Cách bố trí giá đựng gia vị trong căn bếp
Bạn có thể bảo quản các loại gia vị vào lọ có dán nhãn sau đó xếp lên kệ hoặc trong ngăn kéo cho phù hợp với không gian căn bếp của mình.
Trong thời gian giãn cách, bạn có thể tranh thủ sắp xếp lại căn bếp của gia đình mình. Một trong những việc cần thực hiện là bố trí lại chỗ để các loại gia vị. Một sự thay đổi nhỏ có thể tạo nên khác biệt lớn cho không gian nấu ăn.
Thay vì chỉ để tất cả gia vị trên một kệ với các chai, lọ hay gói lộn xộn, bạn có thể sử dụng giá đỡ, ngăn kéo tủ bếp hay các giá treo. Thêm vào đó, các loại gia vị nên được để vào các lọ có nhãn, trong suốt. Như vậy, bạn sẽ có một góc gia vị vừa gọn gàng, tiện lợi lại rất có tính thẩm mỹ. Dưới đây là một số giải pháp bố trí khu vực để gia vị bạn có thể tham khảo.
Tủ đựng gia vị
Ảnh: Malcom Menzies.
Nếu bạn là người mê nấu ăn và có một “kho tàng” đa dạng các loại gia vị, tủ bếp riêng để chứa đựng tất cả là bố trí cần thiết. Những loại hạt, gia vị khô để trên ngăn tủ, trong khi các chai nước sốt được đặt gọn gàng ở cửa tủ. Với sự sắp xếp thông minh, bạn dễ dàng lấy loại gia vị mình cần bất cứ lúc nào. Ngoài ra, việc bảo quản trong tủ còn giúp gia vị tránh khỏi tác động của ánh sáng làm cho biến chất.
Kệ mở
Ảnh: Wbfturkey.
Sử dụng kệ mở đang là xu hướng được ưa chuộng trong thiết kế nhà bếp hiện đại. Ngoài chức năng là nơi để các đồ vật nhà bếp thông dụng, các kệ mở chính là góc trưng bày ấn tượng. Cách làm các kệ này khá đơn giản, bạn chỉ cần gắn một hoặc nhiều kệ gỗ trên tường và đặt các lọ gia vị lên trên. Để tạo thêm phần đẹp mắt, bạn nên sử dụng lọ đựng gia vị cùng phong cách, vỏ trong suốt và có dán nhãn.
Ảnh: Wbfturkey.
Kệ đựng gia vị trên mặt bàn là dụng cụ phổ biến hơn cả với sự tiện lợi, dễ dàng đặt ở bất kỳ góc nào trong bếp. Một thiết kế kệ nhiều tầng, có thể xoay sẽ là lựa chọn hữu ích giúp bạn vừa đặt được nhiều lọ gia vị, vừa có thể lấy đồ một cách nhanh chóng. Chiếc kệ như thế này cũng không làm khó bạn trong việc dọn dẹp bếp, đặt kệ ở khu vực nấu nướng khi cần và để gọn vào một góc khi không sử dụng.
Cửa tủ
Ảnh: Madeline Harper.
Nếu không gian không tiện đặt kệ, bạn có thể lắp giá gia vị ở cửa tủ. Đây là phương pháp tối ưu hóa tủ bếp hữu hiệu. Khi đóng cửa, các loại gia vị sẽ nằm trong khoảng trống không sử dụng. Lúc mở ra, bạn dễ dàng chọn gia vị mình cần. Bố trí các giá theo độ cao khác nhau giúp bạn cất giữ nhiều loại chai, lọ hơn. Ngoài ra, giá cần có thanh chắn ngang để ngăn gia vị không bị đổ mỗi khi đóng mở cửa.
Ngăn kéo
Ảnh: Michelle Nash.
Nếu muốn xếp các lọ gia vị gọn gàng và khuất tầm nhìn, một ngăn kéo dành riêng cho tất cả lọ đựng gia vị là lựa chọn đáng xem xét. Bạn sẽ cần một ngăn tủ được chia thành ô nhỏ và các hộp đựng gia vị vừa vặn với không gian đó. Các lọ nên được sắp xếp một cách gọn gàng, ngăn nắp, loại gia vị hay dùng có thể để bên ngoài, tiện tay lấy và cất hơn.
Giá treo
Ảnh: Andrei Kuzmik.
Bạn có thể tăng thêm không gian cho nhà bếp bằng cách treo các loại gia vị trên một giá kim loại. Sau đó, giá có thể được treo bên trong cánh cửa tủ hoặc bắt vào tường bếp, sao cho nơi đó thuận tiện cho việc sử dụng. Bạn có thể tự làm giá kiểu này theo nhu cầu cá nhân, giá một hoặc nhiều tầng phù hợp với không gian.
