Cách công ty giải trí xử lí những outfit hàng tỉ đồng của thần tượng
Vào mỗi dịp trở lại, lượng trang phục được chuẩn bị cho các idol là không hề nhỏ. Vì vậy, công ty quản lí đã có nhiều cách xử lí chúng sau khi mặc xong.
Trong làng giải trí K-pop, việc xây dựng hình ảnh cho các nghệ sĩ vô cùng quan trọng. Các công ty, đặc biệt là những công ty lớn, sẵn sàng bỏ ra tiền tỉ để đầu tư vô số trang phục biểu diễn cho gà nhà từ MV đến sân khấu. Đó là lí do, các idol luôn xuất hiện trong những “bộ cánh” mới lạ, sành điệu nhất.
Và dĩ nhiên, để đảm bảo hình ảnh mới mẻ, nhiều bộ trang phục dù lộng lẫy, đẹp mắt nhưng chỉ được các idol diện duy nhất 1 lần. Vì thế, người hâm mộ không khỏi thắc mắc rằng các trang phục khủng của thần tượng sẽ được xử lí ra sao.
Các bộ cánh xa xỉ của idol sẽ được công ty xử lí sao cho phù hợp.
Triển lãm, đấu giá
Vào mỗi dịp comeback, số lượng trang phục được chuẩn bị cho các idol là con số lớn. Đặc biệt, đối với các nhóm nhạc đông thành viên, công ty sẽ phải chi số tiền lớn hơn để đầu tư. Hầu hết, những trang phục trong MV được thiết kế riêng và điều chỉnh theo số đo của từng idol.
Ngoại trừ trang phục tài trợ thì đa số đều không thể tái sử dụng nữa. Chúng sẽ được giữ lại và xuất hiện trong các dịp đặc biệt như bán đấu giá hoặc được trưng bày trong các khu triển lãm của công ty.
Vào mỗi dịp comeback, rất nhiều trang phục được chuẩn bị riêng cho các idol.
Các trang phục của nghệ sĩ SM được trưng bày tại khu Museum trong SM Town.
Taeyeon và Red Velvet cũng sở hữu nơi trưng bày riêng.
Trả lại nhà tài trợ
Thay vì tự chi một khoảng lớn, các công ty cũng tranh thủ hình thức nhận đồ tài trợ từ các thương hiệu. Stylist của các nhóm sẽ phối lại đồ để trông phù hợp với từng thành viên hơn. Việc mặc đồ tài trợ giúp idol có sự kết nối với nhãn hàng và nếu may mắn sẽ lọt vào mắt xanh của nhà mốt. Ngoài ra, phía công ty còn giảm thiểu được chi phí về trang phục. Sau mỗi sự kiện, quần áo, phụ kiện sẽ được gửi trả lại cho nhà tài trợ.
aespa diện trang phục của Givenchy và đây có thể là do nhãn hàng tài trợ
Những trang phục là đồ tài trợ sẽ được trả lại cho nhãn hàng.
Tủ đồ chung
Người hâm mộ thường thấy thần tượng trong các nhóm nhạc mặc trang phục giống nhau. Điều này bắt nguồn từ việc các công ty đều có tủ đồ chung. Đây là tủ đồ với các loại quần áo, phụ kiện có thiết kế đơn giản, có thể phối đa dạng phong cách. Nhiệm vụ của stylist là mượn chúng về và biến tấu sao cho phù hợp với idol của mình.
Video đang HOT
Sau khi dùng xong, họ sẽ xử lí kỹ lưỡng, trả lại vào tủ cho những idol khác sử dụng tiếp. Việc này từng xảy ra ở công ty JYP khi ITZY mặc lại đồ của đàn chị TWICE.
Việc đụng hàng của các nữ Idol tại JYP cũng thường xuyên xảy ra.
Tái sử dụng
Ngoài ra, các nhà thiết kế còn tận dụng những quần áo cũ bằng cách thay đổi xen kẽ trang phục của các thành viên trong nhóm với nhau, hoặc cắt xén, phối thành đồ mới để chúng trông khác lạ hơn. Một số trang phục cơ bản sẽ được giữ để các idol diện lại trong các dịp như fansign, concert hoặc những sự kiện nhỏ.
Chiếc áo của Jisoo được stylist nhuộm màu và tái sử dụng.
