Cách đây 40 năm, “huyền thoại” Apple đã được khai sinh
Vào ngày 03/01 cách đây 40 năm trước, Apple đã trở thành một tập đoàn và cho đến nay đã thành công rực rỡ.
Ngày 03/01/1977, Apple Computer Co. được chính thức hợp nhất, Steve Jobs và Steve Wozniak là đồng sáng lập. Người sáng lập thứ ba của Apple – Ron Wayne đã bán lại cổ phần của mình tại Apple với giá 800 USD (tương đương 18,53 triệu đồng) và rời công ty trước khi được hợp nhất. Thành công của Apple cũng nhờ một phần lớn từ nhà tài trợ sáng giá, giúp “hô biến” Apple thành một tập đoàn là Mike Markkula.
Cố CEO Apple – Steve Jobs.
Apple được thành lập vào ngày 01/04/1976 và ngay sau đó đã bán ra dòng máy tính Apple-1 với giá 666,66 USD (tương đương 15,44 triệu đồng) vào tháng 07/1976. Vào thời điểm đó, do sự khan hiếm và là máy tính cá nhân đắt nhất mọi thời đại, Apple-1 đã không trở thành một “cú hích” lớn. Sản phẩm được bán ra với số lượng cực hạn chế. Và không giống như các máy tính Apple sau này, máy tính của hãng không có sức cạnh tranh trước đối thủ.
Apple II dẫn đến sự hợp nhất của Apple
Điều khác biệt là Apple II. Apple II là dòng máy tính đại chúng thực sự đầu tiên, có bàn phím, mang đến khả năng tương thích BASIC và đáng chú ý nhất là đồ họa màu. Apple sau đó đã tăng cường các tính năng này với các thiết bị ngoại vi tuyệt vời như ổ đĩa mềm Disk II 5 1/4 inch và phần mềm tuyệt vời, từ các trò chơi đến các công cụ năng suất như VisiCalc.
Video đang HOT
Apple đã trở thành những công ty công nghệ có tầm ảnh hưởng lớn.
Tuy nhiên, việc sản xuất Apple II đòi hỏi nhiều chi phí hơn so với khả năng của Jobs hoặc Wozniak. Đây cũng là thời điểm mà nhà đầu tư Markkula bước vào ủng hộ. Vào tháng 11 năm 1976, Markkula đã đồng ý giúp Jobs và Woz tạo ra một kế hoạch kinh doanh cho Apple, hướng đến mục tiêu doanh số 500 triệu USD trong vòng một thập kỷ. Markkula đã đầu tư 92.000 USD tiền mặt của chính mình. Do Steve Jobs còn quá non trẻ nên Apple đưa Michael Scott vào quản lý công ty với tư cách là CEO đầu tiên.
CEO Apple đương nhiệm – Tim Cook.
Trải qua 40 năm thành lập, Apple đang được lãnh đạo bởi CEO Tim Cook và từ năm 2018 đã trở thành công ty có giá trị vốn hóa trên 1.000 tỷ USD. Các sản phẩm của thương hiệu này lần lượt đều đứng đầu các phân khúc: iPhone, Apple Watch, MacBook Pro, AirPods. Vào đầu năm 2020 này, Nhà Táo cũng đã có giá trị vốn hóa vượt mốc 1,3 nghìn tỷ USD, có sức mạnh chi phối toàn bộ ngành công nghệ thế giới.
Theo Dân Việt
Đĩa mềm cũ kĩ của huyền thoại Steve Jobs được bán với giá 2 tỷ đồng, tương đương 80 chiếc iPhone 11
Chiếc đĩa mềm có chữ ký của Steve Jobs được bán đấu giá với số tiền cực lớn, lên đến 85000 USD.
Được sản xuất vào năm 1988, chiếc đĩa mềm chứa phần mềm Macintosh System Tools 6.0 này ban đầu được định giá khoảng 7500 USD - bằng 1/10 so với giá đấu giá cuối cùng là 85115 US.
Nhà đấu giá RR Auction đã đấu giá chiếc đĩa mềm với chữ ký bị nhòe của cố CEO Steve Jobs với mức giá khởi điểm 1.000 USD. Theo nhà đấu giá này, giá trị của chiếc đĩa mềm đến từ việc Steve Jobs thường rất khi để lại chữ ký trên các sản phẩm mình sáng tạo ra.
