Cách bảo vệ mắt dưới trời nắng nóng
Tia cực tím ở mức rất cao trong những ngày nắng nóng gây nhiều tổn hại cho mắt, nên cần che chắn kỹ lưỡng mỗi khi ra ngoài, đồng thời tránh nhìn trực tiếp vào mặt trời để bảo vệ võng mạc.
Ảnh hưởng của tia UV lên đôi mắt
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Tia UV thường làm bỏng giác mạc sau 15 phút tiếp xúc liên tục, gây đau rát mắt hoặc các rối loạn như nhìn mờ, mất thị lực tạm thời, nhìn thấy hào quang, cảm giác như có di vật ở trước mắt, chảy nước mắt…
Những bệnh lý phát sinh do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời
Tình trạng dị ứng có thể gây: ngứa, đỏ mắt kèm cảm giác nóng rát.
Bệnh dị ứng mắt phổ biến: viêm kết mạc dị ứng và viêm giác mạc.
Viêm kết mạc dị ứng có triệu chứng: ngứa mắt, chảy nước mắt, tăng tiết ghèn mắt. Nặng hơn có thể gây phù nề, co quắp mi, sợ ánh sáng.
Bỏng mắt: Mắt cảm giác rát, đau, nhìn mờ cấp tính sau khi tiếp xúc ánh nắng.
Môi trường nóng, khô và ô nhiễm sẽ làm gia tăng bệnh lý dị ứng ở mắt và bệnh viêm kết mạc. Tia UV đạt mức độ nguy hiểm sẽ gây bỏng bề mặt mắt, khi đó sẽ thấy mờ, cộm, sợ ánh sáng và chảy nước mắt.
Cách bảo vệ đôi mắt trước ánh sáng mặt trời
Đeo kính râm khi đi ngoài trời: Đeo các loại kính râm có tác dụng chống tia UV giúp hạn chế phần nào tác hại của tia cực tím lên mắt. Độ lọc tia UV tùy thuộc vào màu và chất liệu làm kính (chất liệu polycarbonat có khả năng lọc khoảng 50% lượng tia UV). Kính màu vàng hổ phách và đen nhạt lọc tia UV tốt hơn màu khác. Kính màu đồng, nâu đỏ có tác dụng lọc ánh xánh xanh. Nên chọn mua kính thật, đạt chất lượng, tránh mua các loại kính rẻ tiền, hàng nhái để không gây hại thêm cho mắt.
Video đang HOT
Đội nón rộng vành, hạn chế nhìn trực tiếp vào ánh nắng mặt trời: Nón rộng vành giúp che chắn gương mặt khi đi ngoài trời, giúp giảm tác động trực tiếp của tia UV lên mắt. Theo khuyến cáo, 10h-15h là thời gian cường độ tia UV mạnh nhất, mắt rất dễ tổn thương nếu nhìn trực tiếp vào ánh nắng mặt trời. Nên chọn loại có chiều rộng vành hơn 2,5 cm, che phủ hai phần ba khuôn mặt.
Ăn trái cây và uống nhiều nước: Không những cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất, việc bổ sung trái cây, nước còn giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế tình trạng khô mắt, chống lại các phản ứng khó chịu do ánh nắng mặt trời gây ra.
Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mắt: Các tinh chất thiên nhiên được xem là “chất chống nắng” từ bên trong cho mắt như Broccophane góp phần đảm bảo sự toàn vẹn về cấu trúc, chức năng của thủy tinh thể và võng mạc – 2 thành phần quan trọng nhất quyết định thị lực.
Nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử, gần đây các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra tinh chất Broccophane có khả năng tăng cường Thioredoxin – loại protein phân tử nhỏ có khả năng bảo vệ võng mạc và trung hòa các chất làm biến đổi cấu trúc protein của thủy tinh thể. Tinh chất này giúp chăm sóc mắt từ bên trong, giảm thiểu tác hại của bức xạ UV và ánh sáng xanh, cải thiện các triệu chứng khô nhức, mỏi mắt và ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm.
Vệ sinh mắt hàng ngày: Thời tiết oi bức, cơ thể dễ tiết nhiều mồ hôi khiến cơ thể nhớp nháp, nhiều vi khuẩn. Mồ hôi đọng ở mặt, mắt, tay… dễ khiến nhiễm khuẩn ở mắt gây viêm kết mạc cấp. Việc vệ sinh mắt chỉ đơn giản là thường xuyên rửa mặt bằng nước sạch, có thể thỉnh thoảng tra nước muối sinh lý nếu thấy cần thiết.
