Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị dãn ra. Bệnh trĩ thường gặp ở người làm việc văn phòng, ít tập thể dục, chủ yếu sau 30 tuổi.
Nhiều người đi khám trễ vì xấu hổ khiến bệnh biến chứng nặng.
Bệnh trĩ nếu phát triển bên trong trực tràng gọi là trĩ nội; còn nếu phát triển dưới da xung quanh hậu môn gọi là trĩ ngoại.
Trĩ nội: Khi các tĩnh mạch cuối trực tràng dãn ra, tạo thành búi trĩ nổi trên niêm mạc – phần ranh giới của hậu môn và trực tràng. Do dạng trĩ nội nằm sâu bên trong trực tràng nên bạn không thể sờ thấy hoặc nhìn thấy được. Đến khi trĩ to lên, lúc người bệnh đi tiêu thì búi trĩ lòi ra.
Trĩ ngoại : Búi trĩ hình thành ở ngay lớp da hậu môn nên khi búi trĩ nhỏ cũng dễ nhìn và sờ được. Trĩ ngoại nằm vùng bên ngoài hậu môn nên dễ cọ sát với quần áo, ghế ngồi… Cơn đau ngày càng nặng hơn.
Dấu hiệu của bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị dãn ra.
Trĩ nội: người bệnh thấy dịch nhầy vùng hậu môn tăng tiết. Khi đi ngoài, người bệnh có bị chảy máu, trầy xước gây viêm nhiễm, ngứa. Người bệnh đi ngoài nhưng có cảm giác chưa đi hết phân ra ngoài.
Trĩ nội được chia thành 4 độ khác nhau:
Trĩ độ 1: mức độ nhẹ nhất, búi trĩ vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn và chưa lòi ra ngoài.
Trĩ độ 2: khi đi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài và có thể tự chui vào lại sau đại tiện.
Trĩ độ 3: búi trĩ lòi ra ngoài khi đại tiện. Búi trĩ chỉ vào lại vị trí cũ khi dùng tay đẩy vào.
Trĩ độ 4: khi không đại tiện, búi trĩ thường xuyên lòi ra ngoài, nhất là khi ngồi xổm, làm việc nặng hoặc đi lại nhiều.
Trĩ ngoại: có dấu hiệu ngứa, sưng, đau xung quanh hậu môn. Người bệnh có thể nhìn và sờ thấy có một hoặc nhiều cục u bất thường nổi quanh hậu môn. Đôi khi có chảy máu, tăng tiết dịch nhầy, có thể bị rò rỉ phân. Hình ảnh búi trĩ ngoại cũng có đặc điểm giống như trĩ nội bị sa ra ngoài.
Một người có thể bị cả trĩ nội lẫn trị ngoại, gọi là trĩ hỗn hợp. Nam giới khi tiêu ra máu thì búi trĩ đã rất to, mất máu nhiều và khó điều trị hơn do đường hậu môn ở nam sâu hơn nữ nên khó phát hiện sớm.
Khi nào người bệnh trĩ cần đến bệnh viện?
Video đang HOT
Khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh trĩ, đến ngay bệnh viện để được bác sĩ khám.
Nếu bệnh trĩ nhẹ, bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn uống, điều trị theo toa thuốc tại nhà.
Nếu bệnh trĩ nặng, người bệnh cần phẫu thuật hoặc làm các thủ thuật loại bỏ búi trĩ, đồng thời điều trị bằng thuốc kê đơn tại bệnh viện.
Nếu bệnh trĩ gây biến chứng như gây chảy máu thành tia, hậu môn có biểu hiện hoại tử, hậu môn kích thích đau, rát, khó sinh hoạt, người bệnh phải đến ngay bệnh viện để được bác sĩ can thiệp kịp thời, tuyệt đối không được tiếp tục tự điều trị tại nhà vì nguy hiểm tính mạng.