"Chiếc đĩa mềm chứa phần mềm Macintosh System Tools 6.0, với chữ ký bằng bút mực màu đen, ghi "Steve Jobs'. Chiếc đĩa vẫn trong tình trạng tốt, ngoại trừ chữ ký đã hơi bị nhòe. Đây là một phiên bản có chữ ký cực hiếm của Jobs, do ông thường từ chối ký tặng người hâm mộ", dòng mô tả về chiếc đĩa mềm ghi rõ.
Bên cạnh đĩa mềm, chiếc máy tính Macintosh của Apple cũng được đấu giá với số tiền rất lớn, lên tới 150.000 USD.
Đây là một trong 2 nguyên mẫu Macintosh cực hiếm với ổ đĩa mềm 5 inch. Ban đầu, ổ đĩa này được dùng cho máy Apple Lisa. Tuy nhiên, do hoạt động thiếu ổn định và có thiết kế quá lớn, ổ đĩa mềm 5 inch đã bị Apple khai tử vào năm 1984 và thay bằng ổ đĩa Sony 3 inch.
Vào thời điểm đó, Steve Jobs đã yêu cầu tiêu hủy toàn bộ Macintosh sử dụng ổ 5 inch. Tuy nhiên, một lập trình viên của công ty phần mềm phụ trách phát triển trình xử lý văn bản MacWrite đã giữ lại một chiếc. Chiếc máy tính này này từng được trưng bày tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt Macintosh vào năm 2014.
Adam Stackhouse, chuyên gia tại sàn đấu giá Bonhams ở New York nhận xét: 'Đây là một cỗ máy cực kỳ quan trọng và mang nhiều ý nghĩa vào thủa bình minh của thời đại máy tính".
Được giới thiệu vào năm 1984, Macintosh 128K được coi là máy tính Macintosh cá nhân đầu tiên do Apple sản xuất. Thiết bị có giá bán lẻ khoảng 2.495 USD với màn hình 9 inch, RAM 128 KB và khả năng sử dụng dễ dàng bằng chuột. Macintosh 128K chính là sự khởi đầu mạnh mẽ cho các thế hệ về sau. Chiếc máy Mac đầu tiên này còn có hai phần mềm mang tính cách mạng là MacPaint và trình xử lý văn bản MacWrite, vốn cũng chính là tính năng hút khách nhất giúp Macintosh thu hút được người dùng.
Vào tháng 5/1984, đã có tổng cộng 70000 máy Macintosh 128K được bán. Tuy nhiên, doanh số bán của thiết bị này lại có dấu hiệu đi xuống thời gian sau đó. Bên cạnh nhiều hạn chế trong thiết kế, Macintosh và Apple cũng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thiết bị của IBM - hãng máy tính đang thống trị thời điểm đó.
Vào năm 1985, Macintosh 128K đã chính thức bị ngừng sản xuất, trước khi Steve Jobs rời khỏi Apple sau một loạt bất đồng với lãnh đạo của Apple. Bản thân Apple sau khi Jobs rời khỏi cũng ra mắt một phiên bản Macintosh khác với thiết kế tương tự như phiên bản Macintosh đầu tiên, nhưng được nâng cấp về cấu hình.
Steve Wozniak, đồng sáng lập của Apple đã nhận xét về máy Mac đầu tiên: " Trong một vài thời điểm ngắn ngủi, đã có những thứ vô cùng quan trọng được phát minh ra, định hình cuộc sống của loài người trong hàng trăm năm. Sự phát triển của máy tính Macintosh là một trong những sự kiện như vậy. Nó đã vĩnh viễn thay đổi cuộc sống của chúng ta. Mỗi chiếc máy tính ngày nay về cơ bản đều là Macintosh, một loại máy tính rất khác so với những chiếc máy tính được sản xuất trước đó"
Theo GameK
'Cha đẻ' Apple trở thành đồng sáng lập sáng kiến blockchain sinh thái Một trong hai đồng sáng lập Apple - Steve Wozniak, vừa trở thành người đồng sáng lập của một công ty blockchain tên EFFORCE có trụ sở tại Malta. Wozniak xuất hiện trong buổi ra mắt EFFORCE tại Hội nghị Delta Theo Neowin, trang web của EFFORCE cho thấy công ty sẽ cho phép những người đóng góp đầu tư vào các dự...