Cách ẩn ứng dụng để tránh bị mất tiền ngân hàng
Ẩn ứng dụng là cách đơn giản nhất để tránh bị mất tiền ngân hàng, rò rỉ dữ liệu và hình ảnh riêng tư trong trường hợp điện thoại bị đánh cắp.
Tại sao bạn nên ẩn các ứng dụng riêng tư trên Android?
Mặc dù điện thoại là thiết bị riêng tư, nhưng đôi lúc bạn bè hoặc người thân trong gia đình sẽ cần mượn điện thoại của bạn vì một lý do nào đó. Nếu không thể từ chối, bạn có thể ẩn các ứng dụng riêng tư (hẹn hò, ngân hàng, ghi chú, tin nhắn, game…) để tránh việc bị người khác tò mò mở ra xem.
Tương tự, việc ẩn ứng dụng cũng sẽ giúp hạn chế người khác truy cập vào ứng dụng ngân hàng, nếu chẳng may bạn làm rớt điện thoại hoặc bị đánh cắp.
Ẩn ứng dụng để tránh bị mất tiền ngân hàng. Ảnh: MINH HOÀNG
Đa số các mẫu điện thoại Android hiện nay đều được tích hợp sẵn tính năng ẩn ứng dụng khỏi màn hình chính. Trong khuôn khổ bài viết này, Kỷ Nguyên Số sẽ hướng dẫn các thao tác trên điện thoại Samsung, Xiaomi… Nếu đang sử dụng thiết bị khác, người dùng chỉ cần thực hiện tương tự.
Cách ẩn các ứng dụng riêng tư trên điện thoại Samsung
Đầu tiên, tại màn hình chính, bạn hãy vuốt từ dưới lên để mở ngăn ứng dụng. Sau đó, bấm vào biểu tượng ba chấm ở góc trên bên phải và chọn Settings (cài đặt).
Video đang HOT
Kích hoạt tính năng ẩn ứng dụng trên điện thoại Samsung. Ảnh: MINH HOÀNG
Tiếp theo, người dùng chỉ cần kéo xuống bên dưới và tìm đến tùy chọn Hide apps (ẩn các ứng dụng). Lưu ý, tên và vị trí các tùy chọn có thể thay đổi tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.
Để ẩn một ứng dụng bất kỳ, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng của chúng. Những ứng dụng bị ẩn khỏi màn hình sẽ được xếp nằm vào nhóm Hidden apps (ứng dụng đã ẩn).
Chọn các ứng dụng riêng tư cần ẩn khỏi màn hình. Ảnh: MINH HOÀNG
Cách ẩn các ứng dụng riêng tư trên điện thoại Xiaomi
Nếu đang sở hữu điện thoại Xiaomi, bạn hãy mở ứng dụng Security (bảo mật), kéo xuống bên dưới và chọn Hidden apps (ứng dụng ẩn).
Bật tính năng ẩn ứng dụng trên điện thoại Xiaomi. Ảnh: MINH HOÀNG
Trong cửa sổ mới hiện ra, người dùng chỉ cần chọn các ứng dụng riêng tư cần ẩn khỏi màn hình, đơn cử như ứng dụng ngân hàng, thư viện hình ảnh, tin nhắn…
Chọn các ứng dụng cần ẩn khỏi màn hình. Ảnh: MINH HOÀNG
Nếu muốn xem lại các ứng dụng đã ẩn, bạn hãy sử dụng hai ngón tay và vuốt bung ra, tương tự như thao tác phóng to. Bên cạnh đó, Xiaomi còn cho phép bạn ẩn cả thông báo và đặt mật mã để bảo vệ ứng dụng, ngoài việc ẩn biểu tượng của chúng khỏi màn hình.
Hy vọng với những thông tin mà Kỷ Nguyên Số vừa cung cấp, bạn đọc sẽ biết cách ẩn nhanh các ứng dụng riêng tư trên điện thoại, tránh bị rò rỉ dữ liệu, hình ảnh quan trọng.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
2 ứng dụng đánh cắp tiền ngân hàng bạn nên xóa ngay lập tức
Mới đây, Google đã xóa 2 ứng dụng đánh cắp tiền ngân hàng trên Google Play, được thiết kế để phát tán phần mềm độc hại Xenomorph.
2 ứng dụng đánh cắp tiền ngân hàng
Theo 2 nhà nghiên cứu Himanshu Sharma và Viral Gandhi, Xenomorph là một trojan đánh cắp thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng trên thiết bị của người dùng. Phần mềm độc hại còn có khả năng chặn tin nhắn SMS (OTP) và thông báo.
Công ty an ninh mạng Zscaler ThreatLabz cho biết họ cũng tìm thấy một ứng dụng theo dõi có hành vi tương tự. 2 ứng dụng đánh cắp tiền ngân hàng bạn nên xóa ngay lập tức, bao gồm:
- Todo: Day manager (com.todo.daymanager)
- Ũ27; (com.setprice.expenses)
Các ứng dụng dạng này còn được gọi là Dropper, được thiết kế để cài đặt thêm một số loại phần mềm độc hại sau khi xâm nhập vào hệ thống. Có thể thấy, Dropper đã và đang trở thành một kỹ thuật được sử dụng rộng rãi để phát tán phần mềm độc hại, vượt qua các giải pháp bảo mật của Google.
Xenomorph lần đầu tiên được ThreatFabric ghi nhận vào đầu tháng 2, lạm dụng quyền truy cập của Android để thực hiện các cuộc tấn công lớp phủ, đơn cử như giả mạo màn hình đăng nhập ngân hàng giả mạo để đánh cắp tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Trước đó không lâu, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện 5 ứng dụng độc hại Dropper trên Google Play (tải xuống hơn 130.000 lần), được thiết kế để thực hiện các hành vi gian lận, đánh cắp tài khoản ngân hàng, ví điện tử...
Sau khi người dùng cài đặt nhầm, ứng dụng sẽ bắt đầu phát tán phần mềm độc hại SharkBot và Vultur. 5 ứng dụng độc hại nhắm mục tiêu vào 231 ứng dụng ngân hàng và tiền điện tử thuộc các tổ chức tài chính ở Ý, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Áo, Mỹ, Úc, Pháp và Hà Lan.
Các biến thể mới của phần mềm độc hại còn được bổ sung khả năng ghi lại các thao tác của người dùng, đơn cử như nhấp chuột, cử chỉ... nhằm vượt qua hạn chế không cho chụp ảnh màn hình bên trong các ứng dụng ngân hàng.
Mã độc tấn công ứng dụng ngân hàng tại Việt Nam giảm Có 208 phần mềm độc hại nhắm đến phần mềm ngân hàng trên thiết bị di động bị phát hiện và ngăn chặn tại Việt Nam. Ngày 7-11, hãng bảo mật Kaspersky đã công bố báo cáo về bảo mật trong lĩnh vực ngân hàng. Theo đó, số lượng tấn công từ phần mềm độc hại di động trong khu vực Đông Nam...