Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bác sĩ yêu cầu điều trị nội khoa, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật, tùy tình trạng bệnh lý như vị trí, mức độ và thể thoát vị, biểu hiện lâm sàng.
Bác sĩ Nguyễn Vũ, Phó Trưởng khoa Ngoại Thần kinh Cột sống, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Có nhiều cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Người có triệu chứng lâm sàng nhẹ, áp dụng chế độ bất động trong thời kỳ cấp tính. Phải nghỉ ngơi tại giường và đeo nẹp cố định cổ trong 5-7 ngày, tránh vận động cột sống cổ quá mức.
Điều trị nội khoa làm giảm hoặc mất triệu chứng đau, góp phần chẩn đoán và phục hồi sau can thiệp. Vật lý trị liệu và các liệu pháp phản xạ như xoa bóp giảm đau, chống co cứng cơ để cải thiện chức năng các cơ cạnh sống. Phương pháp này tránh sử dụng trong những ngày đau cấp tính.
Phương pháp nhiệt là dùng sức nóng để giảm đau, chống co cứng cơ, giãn mạch chủ động… hoặc dùng dòng điện để tăng chuyển hóa, chống viêm giảm phù nề, kích thích thần kinh cơ…
Kết hợp châm cứu hoặc điều trị bằng tia laser mềm để giảm đau, chống viêm, kích thích tái tạo tổ chức và an thần.
Trong thời kỳ cấp tính và đợt tái phát, bác sĩ điều trị bằng thuốc chống viêm giảm đau không steroid (AINS) hay thuốc an thần giãn cơ nhẹ, vitamin nhóm B liều cao giúp chống viêm và thoái hóa, nhất là đối với tổ chức thần kinh. Có thể sử dụng liệu pháp corticoid trong trưởng hợp các thuốc giảm đau chống viêm thông thường không có kết quảc.
Phương pháp kéo giãn cột sống cổ được chỉ định với khi thoái hóa có chèn ép rễ đơn thuần, chống chỉ định khi có chèn ép tủy hoặc những tổn thương xương như gai xương lớn trong ống tủy. Đây là phương pháp làm giảm áp lực, tăng cường hấp thu các chất chuyển hóa vào trong đĩa đệm.
Các thủ thuật ít xâm lấn khác như lấy đĩa đệm qua da không mổ. Bác sĩ sử dụng năng lượng laser hoặc sóng cao tần sẽ làm bốc hơi một phần nhân nhày, từ đó đĩa đệm tự thu lại một phần. Ngoài ra, sóng cao tần cũng làm cân bằng một phần các rối loạn hóa học tại vùng đĩa đệm thoát vị chèn ép thần kinh giúp giảm đau. Tuy nhiên, giá thành phương pháp này cao, chỉ áp dụng đối với các trường hợp thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn sớm, chưa rách bao xơ.
Trong trường hợp phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy bỏ đĩa đệm gây chèn ép mà không gây tổn thương cấu trúc thần kinh và đảm bảo sự vững chắc của cột sống.
Theo bác sĩ, khi thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng tủy cổ hoặc hội chứng rễ tủy, các triệu chứng tiến triển càng nhanh càng cần phẫu thuật sớm. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng chèn ép rễ nặng hoặc đau liên tục, dai dẳng, điều trị nội khoa 6 tuần không đỡ.
Hai phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng là mổ theo lối trước bên và mổ lối sau. Trong đó, mổ đường trước phổ biến hơn. Tùy mức độ chèn ép và thể thoát vị, bác sĩ sẽ quyết định có cắt dây chằng dọc sau hay không. Sau khi đĩa đệm được lấy bỏ có thể dùng xương chậu ghép vào chỗ đĩa đệm và đặt nẹp cố định, dùng miếng ghép nhân tạo…
“Phương pháp này giúp cột sống vững chắc, tránh khớp giả, tuy nhiên việc hàn cứng khớp khiến cho các động tác cổ ít nhiều bị hạn chế và tăng nguy cơ thoái hóa đốt liền kề, thoát vị có thể xảy ra ở các đốt khác”, bác sĩ nói.
Người bệnh có thể thay đĩa đệm nhân tạo có khớp. Phương pháp này làm giảm khả năng xuất hiện khối thoát vị mới ở đĩa đệm trên và dưới chỗ đã mổ, đồng thời tránh được một số biến chứng do nẹp vít gây ra. Sau mổ, người bệnh không phải mang nẹp cổ, không phải chịu đau, mỏi, nhức do nẹp gây ra.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý phổ biến, do ngồi sai tư thế, mang vác vật nặng, gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt mỗi ngày. Ảnh: Scripps
Bác sĩ khuyến cáo, sau ca mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đường trước, người bệnh thường bị đau khi nuốt. Chịu khó uống nước, nói chuyện, tập nuốt, sau 4-5 ngày đau giảm đi nhiều.
Trong trường hợp đặt mảnh ghép và cố định nẹp vít cột sống cổ, người bệnh phải mang nẹp cổ cứng 3-6 tuần. Nẹp cổ thường làm cho người bệnh khó chịu do cấn vào hàm, vai và xương đòn gây đau.
