Cách chữa trị khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là vấn đề được rất nhiều bà mẹ trẻ quan tâm khi nuôi con đầu lòng.
Hiện tượng sôi bụng ở trẻ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng ngừa và chữa trị khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng là điều thực sự cần thiết mà các bậc cha mẹ nên làm.
Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Mẹ dễ dàng nhận biết trẻ bị bệnh sôi bụng qua tiếng động phát ra từ bụng của trẻ, âm thanh đó đến từ sự hoạt động của cơ quan tiêu hóa ruột non và ruột già. Tiếng sôi bụng ở trẻ phần lớn là điều bình thường và không gây khó chịu cho bé, vì nhu động ruột của trẻ sơ sinh bắt đầu hoạt động khoảng 1 giờ từ sau khi trẻ chào đời, và khi hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động, quá trình tiêu hóa thức ăn (thức ăn của trẻ lúc này là sữa mẹ hoặc sữa công thức) và loại bỏ thức ăn nên gây ra tiếng ồn đó.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng
- Chế độ ăn uống của mẹ: Hầu hết nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng đều liên quan đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé. Mẹ ăn phải thức ăn lạ, nhiều dầu mỡ hay cay nóng làm ảnh hường đến chất lượng sữa nên khi bé bú vào dễ bị sôi bụng.
- Bé bú không đúng cách: Nếu mẹ cho bé bú bình không đúng cách khiến bé nuốt nhiều không khí cũng sẽ dẫn tới tình trạng sôi bụng. Ngoài ra nếu pha sữa sai cách, không đảm bảo vệ sinh cũng sẽ gây ra hiện tượng trên. Mẹ cho bé uống sữa công thức quá sớm khiến bé bị “lạ bụng” hoặc khó tiêu dẫn đến bị sôi bụng. Khi trẻ bú bình, núm vú không vừa miệng hoặc cách cầm bình của mẹ không đúng khiến trẻ nuốt nhiều không khí vào dạ dày và dẫn đến việc bị sôi bụng.
Video đang HOT
- Bé không hấp thụ được lactose:
Lactose là một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Khi bé bú ngoài quá sớm thì cơ thể chưa sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa lactose. Từ đó dẫn đến tình trạng sôi bụng do lactose không được tiêu hóa hết bị tích tụ ở ruột.
Cách chữa trị và đề phòng trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Mẹ nên chú ý đến việc ăn uống của mình: tránh ăn những đồ ăn lạ, nhiều dầu mỡ, cay nóng và không dành cho người đang nuôi con bằng sữa mẹ, để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Đặc biệt nên không nên “đụng” đến những món ăn/ uống như: trà, cà phê, súp lơ, bông cải xanh, cải bắp, giá đỗ, cà chua, cam, quýt, các loại đậu…
Thay đổi tư thế cho bé bú: Mẹ hãy thay đổi tư thế cho bé bú nếu mẹ thấy trẻ khóc và nghe thấy âm thanh sôi bụng, việc này sẽ giúp lượng khí tắc nghẽn đi qua đường tiêu hóa và giúp trẻ hết sôi bụng. Đặt trẻ tựa đầu lên vai bạn và vỗ lưng để trẻ ợ nóng.Hoặc đặt trẻ nằm ngửa, gập đầu gối và di chuyển từng chân trẻ lên xuống. Đối với trẻ bú bình, mẹ lưu ý đảm bảo miệng trẻ ngậm vừa núm vú để ngăn không để trẻ nuốt phải không khí trong khi bú.
Theo www.phunutoday.vn
Những việc làm đơn giản giúp mẹ dồi dào sữa cho con
Ai cũng biết, sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải lúc nào mẹ cũng có nhiều sữa cho bé bú.
Tiết sữa là một quá trình phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng nội tiết tố và tâm lý của người mẹ cũng như tần số cho con bú. Khoảng 90% các bà mẹ có khả năng sản xuất đủ sữa cho con, kể cả bà mẹ sinh đôi. Đa số các trường hợp thiếu sữa chỉ là do con bú không đúng cách và cho bú không thường xuyên, một phần nữa là do căng thẳng stress. Vậy để có được nguồn sữa dồi dào cho bé bú, các mẹ lưu ý thực hiện tốt những việc sau:
Cho bé bú đúng tư thế:
Hãy tạo cho bé và mẹ một tư thế thoải mái nhất để không đau lưng, đau ngực còn bé con lại chẳng vui khi ti mẹ. Khi bú mẹ, miệng trẻ cần há to, môi dưới cong ra ngoài và cằm chạm vào vú mẹ để ngậm được cả quầng vú chứ không phải chỉ ngậm núm vú.
Bên cạnh đó, tư thế nằm của trẻ khi bú mẹ cũng ảnh hưởng tới việc sản xuất sữa. Khi cho trẻ bú mẹ thì đầu, thân mình và mông trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng và phải được nâng đỡ, đồng thời bụng bé phải áp sát với bụng mẹ, mặt trẻ phải đối diện với vú mẹ.
Tích cực cho con bú
Thông thường sữa mẹ sản xuất theo nguyên lý cung - cầu. Mẹ càng cho con bú thường xuyên thì sữa tiết ra càng nhiều. Chính vì vậy mẹ cứ thoải mái cho con bú mà không cần phải tuân theo bất kỳ thời gian biểu được đặt ra .Để có sữa cho trẻ bú, ngay từ lúc sinh, người mẹ nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt trong vòng vài giờ đầu sau khi sinh, có thể lúc này sữa mẹ rất ít, chỉ chừng vài ml, nhưng trong những ngày đầu chỉ chừng đó sữa đã đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ rồi. Đồng thời tác động mút vú sớm của ngay sau khi sinh sẽ giúp cho sự tạo sữa bắt đầu
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn sau khi sinh rất quan trọng, mẹ nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều protein, kết hợp với ăn rau xanh và hoa quả tươi để đảm bảo lượng vitamin cần thiết. Không nên kiêng khem quá mức theo dân gian, không có cơ sở khoa học để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Nước là nguyên liệu tối cần thiết để tạo sữa. Do đó, mẹ đừng quên uống đủ từ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung thêm sữa tươi không đường và các viên vitamin tổng hợp. Mẹ cần nghỉ ngơi đủ và để tinh thần thư thái.
Vắt sữa mẹ giữa các lần cho bé bú:
Đừng thất vọng khi mẹ chẳng vắt được tí sữa nào, hoặc có nhưng rất ít. Nếu thường xuyên sử dụng máy vắt sữa giữa các lần cho con bú, sữa mẹ sẽ được kích thích tiết ra nhiều hơn.
Trong những lần đầu tiên vắt sữa, mẹ có thể sẽ cảm thấy khá đau ngực do chưa quen sử dụng máy vắt. Tuy nhiên, khi sữa đã về đủ nhiều, mẹ sẽ cảm thấy sự kiên trì của mình được đền bù xứng đáng. Quan trọng hơn hết là tâm lý của mẹ, không nên nghĩ mình thiếu sữa hay ít sữa, các mẹ hãy làm theo những lời khuyên trên và nghĩ rằng mình đủ sữa cho con, vậy là đủ!
Theo www.phunutoday.vn
Nguyên nhân trẻ hay khóc đêm và cách xử lý Bé khóc và quấy đêm thường xuyên xảy ra khiến cha mẹ cảm thấy đau đầu, không hiểu vì sao con khóc và phải làm thế nào để dỗ bé ngủ ngon. Nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc về đêm - Bé bị căng thẳng thần kinh: Đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh của bé rất non nớt, rất dễ bị...