Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả không cần dùng thuốc
Thay vì lạm dụng thuốc giảm đau, các chị em có thể tham khảo những cách chữa đau bụng kinh dưới đây.
Đau bụng kinh là một triệu chứng sinh lý thường gặp ở các chị em. Biểu hiện thông thường là những cơn đau bụng dữ dội, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, chóng mặt, mệt lả đi. Nguyên nhân là do sự tiết hormon prostaglandin làm thúc đẩy co bóp tử cung, cũng có thể do rối loạn cấu trúc nội mạc tử cung như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung.
Tình trạng đau bụng kinh thường xuất hiện khoảng 1-2 ngày trước hoặc trong kì kinh nguyệt, kèm theo đau lưng, mệt mỏi. Tình trạng đau ở mỗi người phụ nữ cũng khác nhau, có người đau âm ỉ, có người lại đau bụng dữ dội chỉ nằm một chỗ, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày.
Khi bị đau bụng kinh dữ dội, nhiều người thường dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, điều này chỉ là giải pháp tạm thời để chấm dứt cơn đau. Hơn nữa, cách chữa đau bụng kinh này còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như làm tổn thương gan, thận, thậm chí là làm suy giảm khả năng sinh sản của chị em.
Cách chữa đau bụng kinh tự nhiên
Khi bị đau bụng kinh, chị em chớ lạm dụng thuốc giảm đau mà hãy thử áp dụng các cách chữa đau bụng kinh sau đây:
1. Chườm nóng
Chườm bụng bằng túi nước nóng là một trong những cách chữa đau bụng kinh cấp tốc.
Nên chườm bụng bằng chai hoặc túi nước nóng (chú ý tránh nóng quá sẽ gây bỏng). Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nhiều cách giữ ấm bụng khác như tắm nước ấm nóng và cho thêm một chút muối vào chậu nước tắm, giúp giảm đau hiệu quả.
2. Mát-xa bụng
Thường xuyên bị đau bụng trong ngày đèn đỏ, chị em phụ nữ nên bỏ túi sẵn một số bài mát-xa chữa đau bụng kinh, đây là một trong những cách chữa đau bụng kinh nguyệt hiệu quả nhất. Những động tác xoa bóp vùng bụng dưới nhẹ nhàng khiến cơ bụng không bị co thắt đột ngột làm giảm triệu chứng đau bụng kinh.
3. Làm ấm cơ thể
Khi bị đau bụng kinh, bạn không nên mặc quần áo phong phanh hoặc nằm phòng quá lạnh. Nên uống nhiều nước ấm, ăn đồ nấu nóng để thúc đẩy sự lưu thông máu và làm giảm tình trạng tắc nghẽn mạch máu ở vùng chậu.
4. Uống sữa hoặc ăn sữa chua
Các chị em nên uống sữa ấm trước ngày hành kinh.
Các chị em hay bị đau bụng kinh nên uống một cốc sữa ấm hoặc ăn thêm 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày trước ngày hành kinh. Điều này sẽ làm giảm đau bụng kinh một cách hiệu quả.
Nguyên nhân là do trong sữa rất giàu canxi và theo các nhà khoa học, những phụ nữ bổ sung 1200 mg canxi mỗi ngày giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người không bổ sung canxi hoặc bổ sung hàm lượng thấp.
5. Đắp gừng
Lấy một củ gừng tươi giã nát, bỏ vào khăn xô rồi đắp lên vùng bụng bị đau. Chỉ khoảng 5-7 phút cơn đau bụng kinh sẽ không hành hạ bạn nữa.
6. Bôi dầu, dán cao
Bôi dầu hoặc dán cao ngay tại vùng bụng dưới để làm ấm bụng được coi là cách chữa đau bụng kinh đơn giản nhất. Vừa bôi dầu bạn vừa mát-xa bụng nhẹ nhàng thì cơn đau bụng kinh cũng giảm nhanh.
7. Ăn ngải cứu
Video đang HOT
Ngải cứu là một loại rau phổ biến giúp làm giảm các cơn đau trong ngày đèn đỏ.
Cách chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu được nhiều người áp dụng và cho kết quả tốt. Các chị em có thể giã nát ngải cứu vắt lấy nước uống hoặc thêm ngải cứu vào trứng đem rán hay hấp cách thủy để ăn cũng giúp chữa đau bụng kinh hiệu quả. Trong ngày hành kinh, bạn chỉ cần ăn một bữa trứng gà ngải cứu sẽ thấy cơn đau bụng kinh giảm nhanh chóng.