Dù nổi tiếng thường xuyên diện đồ xa xỉ từ MV cho đến sân khấu, các stylist vẫn cho BLACKPINK mặc lại những trang phục cũ. Nhà thiết kế của nhóm luôn biết cách biến tấu các trang phục thành những phiên bản mới lạ, bắt mắt. Việc tái sử dụng vô cùng tốt vì có thể tránh lãng phí và cân giảm được khối lượng trang phục.
Dù đã thay đổi cách phối nhưng không khó để nhận ra Lisa cũng diện lại đồ cũ.
Việc đầu tư trang phục cho các nghệ sĩ là điều vô cùng tốn kém nhưng các công ty vẫn phải chi trả nó. Do vậy, họ đã có những cách để cắt giảm chi phí và xử lí quần áo một cách hiệu quả nhất.
10 công ty giải trí Hàn Quốc đối xử với nhân viên tốt nhất
Ngoài những sự ưu ái dành cho nghệ sĩ, netizen còn quan tâm đến việc các công ty giải trí đối xử như thế nào với nhân viên.
Như thể trở thành thần tượng còn chưa đủ khó, nhiều nhân viên làm việc với thần tượng còn gặp khó khăn lớn hơn, vất vả hơn. Song sự công nhận mà các nhân viên có dường như luôn rất ít. Đáng nói, không phải tất cả các công ty đều đối xử tốt với nhân viên của mình. Theo đánh giá của các công ty từ một cổng thông tin việc làm có uy tín của Hàn Quốc, dưới đây là cách 12 công ty hàng đầu trong K-Pop đối xử tốt với nhân viên của họ.
Netizen luôn tò mò về chế độ đãi ngộ của các công ty lớn với nhân viên. (Ảnh: T.H)
1. Starship Entertainment
Starship Entertainment (ngôi nhà chung của các nhóm nhạc như WJSN, MONSTA X và CRAVITY nhận được đánh giá tổng thể là 2,9/5 từ các nhân viên công ty. Mức lương trung bình hàng năm tại Starship Entertainment là 27 triệu won (khoảng 548 triệu đồng). Cơ hội thăng tiến tại Starship được đánh giá rất cao.
Starship Entertainment dành những đãi ngộ tốt cho nhân viên.
2. JYP Entertainment
JYP Entertainment là nơi đào tạo những nhóm nhạc đình đám như TWICE, ITZY, Stray Kids. Công ty nhận được đánh giá tổng thể là 2,5/5 từ các nhân viên. Mức lương trung bình hàng năm tại JYP Entertainment là 34,8 triệu won (khoảng 706 triệu đồng).
Cơ hội thăng tiến tại JYP được đánh giá là phần tốt nhất trong tất cả các khía cạnh. Tuy nhiên, việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống bị cho là tồi tệ nhất. Ngoài ra, 55% nhân viên tán dương CEO Jung Wook và 13% nhìn thấy tiềm năng phát triển của công ty.
Nhiều người không khỏi thắc mắc hóa ra JYP đối xử tốt với nhân viên nhưng không thể cho nghệ sĩ của mình những đãi ngộ như ăn mặc đẹp?
3. Big Hit (HYBE)
Big Hit Entertainment nay chuyển thành HYBE, ngôi nhà chung của BTS và TXT. Nhân viên đánh giá tổng thể là 2,4/5 dành cho công ty. Mức lương trung bình hàng năm tại HYBE là 30,9 triệu won (khoảng 628,6 triệu đồng).
Phúc lợi và tiền lương được đánh giá là yếu tố tốt nhất tại HYBE. Cũng giống như JYP, việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống là phần tệ nhất. 35% nhân viên nhận thấy tiềm năng phát triển của công ty.
HYBE không chỉ chăm chút cho nghệ sĩ mà đãi ngộ dành cho nhân viên cũng tốt.
4. SM Entertainment
SM Entertainment - nơi có các nhóm nhạc đang hoạt động như EXO, Red Velvet, NCT và aespa được đánh giá tổng thể 2,4/5. Mức lương trung bình hàng năm tại SM Entertainment là 41,1 triệu won (khoảng 835,8 triệu đồng) - cao nhất trong danh sách này.
Trong tất cả các khía cạnh, văn hóa công ty được đánh giá là phần tốt nhất khi làm việc tại SM Entertainment. Ngoài ra, 39% nhân viên tán thành CEO Lee Sung Soo và 19% nhận thấy tiềm năng phát triển của công ty.
