Cách chia sẻ audio trên iOS 13
Với những người muốn cùng thưởng thức audio trên những chiếc iPhone 11 mà họ có, Apple đã đưa ra một giải pháp cực kì tuyệt vời: chia sẻ audio.
Nếu đang chạy iOS 13.1 trở lên, những chiếc iPhone 11 đó có thể chia sẻ audio cho 2 cặp AirPods cũng như các tai nghe Beats.
Những loại tai nghe có thể sử dụng tính năng chia sẻ audio
Điểm đầu tiên mà bạn cần biết là những loại tai nghe sau đây sẽ tương thích với iPhone 11, vậy nên tính năng chia sẻ audio sẽ hoạt động tốt:
- AirPods.
- AirPods Pro.
- Powerbeats Pro.
- Powerbeats 3.
- Beats Solo Pro.
- Beats Solo 3 Wireless.
- Beats Studio 3 Wireless.
- BeatsX.
Ngoài iPhone 11 ra thì những thiết bị sau cũng sử dụng được tính năng nói trên:
- iPhone 8 trở lên.
- iPad Pro 12.9 inch thế hệ 2 trở lên.
Video đang HOT
- iPad Pro 11 inch.
- iPad Pro 10.5 inch.
- iPad thế hệ 5.
- iPad Air thế hệ .
- iPad mini thế hệ 5.
- iPod touch thế hệ 7.
Hướng dẫn thiết lập chia sẻ audio
Quá trình thiết lập này tương tự với các loại tai nghe khác. Dưới đây là hướng dẫn cho AirPods:
- Khi đã kết nối AirPods với iPhone 11, hãy bắt đầu chơi nhạc.
- Tiếp theo, bạn hãy bấm vào biểu tượng có hình tam giác và dấu 3 chấm gần trình điều khiển audio. Bạn cũng có thể tìm biểu tượng đó ở mục phát audio trên Control Center cũng như màn hình khóa.
- Trong menu hiện ra, bạn hãy bấm vào Share Audio… là xong.
Từ đây trở đi, bạn có 2 lựa chọn:
- Đặt chiếc iPhone của người đi cùng bạn lại gần hơn để hiện ra pop-up tiếp nhận tính năng chia sẻ audio.
- Bảo người đi cùng bạn đặt AirPods vào trong hộp sạc, sau đó đặt chiếc hộp sạc lại gần iPhone của bạn. Lúc đó bộ AirPods này sẽ tạm thời kết nối đến iPhone của bạn.
Vậy là xong rồi. Chiếc iPhone host sẽ điều khiển volume trên cả 2 bộ AirPods hoặc mỗi người sẽ tự động điều chỉnh riêng cho mình.
Nguồn: The Verge
Theo fpt.com.vn
iOS 13 thảm họa cho thấy Apple coi thường người dùng ra sao
Trong hơn một tháng, Apple đã phát hành tổng cộng 7 phiên bản khác nhau cho nền tảng iOS 13. Tuy nhiên, bản cập nhật mới nhất vẫn chưa sửa hết lỗi trên iPhone.
"Có nên cập nhật iOS 13.1.3 không? Có nên nâng cấp iOS 13.2 không?", đây là những câu hỏi là tôi liên tục nhìn thấy trên các cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm sử dụng iPhone. Với tình trạng hệ điều hành tồn tại nhiều lỗi như hiện nay, Apple đang dần mất điểm trong mắt người dùng.
Hơn một tháng phát hành với tổng cộng 7 phiên bản cập nhật, hệ điều hành iOS 13 của Apple vẫn chứa đầy lỗi, ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm của người dùng iPhone.
Sau khi ra mắt hơn 1 tuần, theo thống kê có khoảng 30 lỗi lớn, nhỏ trên iOS 13.
Với tốc độ ra mắt bản sửa lỗi quá nhanh hiện nay của công ty, iOS 13 được trang Tech Radar đặt tên "cơn lốc cập nhật". Thậm chí, theo iMore, đội ngũ hỗ trợ của Apple trên Twitter đã phải làm việc thêm giờ để giải đáp cho khách hàng về tình trạng thiết bị của họ.
Sửa mãi vẫn không hết lỗi
Ngày 29/10, Apple phát hành iOS 13.2 cho iPhone và iPadOS 13.2 cho iPad. Bản cập nhật này được hãng thông báo sửa nhiều lỗi trước đó, đồng thời tích hợp công nghệ Deep Fusion cho bộ ba iPhone 11, 11 Pro và 11 Pro Max.
Tuy nhiên, bản cập nhật này nhanh chóng nhận phải hàng loạt phản hồi tiêu cực từ phía người dùng. Theo tổng hợp từ MacRumors, nhiều người dùng iPhone cho biết hệ điều hành iOS 13 liên tục tắt các ứng dụng chạy ngầm theo cách thái quá và không cần thiết.
