Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng
Thường trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ tháng thứ 6, nhưng cũng có thể sớm hơn (tháng thứ 5) hoặc muộn hơn (tháng 7 – 8).
Tuy nhiên khi mọc răng hầu hết trẻ thường có các triệu trứng như: chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, luôn mút ngón tay, rất thích cắn vật rắn, đôi khi có thể sốt nhẹ, lợi sưng đỏ ở vùng răng nhú lên, tiêu chảy. Do đó cha mẹ cần phải chú ý để chăm sóc trẻ .
Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng:
- Trước khi răng nhú lên, bạn sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, kèm theo sốt nhẹ. Mọc răng thường làm bé bị đau và rất khó chịu, do đó bé hay quấy khóc và lười ăn, thậm chí có thể sút cân. Vì vậy bạn nên vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn của bé bằng bột, sữa hoặc cháo loãng.
- Nếu bé sốt trên 38,5oC, bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, nhưng theo chỉ dẫn.
- Bé cũng có thể đi ngoài phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, trong vòng khoảng 3-7 ngày. Nếu bé đi ngoài phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, vẫn cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa bé đi khám.
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày.
Video đang HOT
- Bé có thể ngứa lợi, thích mút ngón tay, cắn các vật rắn. Do đó bạn nên chọn cho trẻ loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, có hình tròn. Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh dễ làm tổn thương lợi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ. Tốt nhất bạn hãy thay thế đồ chơi hàng ngày của bé bằng những miếng lê, táo hay cà rốt nhỏ.
- Cho bé uống 1viên BoniTeething 2-4 lần/ ngày để bé hết đau, quấy khóc và giúp bé ngủ ngon hơn.
Tpcn BoniTeething của Canada, được chiết xuất từ thảo dược như cà phê với hàm lượng nhỏ có tác dụng an thần, giảm cảm giác bồn chồn bứt rứt, giúp bé dễ ngủ hơn.
Hoa cúc Đức giải tỏa lo âu, bồn chồn, kích thích ở trẻ đang mọc răng, chống viêm hiệu quả, giúp lợi giảm sưng đau.
Calci phosphat bổ sung calci giúp cho quá trình mọc răng của bé, ngoài ra còn có Fuling có tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy phù nề, giúp lợi giảm sưng đỏ, giảm ngứa.
Do đó BoniTeething làm giảm các triệu chứng khó chịu của bé khi mọc răng. Mỗi ngày cho bé uống BoniTeething từ 2-3 lần, mỗi lần 1 viên pha vào nước đường hoặc sữa, dùng cho tới khi bé hết khó chịu, quấy khóc. Lúc đó bạn sẽ thấy rằng làm mẹ là điều tuyệt vời nhất.
VP tư vấn: 204H Đội Cấn- Ba đình-Hà nội
ĐT: 04 7306 0070- 04 3734 2904 – 0984 464 844
Website: Botania.vn
Bác sĩ Thúy An
(Nguồn: Botania.vn)
Theo 24h
Bài thuốc hay chữa bệnh thủy đậu
Cần phát hiện sớm
Đối với thủy đậu, sau một thời gian ủ bệnh khoảng trên dưới 2 tuần thì bệnh phát. Nhiều trẻ mắc bệnh vẫn ăn ngủ chạy nhảy bình thường, nên người lớn ít để ý cho đến khi thủy đậu mọc, hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu khi gội đầu cho trẻ. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, bỏ chơi, ngứa... Một số trẻ lớn có thể kêu đau mỏi các khớp, và 2-3 ngày sau thủy đậu mọc.
Thoạt đầu là ban, nhìn giống ban sởi, mọc khắp nơi ở da đầu, trong các kẽ chân tóc, vài giờ sau thành nốt phỏng. Nốt phỏng rất nông, có hình quả xoan, trông như giọt sương, nếu lấy hai ngón tay căng nốt phỏng ra sẽ thấy mặt nốt phẳng nhăn lại. Các nốt đậu mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày, do đó ở cùng một vùng da có thể gặp đủ loại nốt đậu: to, nhỏ, đỏ, phỏng, hay nốt đã đóng vảy. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, nốt đậu sẽ làm mủ, sưng to và rất ngứa làm trẻ gãi trầy da, để lại sẹo sâu.
Nhìn chung, khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh thường tiến triển lành tính, một tuần sau vảy bong và không để lại sẹo. Nhưng nếu không được phát hiện sớm, không chăm sóc điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng và gây ra nhiều biến chứng.
Một số bài thuốc
Cây bạc hà. - Ảnh minh họa
Với trường hợp nhẹ - thủy đậu mọc rải rác, sốt nhẹ có khi không sốt, ho ít, nước mũi trong loãng, ăn uống và tinh thần bình thường (bệnh chỉ có ở phần vệ), thì phương pháp chữa là sơ phong thanh nhiệt. Bài thuốc gồm các vị: lá dâu 12g, lá tre 16g, cam thảo đất 8g, bạc hà 6g, rễ sậy 10g, ngân hoa 10g, kinh giới 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chi tử - Ảnh minh họa.
Nếu nặng hơn - thủy đậu mọc nhiều, màu sắc tím tối, xung quanh nốt đậu có màu đỏ sẫm, sốt cao phiền khát, mặt đỏ, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ (tà vào phần khí và phần dinh), thì bài thuốc gồm các vị: bồ công anh 16g, kinh nhân 12g, tế sinh địa 12g, liên kiều 8g, xích thược 8g, chi tử sao 8g. Nếu khát nước nhiều, miệng khô thì thêm: thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn (mỗi loại 8-12g). Sắc uống ngày 1 thang - ban đầu cho 3 chén nước, sắc các vị thuốc còn lại 1,5 chén nước hai cho tiếp 3 chén nước vào, sắc còn lại 1 chén. Hòa hai nước lại, chia dùng 3 lần trong ngày.
Sau cùng, cần tham khảo thêm ý kiến từ nhà chuyên môn để có hướng điều trị tốt hơn cho từng trường hợp.
Theo SKDS
Hà Nội: Bệnh đường hô hấp luôn đứng "top" đầu Bệnh do virus hay vi trùng? Theo BS Nguyễn Văn Lộc, Phó giám đốc bệnh viện Nhi TƯ, các tác nhân gây bệnh đường hô hấp rất nhiều, phần lớn là do virus còn lại là do vi trùng. Triệu chứng chung của các bệnh về đường hô hấp: sốt, chảy nước mắt, nước mũi, quấy khóc, bỏ bú, ho (có thể ho...