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà
Với người bệnh trĩ nhẹ có thể thay đổi lối sống sinh hoạt tại nhà. Việc sử dụng thực phẩm nhuận tràng rất cần thiết. Một số loại rau nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền;…Một số loại củ quả như chuối, dưa hấu, táo, khoai lang,…
Nên có chế độ ăn giàu chất xơ mỗi ngày.
Các loại rau quả đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp, bơ, thanh long, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi, hồng, hải sâm, sung, rau mùi, rau má… cũng rất có lợi cho người bị bệnh trĩ.
Một số thức ăn giàu magie cũng có tác dụng nhuận tràng: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt. Ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau củ và ngũ cốc nguyên hạt. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày; hạn chế ăn cay, nóng, uống rượu, cà phê;
Thường xuyên ngâm hậu môn trong nước ấm thêm chút muối tinh loãng từ 10 – 15 phút mỗi lần, 2-3 lần một ngày.
Có thể dùng thuốc bôi hoặc thuốc cải thiện tuần hoàn máu. Uống thuốc giảm đau acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen khi có sự đồng ý của bác sĩ.
Không ngồi quá lâu. Sau 30 phút một lần hãy đi lại một chút. Tránh vận động nặng, Không mặc quần quá chật.
Tránh ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo làm ảnh hưởng không tốt cho người bị trĩ. Vì dầu mỡ, chất béo rất khó tiêu hóa, cơ thể dễ bị nóng trong, táo bón làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Đừng để táo bón kéo dài, nhất là phụ nữ mang thai. Mỗi ngày tập thể dục ít nhất 30 phút.
Bệnh trĩ dùng thuốc như thế nào?
Bệnh trĩ rất phổ biến, nếu không được can thiệp sớm có thể gây nhiễm trùng lan rộng vùng hậu môn và gây nhiễm trùng máu...
Vậy có những biện pháp và nào dùng để điều trị?
1. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ
Khoảng 40% bệnh nhân trĩ sẽ không có triệu chứng, trong khi bệnh nhân có triệu chứng thường có các biểu hiện sau:
- Phân có máu (trong một số ít trường hợp, mất máu mạn tính có thể gây thiếu máu, suy nhược, đau đầu, khó chịu, mệt mỏi và các vấn đề khác);
- Kích ứng da hoặc ngứa xung quanh hậu môn;
- Đau hậu môn cấp tính...
Điều trị bảo tồn bao gồm: Tăng lượng chất xơ, bổ sung nhiều nước, sử dụng thuốc làm mềm phân và bôi thuốc mỡ hoặc đặt thuốc đạn tại chỗ. Đối với bệnh trĩ đơn hoặc nhẹ, các phương pháp điều trị không phẫu thuật như thắt búi trĩ, liệu pháp tiêm xơ cứng, laser... thường an toàn, hiệu quả, ít xâm lấn.
Nếu các biện pháp trên không làm giảm triệu chứng hoặc búi trĩ có kích thước đặc biệt lớn thì cần phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ.
Người bệnh trĩ cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
2. Thuốc điều trị bệnh trĩ
Thuốc thường được kê toa để giảm bớt các triệu chứng như đau, kích ứng, sưng tấy và làm mềm phân.
Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
2.1 Thuốc điều trị tại chỗ
- Tác dụng: Các loại thuốc dạng kem, thuốc mỡ và thuốc đạn chứa các thành phần như hydrocortisone (giúp giảm viêm, sưng, giảm ngứa và kích ứng, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành vùng da bị ảnh hưởng), phenylephrine (hỗ trợ thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn làm giảm cảm giác nóng rát và sưng tấy), lidocain (giảm sưng đau)...
- Tác dụng phụ: Những loại thuốc điều trị tại chỗ này có thể mang lại hiệu quả tạm thời trong việc giảm viêm và đau do trĩ gây ra, nhưng không phải là giải pháp lâu dài và không phải là thuốc điều trị bệnh triệt để. Không nên dùng trong thời gian dài vì có thể gây kích ứng vùng da nhạy cảm ở hậu môn và làm mỏng da.