Nghỉ ngơi đầy đủ: Mùa hè nắng nóng, nhiều người thường than phiền mệt mỏi, khó ăn, khó ngủ. Các chuyến du lịch lên rừng xuống biển cũng khiến lịch sinh hoạt bị xáo trộn… Dù thế nào bạn cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt là ngủ đủ giấc để đôi mắt không bị mệt mỏi vào hôm sau.
Nếu bạn cảm thấy khó ngủ thì hãy xem lại phòng ngủ: Phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, không quá nhiều đồ khiến bừa bộn, nhiệt độ mát rượi vừa phải sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nói “không” với thức khuya, ngủ đủ giấc, dậy sớm thả tầm mắt ra xa khi ánh nắng mặt trời chưa chói chang sẽ khiến đôi mắt khỏe khoắn, tinh anh, tinh thần phấn chấn.
Chọn kem chống nắng mùa hè cho trẻ đúng cách: SPF bao nhiêu là đủ?
Bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ trước tác động của các tia có hại từ ánh nắng mặt trời là vô cùng quan trọng.
Vậy nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF là bao nhiêu? Trẻ mấy tuổi thì bôi được kem chống nắng?
Do lớp sừng ở thượng bị da của trẻ rất mỏng và ít sắc tố melanin hơn so với người lớn nên da của trẻ không có khả năng chống lại bức xạ của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Thêm vào đó tỉ lệ bề mặt cơ thể của trẻ lớn hơn khối lượng cơ thể do vậy mà mức độ nhạy cảm và khả năng hấp thu ánh nắng mặt trời qua da của trẻ cũng cao hơn người lớn.
Dưới đây là một số lưu ý và hướng dẫn khi chọn kem chống nắng cho trẻ. Lưu ý là không chỉ mùa hè, chỉ cần trẻ từ đủ 1 tuổi trở lên, cha mẹ cần bôi kem chống nắng cho con trước khi ra ngoài, kết hợp cùng các biện pháp tránh nắng khác như mũ, áo và kính.
Trẻ trên 1 tuổi nên được bôi kem chống nắng khi ra ngoài (Ảnh: Internet)
1. Chọn kem chống nắng cho trẻ có chỉ số SPF bao nhiêu?
SPF (Sun protection factor) là chỉ số đo lường mức độ tia UVB cần thiết đủ để tạo ra vết cháy nắng trên da được bảo vệ bằng việc thoa kem chống nắng so với da không được bảo vệ bằng kem chống nắng. Chỉ số SPF càng cao thì khả năng chống tia UVB càng mạnh. SPF liên quan đến lượng ánh nắng mà da tiếp xúc. Khác với người lớn, làn da của trẻ cần chọn lựa chỉ số SPF phù hợp để tránh kích ứng.
Khi mua kem chống nắng cho trẻ, có 3 yếu tố quan trọng cần chú ý trên nhãn đó là:
- Chỉ số SPF từ 30 trở lên
- Chọn kem chống nắng phổ rộng ( broad-spectrum), giúp chống lại cả tia UVA và tia UVB
- Có khả năng chống nước khi trẻ cần sử dụng trong các hoạt động dưới nước (bảo vệ từ 40 - 80 phút).
Chọn kem chống nắng cho trẻ có chỉ số SPF từ 30 trở lên tùy theo mục đích và không gian hoạt động (Ảnh: Internet)
2. Chọn kem chống nắng hóa học hay vật lý cho trẻ?
Có 3 loại kem chống nắng phổ biến đó là kem chống nắng hóa học, kem chống nắng vật lý và kem chống nắng vật lý lai hóa học.
- Kem chống nắng hóa học là tổng hợp các hợp chất dựa trên carbon giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím (UV) có hại bằng cách hấp thụ lại và ngăn không cho các tia này đi qua. Sau đó chuyển hóa chúng thành bước sóng năng lượng thấp cũng như an toàn hơn, không gây tổn hại đến da. Cần 15 - 30 phút trên da để kem chống nắng hóa học bắt đầu hoạt động.
