môi trường ngoài trời một cách hợp lý là điều kiện để hệ thống miễn dịch được rèn luyện. Nếu hệ miễn dịch quá “nhàn rỗi”, cơ thể dễ bị dị ứng, thực chất là những phản ứng hiểu lầm trước các tác nhân vô hại xâm nhập.
Chớ quên rửa tay bằng xà phòng
Với một cơ thể khỏe mạnh bình thường, da, tóc và niêm mạc của chúng ta thường có một lớp vi khuẩn có lợi hoạt động, chúng cạnh tranh về không gian và chất dinh dưỡng với vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, sống quá sạch sẽ lại có thể gây ra nguy hiểm: Môi trường tự nhiên đó mất cân bằng, các sinh vật có hại vô tình bị tiêu diệt, để vi khuẩn gây hại có cơ hội sinh sôi áp đảo. Mặt khác, việc lạm dụng thuốc kháng sinh như hiện này khiến các mầm bệnh tự biến đổi để bảo vệ mình, vì thế mà vi khuẩn kháng thuốc ngày càng nhiều. Nhưng dù thế nào chăng nữa, rửa tay bằng xà phòng và nước là một chiến lược đơn giản giúp phòng tránh bệnh tật nói chung.
Video đang HOT
Ho hắt hơi và chảy nước mũi là phản ứng trước tác nhân về đường hô hấp
Bỏ qua những bệnh vặt vãnh
Hầu hết các triệu chứng khó chịu là biểu hiện cơ thể đang chiến đấu để trục xuất những kẻ xâm lược. Ví dụ, dấu hiệu của viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ và đau cho thấy các tế bào bạch cầu đang chống lại nhiễm trùng Ho, hắt hơi và chảy nước mũi là phản ứng trước tác nhân về đường hô hấp Tiêu chảy và ói mửa chỉ ra rằng hệ tiêu hóa đang trục xuất vi trùng và chất độc trước khi chúng được hấp thụ vào hệ thống.
Nếu bất cứ khi nào xuất hiện triệu chứng bệnh mà dùng thuốc không những không để cơ thể có cơ hội tạo phản ứng miễn dịch bảo vệ, có khi còn làm quá trình phục hồi lâu thêm. Vì thế, hãy lắng nghe cơ thể bạn. Tự nhiên đã cho chúng ta một hệ thống miễn dịch cực kỳ phức tạp và mạnh mẽ, nhưng cần phải được rèn luyện thường xuyên, thỉnh thoảng ốm đau cũng là bình thường.
Theo Yến Chi (An ninh thủ đô)
Viêm đường hô hấp trên hay gặp ở trẻ em khi đổi mùa
Mùa lạnh đang đến, đây là mùa mà bệnh viêm đường hô hấp trên thường xảy ra, đặc biệt là với trẻ em. Viêm đường hô hấp trên bao gồm viêm họng, hầu, mũi, viêm thanh quản, VA (Végetation Adenoide), viêm các xoang...
Viêm đường hô hấp trên tuy là một bệnh không gây nguy hiểm tức thì nhưng đôi khi hậu quả của nó gây nhiều phiền toái cho người bệnh, ví dụ như vi khuẩn có thể đi vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, viêm não - màng não là những căn bệnh rất nguy hiểm.
Chảy nước mũi là một dấu hiệu trẻ bị viêm đường hô hấp trên.
Biểu hiện của viêm đường hô hấp trên như thế nào?
Viêm đường hô hấp trên được chia thành 2 loại: viêm đường hô hấp trên cấp tính và viêm đường hô hấp trên mạn tính.