SM Entertainment là công ty trả lương cho nhân viên cao nhất.
5. Fantagio
Fantagio là nơi xuất thân của ASTRO và Weki Meki. Công ty được đánh giá tổng thể là 2,3/5 từ các nhân viên của mình. Mức lương trung bình hàng năm tại Fantagio là 24,2 triệu won (khoảng 492,7 triệu đồng).
Văn hóa công ty được nhận xét là phần tốt nhất khi làm việc tại Fantagio. 20% nhân viên tán thành CEO Park Jong Jin và Shin Young Jin, và 9% nhìn thấy tiềm năng phát triển của công ty.
Mặc dù chưa đào tạo được thế hệ nghệ sĩ đình đám nhưng Fantagio lại có cách đối xử tốt với nhân viên.
6. YG Entertainment
YG Entertainment là cái nôi của nhóm nhạc hàng đầu như BIGBANG, WINNER, BLACKPINK... Công ty nhận được đánh giá tổng thể là 2,3/5 từ nhân viên. Mức lương trung bình hàng năm tại YG Entertainment là 31,8 triệu won (khoảng 647 triệu đồng).
Tại YG Entertainment, cơ hội thăng tiến được đánh giá là phần tốt nhất, quản lý được coi là phần tệ nhất. Ngoài ra, 25% nhân viên tán thành CEO Hwang Bo Kyung và 19% nhìn thấy tiềm năng phát triển của công ty.
YG vừa biết đầu tư cho nghệ sĩ, vừa đối đãi tốt với các nhân viên.
7. Yuehua Entertainment
Yuehua Entertainment nhận được đánh giá tổng thể là 2,2/5 từ các nhân viên của mình. Mức lương trung bình hàng năm tại công ty là 27,0 triệu won (khoảng 548 triệu đồng).
Các nhân viên có cơ hội thăng tiến tốt khi làm việc tại Yuehua Entertainment. Tuy nhiên, chỉ 9% nhân viên tán thành Giám đốc điều hành Yuehua. Ngược lại 42% cho rằng công ty có tiềm năng phát triển.
Nhiều nhân viên đánh giá Yuehua Entertainment là công ty có tiềm năng phát triển mạnh.
8. Cube Entertainment
Cube Entertainment nơi tập trung các nhóm như (G)I-DLE, PENTAGON và CLC được đánh giá tổng thể là 2/5. Mức lương trung bình hàng năm tại Cube Entertainment là 25,7 triệu won (khoảng 522,7 triệu đồng). Cơ hội thăng tiến của Cube Entertainment được đánh giá cao song các nhân viên không cho rằng Cube có thể phát triển mạnh.
Chỉ 8% nhân viên cho rằng công ty có thể phát triển.
9. FNC Entertainment
FNC Entertainment sở hữu những nhóm nhạc như Cherry Bullet, SF9 và P1Harmony. Công ty được đánh giá với điểm số 2/5. Mức lương trung bình hàng năm tại FNC Entertainment là 28,7 triệu won (khoảng 582,5 triệu đồng).
Mặc dù là môi trường làm việc tốt nhưng đội ngũ FNC vẫn chưa cho ra mắt được nhóm nhạc đình đám nào.
10. Woollim Entertainment
Woollim Entertainment không có quá nhiều nhóm nhạc nổi bật. Các nhóm trực thuộc công ty có thể kể đến: Golden Child, Rocket Punch và DRIPPIN. 1,7 là số điểm tổng thể công ty nhận được từ phía nhân viên. Mức lương trung bình hàng năm tại Woollim Entertainment là 28,8 triệu won (khoảng 584,8 triệu đồng).
Woollim không phải một công ty giải trí quá nổi bật.
Nhìn chung các công ty giải trí trên đều có đãi ngộ về mức lương tốt. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có thể tạo ra được nhóm nhạc đình đám tại thị trường K-pop.
26 công ty giải trí nộp đơn phản đối luật hoãn nhập ngũ vì cho rằng luật này thiên vị BTS Hiệp hội Nội dung Âm nhạc Hàn Quốc (KMCA) cho biết họ đã nộp đơn phản đổi sửa đổi mới nhất của luật nghĩa vụ quân sự dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 23/6 năm nay. Theo đó, hiệp hội cho biết tất cả các đại diện công ty giải trí tại Hàn đều cho rằng luật này là không công...