Cách đặt bể cá trong phòng khách giúp gia chủ ‘chuyển họa thành may’
Ngoài giá trị thẩm mỹ, bể cá còn có tác dụng tiếp khí, hoá sát trên phương diện phong thuỷ. Do đó, có những kiêng kỵ khi đặt bể cá trong phòng khách gia chủ nên biết.
Trong thiết kế nội thất phòng khách, bể cá góp phần không nhỏ tạo nên không gian sống hoà hợp với thiên nhiên. Nhưng khác với nhiều vật trang trí khác, bể cá được xem là vật phẩm phong thuỷ, nếu đặt ở vị trí thích hợp sẽ mang lại tài lộc cho các thành viên trong gia đình.
Với quan niệm “tưới tiêu vạn vật không thể thiếu nước”, trong phong thuỷ học, bể cá tương ứng với “nước”. Ngoài giá trị thẩm mỹ, bể cá đặt trong phòng khách còn có tác dụng tiếp khí, hoá sát.
Cá và nước cộng sinh mang đến cho không gian nhiều sức sống, tuy vậy có những kiêng kỵ khi đặt bể cá trong phòng khách gia chủ nên biết.
Bể cá không quá cao
Trong phong thuỷ, nước rất quan trọng nhưng quá nhiều cũng không nên. Bể cá quá lớn sẽ tích trữ nhiều nước, gây hoạ tràn lan. Chiều cao bể cá vượt hơn tầm mắt của một người trưởng thành thì được xem là quá cao. Do đó, trong phòng khách, đặt biệt phòng khách có diện tích nhỏ hẹp, không nên đặt bể cá quá cao lớn.
Không nên đặt bể cá quá cao. (Ảnh minh hoạ)
Không đặt bể cá ở hướng cát lợi
Bất cứ ngôi nhà nào cũng không thể “thập toàn thập mỹ” mà luôn có sự tồn tại của một số ngoại sát. Bể cá thường được dùng để hoá giải ngoại sát.
Theo phong thuỷ học, đưa nước vào những nơi thất vận có thể chuyển hoạ thành may, gặp hung hoá cát. Do đó, nên đặt bể cá ở hướng hung để đạt mục đích hoá sát, tăng cường linh khí.
Video đang HOT
Dựa vào toạ hướng của ngôi nhà để xác định hướng hung và hướng cát. Cụ thể, nhà toạ hướng Đông tứ trạch (hướng chính Đông, chính Nam, chính Bắc và Đông Nam) nên đặt bể cá ở 4 phương vị hung của phòng khách là hướng Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc và chính Tây.
Còn nhà toạ hướng Tây tứ trạch (hướng Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc và chính Tây) nên đặt bể cá ở 4 hướng hung của phòng khách là hướng chính Đông, chính Nam, chính Bắc và Đông Nam.
Không đặt bể cá sau sofa
Phía sau ghế sofa nên có chỗ dựa vững chắc, hàm ý gia chủ sẽ không có nỗi lo về sau. Nếu chỗ dựa là nước sẽ không phù hợp, khó cầu sự ổn định.
Do đó, đặt bể cá phía sau ghế sofa sẽ khiến cho những người ngồi trên sofa không có chỗ dựa, ảnh hướng đến sự ổn định của gia vận. Trong trường hợp không gian hẹp, gia chủ có thể đặt bể cá bên cạnh ghế sofa.
Tránh đặt bể cá phía sau ghế sofa. (Ảnh minh hoạ)
Bể cá tương xung với bếp
Bể cá tượng trưng cho nước, tức thuỷ, còn bếp trong nhà bếp đại diện cho hoả. Trong phong thuỷ học, thuỷ và hoả tương xung. Nếu bài trí bể cá và bếp trên một đường thẳng thì phạm phải đại kỵ “thuỷ – hoả tương xung”, dễ khiến sức khoẻ những người trong gia đình bị tổn hại.
Ngoài ra, bàn thờ cũng là nơi thuộc hoả. Vì thế khi đặt bể cá nên tránh hình thành một đường thẳng tương xung với bàn thờ.
Bể cá nên đặt ở hướng hung của ngôi nhà, trong khi đó ba vị Thần tài Phúc, Lộc, Thọ được đặt ở tài vị đương vượng. Do đó, nếu đặt bể cá dưới Thần tài sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc “Tài quy về tài vị”, có thể gây phá tài.
Số lượng cá trong bể
Để phù hợp với nguyên lý phong thuỷ, số lượng cá nên nuôi trong bể cần kết hợp với Ngũ hành quái mệnh của gia chủ để xác định. Lưu ý không tính những loại cá nuôi kèm theo.
Sơ đồ số lý nuôi cá trong nhà.
Hóa giải phong thủy nhà thóp hậu tụ tài vượng khí
Theo quan niệm xưa, nhà thóp hậu khí vào nhiều nhưng không tụ lại được, gia chủ làm lụng vất vả, công sức bỏ ra nhiều mà thành quả đạt được thường không tương xứng.
Theo phong thủy nhà ở, hình dạng nhà và thế đất có ảnh hưởng rất lớn vận may của gia chủ. Nếu hình dạng nhà/đất cân đối hình chữ nhật hay hình vuông đều đem đến phú quý cho chủ nhà. Còn nhà/đất thóp hậu thì có kích thước phía sau nhỏ hơn kích thước mặt tiền, không tốt về mặt phong thủy vì khuyết góc.