- Viêm đường hô hấp trên cấp tính: Bệnh thường xảy ra khi có một số yếu tố thuận lợi tác động vào như thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh uống nước quá lạnh hoặc nước đá, kem nằm, ngồi trước luồng gió lạnh của quạt hoặc điều hòa nhiệt độ... Triệu chứng gặp đầu tiên là sốt (có thể sốt nhẹ, đôi khi sốt cao kèm theo rét run), kèm theo sốt là ho, hắt hơi và chảy nước mũi. Cơn ho có khi chỉ húng hắng, có khi ho liên tục. Bệnh nhân là người lớn hoặc trẻ em lớn còn có triệu chứng bị đau họng khi nuốt, khi ăn. Chảy nước mũi là triệu chứng hay gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
- Viêm đường hô hấp trên mạn tính: khi bị viêm đường hô hấp trên cấp tính mà không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm thì rất dễ dàng chuyển thành viêm đường hô hấp mạn tính. Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên mạn tính là ho húng hắng, rát họng, nuốt thấy hơi vướng như có vật gì nằm trong họng, đặc biệt ở trẻ em là chảy nước mũi thường xuyên (một hoặc cả hai bên mũi). Một số trẻ em bị VA mạn tính kéo dài mà căn nguyên do trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) thì chất nhày chảy ra ở mũi thường có màu xanh mà người ta hay gọi là "thò lò mũi xanh". Ngoài thò lò mũi xanh, trẻ ngủ thường ngáy, thở bằng mồm. Ở người lớn, ngoài triệu chứng điển hình là rát họng, nuốt vướng còn có nghẹt mũi (một bên hoặc cả hai) do hiện tượng phì đại cuốn mũi... Trong những trường hợp viêm xoang thường có kèm theo triệu chứng đau đầu...
Căn nguyên gây bệnh là gì?
Viêm đường hô hấp trên do nhiều căn nguyên khác nhau, có thể do dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào do người khác nhả ra) hoặc do vi sinh vật gây bệnh (vi nấm, vi khuẩn, virut). Trong bài viết này xin được đề cập đến căn nguyên gây bệnh là vi khuẩn.
Một số vi khuẩn thường gặp ký sinh ở đường hô hấp trên là họ cầu khuẩn, trong đó đặc biệt lưu ý là loại vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) liên cầu, nhất là liên cầu nhóm A (Streptoccocus pyogenes) Hemophilus influenzae, B. catarrhalis, xoắn khuẩn Vencent, một số vi khuẩn họ vi khuẩn đường ruột như E.coli, Enterobacter, Citrobacter, thậm chí còn có cả trực khuẩn mủ xanh (Ps.aeruginosa), tụ cầu vàng (S. aureus). Ngoài vi khuẩn còn có loại vi nấm như Candida albicans cũng hay gặp gây bệnh ở đường hô hấp trên, điển hình nhất là bệnh tưa lưỡi.
Nên làm gì để phòng bệnh?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh - đây là câu nói rất phù hợp với mọi bệnh trong đó có bệnh viêm đường hô hấp trên. Điều này có liên quan mật thiết đến vệ sinh môi trường, vệ sinh hoàn cảnh. Đối với cá nhân, nhất là trẻ em và người cao tuổi cần mặc áo ấm, giữ ấm cổ vào những ngày gió lạnh. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày. Nên tập cho trẻ có một thói quen tốt là đánh răng trước và sau khi ngủ dậy. Khi ra đường nên đeo khẩu trang để hạn chế hít phải nhiều bụi, trong đó có những loại bụi có mang cả các dị nguyên và vi sinh vật. Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào. Những gia đình dùng bếp than cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa hít phải khí độc do than khi đốt cháy thải ra. Những gia đình dùng bếp củi, rơm, rạ nên dùng loại bếp ít khói. Tóm lại cần tránh xa, không tiếp xúc với các loại khói càng tốt.
Theo SKDS
Mẹo nhỏ hay "thông" mũi Không khí lạnh thất thường khiến hệ miễn dịch của cơ thể cũng bị ảnh hưởng nhiều và hậu quả là chứng ngạt mũi sẽ có cơ hội tìm đến. Sau đây là một số mẹo đơn giản để giữ cho mũi luôn được thông thoáng trong thời tiết này. Tư thế ngủ Tư thế này sẽ làm giảm sự hình thành dịch...