8. Tắm muối khoáng
Tắm nước ấm có pha muối khoáng sẽ giúp chị em giải tỏa căng thẳng và giảm đau bụng kinh nhanh chóng.
Các bài thuốc dân gian chữa đau bụng kinh
Bên cạnh những biện pháp trên thì trong dân gian cũng lưu truyền nhiều bài thuốc chữa đau bụng kinh hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc chị em có thể tham khảo để giảm đau trong ngày đèn đỏ.
Bài thuốc 1
Nước đỗ đen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có chữa đau bụng kinh.
Nguyên liệu:
- ỗ đen: 30g
- Hoa hồng: 6g
- Đường đỏ: vừa đủ.
Cách chế biến:
- ỗ đen vo sạch, rang thơm rồi cho vào nồi cùng hồng hoa.
- Đổ khoảng 500ml nước, ninh đỗ chín nhừ, lọc lấy nước cho thêm đường đỏ.
- Uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml. Uống trong 3 ngày trước kỳ kinh.
Bài thuốc 2
Ngoài trứng ngải cứu thì cháo ngải cứu cũng là một cách chữa đau bụng kinh nhanh chóng.
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 100g
- Lá ngải cứu tươi: 50g
- Đường đỏ: vừa đủ.
Cách chế biến:
- Gạo vo sạch. Ngải cứu rửa sạch, thái vụn, cho vào nồi đổ nước xâm xấp, đun khoảng 30 phút.
- Lấy nước thuốc cho vào ninh cháo, khi chín thêm đường đỏ.
- Ăn nóng, ngày ăn vài lần. Ăn trước kỳ kinh 3-5 ngày.
Bài thuốc 3
Các nguyên liệu để thực hiện bài thuốc giảm đau bụng kinh.
Nguyên liệu:
- Gừng tươi: 25g
- Lá ngải cứu tươi: 15g
- Trứng gà: 2 quả.
Cách chế biến:
- Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ. Gừng tươi rửa sạch, đập giập.
- Cho lá ngải cứu và gừng vào 300ml nước. Cho trứng gà vào luộc, tới khi trứng chín, bóc vỏ trứng, lại cho vào đun tiếp với nước thuốc trên trong 5 phút.
- Bắc ra uống nước thuốc, ăn trứng gà. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn trước kỳ kinh 3 ngày.
Bài thuốc 4
Ăn tỏi cũng giúp giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả.
Nguyên liệu:
Tỏi: 4 nhánh
Đường: vừa đủ
Cách chế biến:
- Tỏi bóc vỏ rồi phi thơm, để nguội và rắc thêm một chút đường.
- Chỉ cần ăn khoảng hai nhánh tỏi sau 15 phút sẽ cảm thấy dễ chịu ngay. Khoảng một hai giờ sau bạn lại ăn tiếp hai nhánh nữa.
Lưu ý khi bị đau bụng kinh
1. Duy trì chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý
- Nên ăn đủ chất nhưng hạn chế ăn thức ăn có đồ cay, nóng gây táo bón bởi chúng sẽ làm các cơn đau tồi tệ hơn.
- Nên uống nước chanh nóng, dùng các loại vitamin hỗn hợp và thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin C, B6…
- Ăn nhiều rau, trái cây, cá và hạn chế các loại thực phẩm ngọt, mặn. Không ăn những thứ có tác dụng giữ nước như giấm, táo, ngó sen,…
- Không uống cà phê, chè, nước ngọt có ga…
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ vào những ngày này là rất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh làm việc nặng và quá sức.
3. Giảm đến mức thấp nhất những căng thẳng, áp lực cuộc sống
Căng thẳng, mệt mỏi có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau bụng kinh. Vì vậy, các chị em hãy giữ tinh thần luôn thoải mái, hạn chế căng thẳng, áp lực từ môi trường sống, công việc và gia đình.
Trên đây là một số cách chữa đau bụng kinh đơn giản không dùng thuốc mà các chị em có thể áp dụng khi bị cơn đau hành hạ. Tuy nhiên, nếu đau dữ dội và khi áp dụng các biện pháp trên mà bạn vẫn không giảm đau, tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau.
Ngoài ra, trường hợp bụng quá đau, cơn đau thất thường thì rất có khả năng bạn đang mắc bệnh lý phụ khoa nào đó. Lúc này, bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, chuẩn đoán và tư vấn cách chữa trị phù hợp.