Thế đất thóp hậu rộng trước hẹp sau
"Thóp hậu" được hiểu nôm na là "không có hậu". Đối với nhà nở hậu (nhà sau rộng - trước hẹp), khí sẽ tích tụ lại ở đằng sau nhiều hơn, tài vận nhờ đó mà đọng lại giúp gia chủ phát phú quý, làm ăn suôn sẻ. Ngược lại, đối với nhà thóp hậu (nhà trước rộng - sau hẹp), khí vào nhiều nhưng không tụ lại được, dễ bị phát tán ra ngoài, nếu càng đi vào càng bị thu hẹp lại sẽ thấy tù túng.
Về mặt phong thủy, những ngôi nhà, đất thóp hậu sẽ khiến cho gia đình gia chủ sức khỏe sa sút, mất mát lớn về tiền của, không nhận được tài lộc, công danh sự nghiệp không phát triển được, làm nhiều mà lại hưởng ít. Còn về thẩm mỹ, nhà thóp hậu khiến việc sắp xếp, bài trí nội thất trở nên khó khăn.
Tuy nhiên, đừng nên quá lo lắng nếu bạn đang có mảnh đất hoặc căn nhà thóp hậu. Bởi chỉ cần với một số "biến tấu" trong thiết kế hoặc sử dụng các vật phẩm phong thủy, các yếu điểm của nhà thóp hậu đều sẽ dễ dàng được khắc phục.
Thiết kế hợp lý sẽ giúp các không gian quan trọng đều vuông vức
Theo một số chuyên gia phong thủy, cần vận dụng kiến thức phong thủy hình pháp để chỉnh sửa về mặt thiết kế của căn nhà trên mảnh đất thóp hậu. Điều này có nghĩa là bạn cần cân chỉnh, nắn căn nhà hoặc các khu vực sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày (phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng khách, phòng bếp, phòng làm việc,...) vuông vắn trở lại. Còn những phần xéo, góc cạnh, dư thừa nhỏ hẹp (trong kiến trúc gọi là góc chết) nên tận dụng thiết kế các không gian phụ như tiểu cảnh, vườn, kho, tủ, cầu thang... Việc thiết kế cần đảm bảo căn nhà sáng sủa, thông thoáng không chật hẹp, âm u, có thể sẽ phải bỏ đi phần đất không sử dụng được với tư duy bỏ cái lợi nhỏ để thu được lợi ích lớn lâu dài.
Với lối thiết kế như vậy, dù là thế đất thóp hậu nhưng các không gian chính trong nhà lại vuông vức, mang lại vượng khí cho chính bản thân gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Chưa kể, gia chủ còn có thể tạo được dòng khí đối lưu trước và sau ngôi nhà, đem đến không gian sống gần gũi với thiên nhiên, vừa mát mẻ, cải thiện sức khỏe, lại vừa bổ sung vượng khí.
Khi hóa giải nhà ở thóp hậu, gia chủ cũng có thể bổ khuyết bằng cách thiết kế một cái cột cao để cân đối lại. Ngoài ra, có thể tăng cường ánh sáng tại góc khuyết để trả lại sự thăng bằng và hài hòa.
Treo chuông gió giúp cân bằng âm dương khắc phục nhược điểm phong thủy thóp hậu
Các chuyên gia phong thủy cũng khuyên không nên tạo các ô cửa xuyên suốt nhà, bởi vì như thế, sẽ tạo điều kiện cho sự hao tổn sức sống và suy tán nội khí tạo xung khí xấu. Nên dùng chuông gió, màn sáo, gương bát quái hay treo tĩnh vật nhẹ nhàng, bố trí cây cảnh, màu sắc,... Những việc đó là để hướng đến sự cân bằng âm dương nhằm khắc phục nhược điểm phong thủy thóp hậu.
Hiện nay, cũng có nhiều quan điểm cho rằng, nhà thóp hậu không hẳn xấu về mặt phong thủy. Theo luồng quan điểm này, sức khỏe, tài vận của người sống trong nhà chủ yếu phụ thuộc vào vận khí của gia chủ. Nếu như vận khí của gia chủ mà kém thì dù có sống trên mảnh đất vuông vắn mà không được hợp mệnh hay bố trí vị trí công năng sai lệnh thì sức khỏe cũng như chuyện làm ăn và nội bộ gia đình... sẽ ngày càng xuống dốc. Còn ngược lại, nếu như trường sinh học của gia chủ hợp với vị trí của khu đất trong từ trường của Trái Đất, thì cho dù là mảnh đất thóp hậu hay mảnh tam giác... thì cuộc sống của gia chủ vẫn hưng vượng.
Muốn rước tài lộc, nhiều điều tốt lành vào nhà hãy đặt ngay 3 thứ này ở lối vào Lối vào nhà được bố trí đúng phong thủy, lưu thông khí tốt sẽ mang đến nhiều điều tốt lành cho gia chủ. Vì thế, bạn hãy giữ gìn lối vào nhà mình luôn sạch sẽ và bài trí 3 thứ này ở lối vào. 1. Cây xanh Cây xanh tượng trưng cho sự phát triển, sức sống dồi dào. Nếu thiết kế...