2.2 Thuốc hỗ trợ độ bền tĩnh mạch
- Tác dụng: Khi mắc bệnh trĩ, tĩnh mạch chịu áp lực lớn. Thuốc trị giãn tĩnh mạch như diosmin thường được sử dụng để tăng độ bền của tĩnh mạch, giúp giảm các triệu chứng cấp tính của bệnh trĩ nội và ngoại như ngứa và đau do giãn tĩnh mạch.
- Tác dụng phụ: Tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp là nôn, buồn nôn, tiêu chảy...
- Chống chỉ định: Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
2.3 Thuốc giảm đau
- Tác dụng: Nếu bệnh trĩ ở giai đoạn cấp tính, có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol để giảm đau. Tuy nhiên, nên tránh dùng các loại thuốc như ibuprofen trong trường hợp chảy máu quá nhiều.
- Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ngộ độc cho gan khi dùng liều cao, kéo dài. Vì vậy cần tuân thủ liều lượng.
- Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho người suy gan suy thận nặng, quá mẫn với thành phần của thuốc.
2.4 Thuốc nhuận tràng
- Tác dụng: Thuốc được sử dụng để làm mềm phân và giúp làm rỗng ruột. Thuốc nhuận tràng thường được sử dụng là lactulose, macrogol, sorbitol.
- Tác dụng phụ: Mặc dù thuốc tương đối an toàn nhưng vẫn có những tác dụng phụ như đầy hơi, đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, mất nước.
- Chống chỉ định: Không dùng thuốc nhuận tràng cho người bệnh bị tắc ruột, người bị đau bụng chưa có chẩn đoán xác định rõ nguyên nhân.
3. Lưu ý khi dùng thuốc
Bệnh trĩ không khó điều trị nhưng để điều trị hiệu quả, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để xác định tình trạng bệnh, phân độ trĩ và sử dụng thuốc điều trị phù hợp. Tránh việc tự điều trị, tự dùng thuốc tại nhà.
Khi dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ mà các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, cần tái khám để bác sĩ kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh lại phương án điều trị, tránh để bệnh tiến triển nặng.
Song song với sử dụng thuốc người bệnh nên duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh, bao gồm:
- Tăng cường ăn chất xơ và uống nhiều nước để làm mềm phân. Phân mềm sẽ làm giảm sự căng thẳng khi đại tiện, làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Lượng chất xơ không hòa tan hàng ngày nên đạt từ 20 đến 30 gram, và lượng nước uống hàng ngày phải đạt 1,5 đến 2 lít.
Có thể tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây để đáp ứng lượng chất xơ ăn vào. Các loại trái cây có tác dụng nhuận tràng bao gồm mận, táo, lê, thanh long, kiwi, chuối chín và các loại trái cây khác. Nếu chế độ ăn uống hàng ngày không thể đáp ứng những yêu cầu này, có thể mua một số chế phẩm bổ sung chất xơ như psyllium và methylcellulos. Nếu bị táo bón nặng hơn, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau tùy theo tình trạng cụ thể.
- Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống, cũng cần hình thành thói quen đi đại tiện đều đặn hàng ngày. Tránh ngồi xổm trong bồn cầu lâu (tốt nhất là không quá 5 phút).
- Tập thể dục phù hợp mỗi ngày có thể thúc đẩy nhu động ruột và thúc đẩy quá trình đại tiện.
- Cũng lưu ý rằng một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón, cần thận trọng khi sử dụng.
Cách giảm triệu chứng của bệnh trĩ tại nhà Ở tình trạng trĩ nhẹ có thể giảm bớt triệu chứng bệnh bằng cách thay đổi một số thói quen hàng ngày. Bệnh trĩ về cơ bản chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Trường hợp người bệnh có cả hai, thì gọi là trĩ hỗn hợp. - Trĩ nội: Búi trĩ gọi là trĩ nội khi nằm...