Ngoài ra, sau vài ngày đầu mang nẹp cổ cứng, người bệnh có cảm giác mỏi, cứng gáy và hai vai. Cảm giác này ngày càng tăng cho đến khi bỏ nẹp cổ. Người bệnh nên tập cúi ngửa, nghiêng cổ vài ngày để giảm đau. Tình trạng này sẽ khắc phục sau 6 tuần, nếu tích cực tập luyện.
Video: Chuyên gia lý giải thời điểm bệnh nhân dễ bị SARS-CoV-2 tấn công mạnh nhất
Khi bệnh nhân mắc Covid-19, đặc biệt trong ngày thứ 7, thứ 8 và ngày thứ 15 là thời điểm SARS-CoV-2 tấn công mạnh nhất vào các cơ quan cơ thể. Gần như 50% bệnh nhân Covid-19 tử vong đều liên quan đến xuất huyết đường tiêu hóa, tiết niệu.
Liên quan đến các trường hợp mắc Covid-19 nặng và bệnh nhân tử vong, các chuyên gia đã lý giải về thời điểm dễ bị virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 tấn công nhất, đặc biệt đối với những bệnh nhân nặng.
Theo PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - chuyên gia được Bộ Y tế điều động chi viện cho miền Trung, với bệnh nhân mắc Covid-19, đặc biệt là trong những ngày thứ 7, 8 và 15, đây là thời điểm mà SARS-CoV-2 tấn công mạnh nhất vào các cơ quan. "Gần như 50% bệnh nhân Covid-19 tử vong ở nước ta đều liên quan đến xuất huyết bên trong phế nang, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết đường tiết niệu"- PGS Hiếu nhấn mạnh.
Theo phân tích của chuyên gia này, những bệnh liên quan đến hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu là bệnh có thể dẫn đến tình trạng tử vong bất cứ lúc nào. Đặc biệt là những trường hợp bệnh nhân bị suy tim, suy thận mạn. Chính vì vậy, trên nền các cơ quan bị suy chức năng, tình trạng mất cân bằng sẽ xảy ra, chức năng thân suy giảm sẽ có thể dẫn đến chức năng tim không ổn định và có thể dẫn đến rối loạn đông máu.
Phân tích về các ca bệnh nặng mắc Covid-19, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết virus SARS-CoV-2 tấn công vào cơ thể con người thông qua các thụ thể trên tế bào có tên gọi là ACE2. Chính vì vậy, tất cả các tế bào mang điểm tiếp nhận ACE2 đều có nguy cơ bị virus tấn công. "Tế bào mang thụ thể ACE2 có nhiều ở đường hô hấp, thận, não, tim, gan, đấy chính là những điểm đích để virus tấn công" - bác sĩ Cấp lý giải.
Một trong những vị trí có tế bào ACE2 nhiều là các vi mạch, mạch máu, tế bào thành mạch máu. Nếu virus tấn công vào đó sẽ dẫn đến các phản ứng và một trong những phản ứng nghiêm trọng nhất là đông máu. "Nếu như đông máu trong vi mạch phổi sẽ dẫn đến suy hô hấp nghiêm trọng. Nếu virus tấn công các cơ quan phủ tạng khác sẽ gây mất tưới máu, dẫn đến mất chức năng do không được nuôi dưỡng gây suy đa phủ tạng"- bác sĩ Cấp phân tích thêm
Phổi là cơ quan thường bị SARS-CoV-2 tấn công- Ảnh: Bác sĩ Quốc Chính
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cũng cho biết bản thân virus SARS-CoV-2 có thể gây đa tổn thương, suy đa phủ tạng, ở tất cả những người có bệnh nền và cả không có bệnh nền. Tuy nhiên, với những người có bệnh nền sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều. Hai yếu tố này phối hợp với nhau khiến tỉ lệ tử vong gia tăng rất nhiều lần ở nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận 24 trường hợp bệnh nhân Covid-19 tử vong. Tất cả các trường hợp này đều là bệnh nhân trong đợt dịch khởi phát tại Đà Nẵng từ ngày 25-7 đến nay. Các bệnh nhân tử vong đều có nhiều bệnh mãn tính, tuổi cao, đặc biệt là có thời gian nằm điều trị ở các Khoa Hồi sức cấp cứu, lọc máu lâu ngày. Các bệnh nhân này đã suy các cơ quan quan nội tạng trong quá trình điều trị.
Bệnh viện Trung ương Huế cứu sống bệnh nhi 8 tháng tuổi với phương pháp phẫu thuật hiếm gặp Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công phương pháp phẫu thuật Hybird để cứu sống bệnh nhi 8 tháng tuổi bị bệnh tim bẩm sinh , được biết, đây là lần đầu tiên phương pháp này thực hiện tại Việt Nam và rất hiếm khi được thực hiện trên thế giới vì kỹ thuật này rất phức tạp. Các bác...