Giá từ tính
Ảnh: Defrez.
Giá từ tính phổ biến nhất là các dải nam châm gắn vào tường hoặc tủ bếp và lọ đựng gia vị có nắp đậy bằng kim loại. Dải nam châm sẽ giữ các lọ ở đúng vị trí. Không gian dưới tủ bếp là một lựa chọn thú vị để sử dụng kiểu giá này. Bạn sẽ có thể lấy những thứ mình cần một cách thuận tiện, đồng thời thiết kế cũng giúp tiết kiệm không gian quầy và tủ bếp.
Tủ kéo ẩn
Ảnh: Zeki Otocam.
Video đang HOT
Các nhà sản xuất tủ hiện đại đã tìm ra nhiều cách sáng tạo để bạn có thể giấu các lọ gia vị vào những không gian lưu trữ có diện tích khiêm tốn trong quầy bếp. Những tủ kéo này có chiều ngang chỉ đủ cho một hoặc hai lọ, nhưng chiều sâu và chiều cao vẫn tương tự các ngăn tủ khác. Vì vậy, bạn vẫn có thể tận dụng không gian nhỏ bé này để thiết kế giá kéo có 2 đến 3 tầng làm chỗ để gia vị.
Giá kéo
Ảnh: Botswana Desertcart.
Tự lắp đèn LED tủ bếp để khắc phục đứng bếp bị tối và sấp bóng: cải thiện ánh sáng với chi phí thấp nhưng kết quả thì cực mỹ mãn!
Với đa số phụ nữ thì căn bếp chính là vương quốc của họ nên các bạn nam mà trổ tài nâng cấp ánh sáng cho căn bếp thì ghi điểm quá lớn luôn!
Trong các gia đình Việt Nam, phòng bếp có một vị trí vô cùng quan trọng bởi bên cạnh chức năng để lưu trữ, chế biến thực phẩm thì căn bếp còn là nơi họp mặt gia đình, bạn bè bên mâm cơm hoặc trong những bữa tiệc. Tuy nhiên, nhiều gia đình khi xây nhà đã để căn bếp ở cuối nhà khiến cho căn bếp không thể đón ánh sáng tự nhiên, hoặc bố trí ánh sáng không hợp lý nên tình trạng đứng bếp bị tối, ngược sáng hoặc sấp bóng không hề hiếm gặp. Điều này khiến cho người nội trợ gặp nhiều khó khăn cũng như bất tiện khi nấu nướng.
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta bắt buộc phải sử dụng đến các loại đèn chiếu sáng để tạo độ sáng cho nhà bếp. Trong bài hôm nay, mình xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm lắp đèn tủ bếp để căn bếp vừa sáng lại vừa gọn gàng từ một độc giả của chúng tôi.
Tình trạng ban đầu
Tủ bếp trước khi được thay đèn. Nhìn sáng sủa như vậy là do bật toàn bộ đèn trong bếp lên đó các bạn!
Căn bếp này đã được lắp đèn nhưng thực tế sử dụng gặp nhiều bất tiện do làm không hợp lý, rất ẩu và có những điểm trừ sau đây:
1. Không có công tắc tắt mở đèn LED tủ bếp nên mỗi khi muốn sử dụng thì phải cắm cục nguồn, rất cồng kềnh và mất thời gian.
2. Dán trực tiếp LED dây vào mặt dưới của tủ bếp. Qua thời gian, lớp băng dính 2 mặt đã bị bong ra ở một số chỗ.
LED dán trực tiếp vào mặt dưới tủ bếp đã bị bong, đặc biệt là những đoạn bị bẻ 90 độ. Mấy anh này là thợ nước chứ không phải đến lắp đèn LED nha các bạn!
3. Do không có lớp bảo vệ các chip LED nên bị hơi ẩm, mỡ trong quá trình nấu nướng... bám vào khiến hiệu suất chiếu sáng giảm.
4. Sử dụng LED màu vàng khiến cho căn bếp có cảm giác nóng bức và tối tăm.
Ánh sáng vàng vọt rất chán
5. Có duy nhất 1 mặt ổ cắm với 1 lỗ cắm điện chung cho cả máy hút mùi và đèn LED tủ bếp.
Cả căn bếp có mỗi một ổ cắm nên rất bất tiện
Có rất nhiều lựa chọn về loại đèn LED tủ bếp (LED dây, LED dải, LED tuýp, LED mắt trâu,...), kiểu công tắc, vị trí lắp và cả bảng giá thi công mà các bạn có thể tìm thấy trên internet.