Theo Khám phá
Không tin nổi những lần nhập viện chỉ vì vòng tránh thai 'chu du' nhầm chỗ, chị em khiếp đảm
Nhiều chị em tá hỏa khi bị đau bụng do vòng tránh thai đi nhầm chỗ vào ổ bụng.
Chuyên gia lưu ý những thông số chị em cần phải biết khi mua thuốc tránh thaiSự thật về thuốc tránh thai "1 tháng uống 1 viên": Bác sĩ sản khoa khuyên chị em đừng tự đem mình ra làm "chuột bạch"!Nôi hôt hoang cua chi em khi dung que tranh thai, bac si san khoa lên tiêng vê sư thât đăng sau
Nhập viện vì vòng tránh thai đi vào ổ bụng
Mới đây, các bác sĩ đã lấy vòng tránh thai ra khỏi bụng một người phụ nữ. Theo đó, cách đây 3 năm, người nay đặt vòng. Sau khi đặt vòng, người phụ nữ này liên tục xuất hiện các triệu chứng đau bụng không rõ nguyên nhân.
Kết quả siêu âm và chụp CT cho thấy vị trí tiểu khung bên trái có hình ảnh dụng cụ tránh thai, phần đầu trong cơ tử cung, phần thân nằm ngang tiểu khung. Hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng và chỉ định phẫu thuật nội soi lấy dụng cụ tránh thai.
Để lấy vòng tránh thai ra, các bác sĩ đã phải gây mê nội khí quản. Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 1 giờ. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện vòi trứng trái dính vào đầu vòng tránh thai, đáy tử cung có đầu vòng tránh thai. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ có hậu quả xấu gây thủng ruột hoặc biến chứng dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.
Vòng tránh thai đi nhầm chỗ gây đau bụng dữ dội
Năm 2014, một cô gái đã phải đến bệnh viện cấp cứu do vòng tránh thai đi lạc xuống ổ bụng. Theo đó, sau khi sinh, bệnh nhân này có đặt vòng tránh thai ở phòng khám tư nhân. Tuy nhiên, sau đó xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội. Điều đáng nói là qua siêu âm, các bác sĩ không thấy vòng tránh thai trong tử cung,
Nội soi ổ bụng, các bác sĩ phát hiện vị trí vòng ngay trong ổ bụng, đoạn đại tràng trái, được mạc nội lớn bọc lại thành một khối. Ê kíp mổ đã gỡ mạc nối và lấy vòng. Theo các bác sĩ, phương pháp này hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Theo các bác sĩ, trường hợp vòng tránh thai đi xuống ổ bụng là hiếm gặp. Vòng tránh thai được đặt ở thời điểm phù hợp là sau khi sinh 6 tháng và sạch kinh 3-5 ngày.
Vòng tránh thai lạc chỗ, tử cung bị xơ hóa
Năm 2010, các bác sĩ ở Bà Rịa Vũng Tàu đã cấp cứu cho bệnh nhân L. đau âm ỉ ở hạ sườn nhưng không thuyên giảm. Qua nội soi các bác sĩ đã phát hiện vòng tránh thai đi lạc xuống ổ bụng.
Vòng tránh thai nằm lẫn trong bờm mỡ mạc nối lớn phía trước đại tràng ngang. Bệnh nhân L. đã trải qua 4 lần sinh, 6 lần nạo hút thai. Bệnh nhân đã từng 2 lần đặt vòng nhưng bị rong kinh nên phải lấy ra. Khi chuyển đến sống ở Bà Rịa Vũng Tàu, bệnh nhân được đặt vòng tránh thai chữ T, sau đó đã đến lấy vòng ra và đặt vòng mới. Tuy nhiên, bệnh nhân không nhìn thấy vòng tránh thai đã được lấy ra. Các bác sĩ kiểm tra vùng chậu, buồng trứng và tai vòi vẫn bình thường, riêng tử cung xơ hóa.
Theo Emdep
Đau bụng nhiều năm, cô gái choáng váng vì mất cả hai buồng trứng, BS cũng không rõ nguyên nhân Sau nhiều năm bị đau bụng mà tưởng là tắc nghẽn đường ruột, cuối cùng cô gái trẻ phát hiện ra cả hai buồng trứng của bản thân đều biến mất. Gia đình nghi ngờ nguyên nhân đến từ một sự việc trong quá khứ. Cô gái trẻ Lao Zhu, đến từ Hồ Bắc, Trung Quốc bất ngờ bị đau bụng dữ dội...