- Kem chống nắng vật lý có thành phần hoáng chất không chứa các thành phần hóa học. Chúng chỉ chứa oxit kẽm hoặc titannium dioxide kết hợp với oxit kẽm để chặn tia UV. Kem chống nắng vật lý có xu hướng ít gây kích ứng hơn kem chống nắng hóa học, nhưng nó có thể khó tán đều trên da hơn và có thể để lại vệt trắng hoặc màu tro. Kem chống nắng vật lý thường phát huy hiệu quả ngay khi bôi nhưng có thể dễ dàng trôi nếu gặp nước hay mồ hôi.
Ưu tiên sử dụng kem chống nắng vật lý chon trẻ (Ảnh: Internet)
- Kem chống nắng vật lý lai hóa học là các loại kem chống nắng có chứa hoạt chất hấp thu, chuyển hóa năng lượng mặt trời và các hoạt chất bảo vệ, chống lại tia UV tác động đến làn da.
Do lớp sừng trên da trẻ còn mỏng nên kem chống nắng vật lý được các chuyên gia gia liễu khuyên dùng cho trẻ trên 1 tuổi. Với thành phần vô cơ nên kem chống nắng vật lý không thẩm thấu vào 2 tầng đầu tiên của lớp sừng nên ít gây kích ứng với da trẻ hơn mà vẫn đem lại công dụng chống tia UV hiệu quả.
Ngoài ra, khi lựa chọn kem chống nắng cho trẻ, cha mẹ tuyệt đối không lựa chọn kem chống nắng có chứa các thành phần là oxybenzone (benzophenone-3), dibenzoylmethanes, cinnamate và benzophenone. Các thành phần khác như PABA (axit para-aminobenzoic) cũng đã được chứng minh là gây ra phản ứng dị ứng.
3. Lưu ý khác
Ngoài lựa chọn thành phần và độ SPF phù hợp với trẻ thì cha mẹ cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Nên thoa kem chống nắng trước khi trẻ ra ngoài ít nhất 15 - 30 phút để phát huy hoàn toàn tác dụng
- Thoa kem chống nắng ở toàn bộ phần cơ thể. Ngoài mặt thì cha mẹ cũng cần thoa kem chống nắng ở tai, tay, chân, vai, trước và sau cổ. Kể cả phần dưới dây áo tắm phòng trường hợp dây áo xê dịch khi trẻ vận động
Chú ý thoa kem chống nắng ở toàn bộ phần cơ thể trẻ (Ảnh: Internet)
- Sử dụng thêm son dưỡng môi chống nắng chỉ số SPF 30
- Thoa kem chống nắng cho trẻ với lượng vừa đủ, không bôi quá ít hay quá mỏng khiến kem chống nắng không đủ để bảo vệ cơ thể. Bạn có thể tham khảo quy tắc "9 muỗng cà phê" tương đương khoảng 30ml kem chống nắng. Đó là dùng 9 thìa kem chống nắng cho toàn thân: 1 thìa cho mặt và cổ, 1 thìa cho trước thân và 1 thìa cho sau thân, 1 thìa cho mỗi cánh tay và 2 thìa cho mỗi chân.
- Thoa lại kem chống nắng cho trẻ thường xuyên, khoảng 2 giờ mỗi lần và thoa lại sau khi trẻ ra nhiều mồ hôi hoặc bơi lội
- Ưu tiên lựa chọn kem chống nắng dạng kem thay vì kem chống nắng dạng xịt. Nghiên cứu gần đây cho thấy kem chống nắng tốt cho da nhưng lại rất tệ cho phổi và trẻ em thường không giỏi nín thở khi xịt nên có nguy cơ cao hít phải các hóa chất này.
Ngoài ra, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu trẻ đang có các vấn đề về da khác như vẩy nến, viêm da cơ địa,...muốn bôi kem chống nắng để có tư vấn phù hợp với tình trạng của trẻ.
6 bí quyết giữ lớp trang điểm tươi tắn, lâu trôi trong ngày hè nắng nóng Việc trang điểm trong thời tiết nóng có thể gây cảm giác nặng nề trên da. Tuy nhiên, nếu muốn trang điểm, có một số lưu ý để lớp trang điểm tươi tắn và lâu trôi giúp bạn cảm thấy thoải mái, tự tin hơn. Một diện mạo được chăm chút kỹ lưỡng qua trang điểm sẽ giúp bạn ghi điểm và nổi...