Với ngân sách có hạn, sau khi ngắm nghía và tính toán thì mình nhận thấy khả năng có thể làm được và quyết định mua đồ về tự lắp để tiết kiệm tối đa chi phí.
Lựa chọn phương án và vật tư
Mặt dưới tủ bếp nhà mình phẳng hoàn toàn, không có gờ nên nếu dùng đèn tuýp LED sẽ rất lộ. Vì vậy mình chọn lắp đèn LED dải gắn trong thanh nhôm định hình có tán quang để ánh sáng được đều và dịu mắt. Tủ bếp nhà mình dài hơn 2m một chút nên mua 2 thanh nhôm loại 1m là đủ. Cái này là tùy theo sở thích và đặc điểm tủ bếp nhà các bạn nhé! Có những trường hợp sử dụng đèn tuýp LED lại hiệu quả và lắp đặt nhanh hơn thanh nhôm đấy!
Ánh sáng trung tính (thanh trên) và ánh sáng trắng (bên dưới)
Màu vàng tạo cảm giác nóng nên mình đã thử qua ánh sáng trung tính (neutral) nhưng thấy không thích mắt và quyết định dùng LED màu trắng (cool white).
Trên thị trường có loại công tắc cảm ứng và loại sử dụng hồng ngoại với ưu điểm là gọn, dễ giấu nhưng giá khá cao; hơn nữa mình không phải fan của các loại công tắc cảm ứng hay công tắc không minh nên không lựa chọn loại này. Với mình, công tắc ổ điện phải là loại cơ, tắt bật nảy tanh tách thì mới "sướng" và đáng tin cậy, dễ mua và cũng dễ thay thế.
Do không muốn để dây điện lòng thòng, mỗi lần sử dụng máy hút mùi hay đèn LED tủ bếp là phải cắm điện nên mình sẽ đấu đèn qua 2 công tắc và làm một ổ điện nối dài giấu trong tủ bếp phía trên để phục vụ máy hút mùi. Bên cạnh đó, mình cũng định làm thêm một ổ cắm nữa để tiện sử dụng các thiết bị như máy xay, nồi cơm,... nên sẽ kéo dây ra và gắn thêm một ổ 3 lỗ cắm phía bên tay trái.
Chuẩn bị vật tư, đồ nghề
Lắp đèn LED tủ bếp trong trường hợp nhà mình không quá phức tạp nên chỉ cần một số đồ nghề cơ bản như: tuốc nơ vít, kéo, dao rọc giấy, máy khoan, băng dính điện, băng dính hai mặt, dây điện, ống ghen điện và bút thử điện. Một số dụng cụ như kìm tuốt dây, kéo cắt ống ghen nếu có thêm thì cũng sẽ tốt hơn, giảm được công sức và thời gian.
Kiểm tra thử đèn LED tại shop
Thanh nhôm định hình kèm máng nhựa tán quang, đèn LED các bạn có thể mua được rất dễ dàng ngoài chợ Trời hoặc trên các trang thương mại điện tử với giá dao động từ 20-30K/m dài đối với thanh thôm, còn đèn LED thì tùy loại.
Mình sử dụng LED loại 12V có công suất tiêu thụ khoảng 24W/m nên mua 2 cái nguồn LED 12V-2A. Các bạn có thể sử dụng các loại cục nguồn adapter lấy từ router Wi-Fi hoặc nguồn camera nếu có sẵn - miễn là thông số điện áp và dòng điện phù hợp.
Bắt tay vào việc nào!
Đầu tiên là đảm bảo đèn LED cũ và máy hút mùi đã được ngắt điện. An toàn là trên hết và chúng ta không bao giờ được phép lơ là khi làm việc liên quan đến điện các bạn nhé!
Bước 1: Gỡ đèn LED cũ
Do mình không có ý định tận dụng lại dải đèn LED cũ này nữa nên cứ giật ra và bỏ đi thôi ha.
Bước 2: Đo dải LED mới cho vừa với thanh nhôm định hình và chọn điểm cắt.
Trên dải LED dải có những điểm được đánh dấu hình cây kéo là nơi cắt được, còn cắt ở những chỗ khác là hỏng đó các bạn!
Như trong hình thì mình sẽ cắt dải LED hơi hụt một chút so với thanh nhôm.
Bước 3: Đấu nối dây điện của dải LED vừa cắt với nguồn để kiểm tra. Nếu các bạn cắt đúng thì đèn sẽ sáng bình thường.