Dường như, đây là vấn đề có liên quan tới khả năng quản lý bộ nhớ của iOS 13. Theo đó, toàn bộ quá trình đang chạy trên máy sẽ bị đóng ngay lập tức khi người dùng tạm chuyển sang một ứng dụng khác có thể tốn nhiều bộ nhớ hơn như camera hay iMessage.
iOS 13.2 khiến khả năng đa nhiệm của iPhone hoạt động kém.
Bản thân tôi cũng đang là nạn nhân của nền tảng này. Chiếc iPhone 8 Plus của tôi đã được cập nhật lên hệ điều hành iOS 13.2. Khi chuyển đa nhiệm qua lại giữa YouTube và Facebook, một trong hai ứng dụng sẽ bị tắt và chạy lại từ đầu. Điều này tôi chưa từng gặp phải khi thiết bị ở các phiên bản hệ điều hành trước đó.
48 tiếng sau khi phát hành iOS 13.2, Apple đã tiếp tục tung ra phiên bản iOS 13.2.1. Tuy nhiên, nó chỉ được phát hành giới hạn cho một số thiết bị gặp phải tình trạng không thể kết nối với loa HomePod. Đồng thời, nó cũng không thể sửa được những lỗi có trên iOS 13.2.
Thiếu trách nhiệm khi phát hành bản cập nhật cho người dùng
iOS 13 từng được kỳ vọng giúp những mẫu iPhone đời cũ có thể hoạt động mượt mà, ổn định hơn. Tuy nhiên, ngay từ khi phát hành, nó đã trở thành phiên bản hệ điều hành thảm họa khi chứa hàng loạt lỗi "ngớ ngẩn" gây khó chịu trong quá trình sử dụng.
Trong suốt 7 phiên bản mà Apple tung ra, hàng loạt lỗi bị người dùng than phiền như hao pin, không hiển thị thông báo cuộc gọi, sóng yếu. Điều đáng nói, mỗi khi Apple thông báo sửa được lỗi này thì lỗi khác lại xuất hiện.
Theo David Shayer, kỹ sư phần mềm từng làm việc 18 năm tại Apple, có nhiều lý do dẫn tới những phiên bản cập nhật nhiều lỗi. Lý do đầu tiên, theo chia sẻ của Shayer, là quy trình làm việc ưu tiên những lỗi mới phát hiện tại Apple. Nhiều lỗi trên iOS, như lỗi chia sẻ ảnh trên iCloud hoặc đồng bộ danh bạ được cho là do quy trình làm việc khiến không ai sửa lỗi.
Nhiều người dùng bị rớt cuộc gọi sau khi cập nhật iOS 13.1.2.
"Khi một kỹ sư thấy lỗi, anh ta phải sửa lỗi đó luôn. Tuy nhiên, nếu như không sửa mà báo lỗi và kỹ sư đảm bảo chất lượng nhận ra lỗi đã tồn tại trong một phiên bản trước đó, nó sẽ được đánh dấu là lỗi đã cũ. Với những lỗi cũ, có khả năng là sẽ không có ai được giao việc sửa lỗi", ông Shayer giải thích.
Một lý do khác ít người nghĩ đến là số lượng khách hàng của Apple giờ quá đông, họ buộc phải tăng số tính năng trên mỗi bản phần mềm. Điều đó khiến cho việc kiểm soát lỗi của tất cả tính năng trở nên khó khăn hơn. Với mỗi lần phát hành cập nhật cho cả chục triệu thiết bị, việc đảm bảo không có lỗi là rất khó.
"Hệ điều hành hiện tại của Apple có khoảng vài chục triệu dòng code. Tất cả thiết bị Apple như Mac, iPhone, iPad, Apple Watch, AirPods hay HomePod cần có khả năng liên kết với nhau và sử dụng chung một tài khoản iCloud. Thiết bị Apple giờ phức tạp hơn nhiều so với quá khứ, do vậy việc phát triển và kiểm định cũng khó hơn", ông Shayer cho biết.
Những lý do khác mà cựu kỹ sư phần mềm của Apple đưa ra bao gồm lịch cập nhật quá sát, cảnh báo lỗi từ phía người dùng thiếu thông tin và thiếu các công cụ kiểm soát lỗi tự động. Những yếu tố này khiến cho phần mềm của Apple ngày càng tệ.
Theo Zing
Làm thế nào để tắt thông báo các chủ đề email gây phiền nhiễu trong iOS 13 Các email cứ tiếp tục đến và gây phiền nhiễu cho bạn, cho dù bạn đã liên tiếp xóa nó? Vậy thì dưới đây sẽ là cách giúp bạn tránh bị làm phiền với những chủ đề email không liên quan đến bạn. Ví dụ như email của công ty, bàn luận 1 chủ đề mà bạn có thể không quan tâm hoặc...