Bóc lớp băng dính của dải đèn LED và dán vào thanh nhôm, đóng máng nhựa tán quang và nắp chụp 2 đầu.
Bước 4: Bắt vít nẹp sắt lên mặt dưới của tủ bếp.
Nẹp sắt này đi kèm khi các bạn mua thanh nhôm nha! Mình khuyên các bạn dùng nẹp sắt chứ đừng dán băng dính hai mặt thanh nhôm vào mặt tủ bếp để có thể điều chỉnh vị trí, tháo ra lắp vào dễ dàng.
Nẹp sắt giữ thanh nhôm định hình
Một số thợ khi lắp sẽ dán luôn cho nhanh nhưng như vậy sẽ khiến cho việc sửa chữa, thay thế sau này gặp khó khăn và đèn nhanh bị hỏng, giảm độ sáng và minh chứng là dải đèn LED cũ vừa mới tháo bỏ.
Bước 5: Do mình muốn làm một ổ cắm điện kéo dài độc lập dành cho máy hút mùi nên cần phải khoan 2 lỗ xuyên qua mặt dưới tủ bếp.
Như vậy sẽ có một lỗ cho đường điện vào, một lỗ cho đường điện ra. Nếu chỉ lắp riêng đèn LED thì không cần phải khoan.
Khoan xuyên xuống mặt dưới tủ bếp để luồn dây
Bước 6: Dán ống ghen điện để đi dây, dán bộ nguồn LED lên mặt dưới tủ bếp bằng băng dính hai mặt.
Gắn thử 2 thanh nhôm lên trước để lựa vị trí, cân chỉnh
Hai bộ nguồn LED thì bắt vít cho chắc chắn
Dây sẽ được giấu trong ống ghen
Khá là gọn gàng rồi
Sau đó bắt buộc phải ngắt cầu dao điện rồi mới tiến hành nối dây giữa đèn - nguồn và dây điện 220V lên nguồn nhé các bạn!
Bước 7: Đấu công tắc.
Hai công tắc để bật tắt độc lập 2 dãy đèn
Ở đây mình sử dụng 2 công tắc cho 2 thanh LED để có thể bật/tắt độc lập, cần sáng vùng nào thì mở đèn vùng đó. Cách đấu dây thì các bạn có thể xem lại bài lắp quạt trong nhà vệ sinh mình đã chia sẻ trước đó nha!
Tháo mặt ổ điện cũ ra, thay mặt ổ điện mới vào
Đây là mặt ổ điện mới. Do mặt kính bếp không đục ra được như tường gạch nên phải cắt một đoạn ở mặt ổ ra để luồn dây
Bật thử xem có hoạt động không nào!!!!
Sau khi lắp mặt nạ thì cũng không thấy vết cắt
Vậy là xong rồi! Bây giờ căn bếp đã trở nên sáng sủa hơn xưa rất nhiều, việc cắm các thiết bị điện cũng không còn khó khăn, bất tiện như trước nữa!
Ban ngày không bật đèn thì sẽ thế này
Dọn dẹp qua một chút cho đỡ bừa bộn
Thêm kệ đựng gia vị và một số đồ lặt vặt
Mặt dưới vẫn còn vết keo của dãy đèn LED cũ nhưng mình cũng lười cạo đi
Như các bạn thấy, vẫn còn lộ một đoạn ống ghen trắng nằm vuông góc với mặt công tắc. Với mình thì nó không phải là vấn đề vì không muốn khoan quá nhiều lỗ xuyên trên tủ bếp, hơn nữa lại lựa chọn sử dụng công tắc cơ và làm thêm 2 ổ cắm điện kéo dài phục vụ cho máy hút mùi và các thiết bị khác.
Nếu sử dụng công tắc hồng ngoại và chấp nhận khoan lỗ xuyên qua các ô ngăn tủ (như mình tính thì tối thiểu phải 7 lỗ) thì sẽ không cần đến đoạn ống ghen vuông góc đó, nhưng chi phí sẽ bị đội lên, và cũng làm tủ bị lỗ chỗ nhiều hơn.
Chúc các bạn thành công!
Những "tuyệt chiêu" thiết kế cho căn bếp 4-5m, không gian nhỏ mà hiệu quả sử dụng vẫn hoàn hảo Cho dù chỉ rộng vài mét vuông thì căn bếp của bạn vẫn đẹp và có hiệu quả sử dụng hoàn hảo với những "tuyệt chiêu" sau đây. Với những căn hộ có diện tích nhỏ thì phần không gian dành cho bếp cũng trở nên hạn chế, thậm chí khu vực nấu nướng chỉ rộng khoảng 4 - 5m. Tuy nhiên đó...