Cách ăn quả óc chó tươi, khô bổ dưỡng cho trẻ em, bà bầu
Cách ăn quả óc chó với hàm lượng bao nhiêu, ăn lúc nào và như thế nào là băn khoăn của rất nhiều người. Quả óc chó được xem là một trong những “siêu thực phẩm” rất tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là bà bầu và trẻ em.
Nhưng rất nhiều người lại không biết ăn quả óc chó sao cho đúng cách, hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Nhiều câu hỏi được đặt ra là cách ăn quả óc chó như thế nào? Hay cách chế biến quả óc chó sao cho ngon? Là thắc mắc thường gặp với những ai quan tâm đến loại hạt này. Hạt óc chó hay còn gọi là hạt hồ đào, nó được mệnh danh là “vua của các loại hạt” mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho con người. Không chỉ giúp phát triển về thể chất mà còn tác động tuyệt vời đến trí não, vì vậy được rất nhiều mẹ quan tâm.
1. Nên ăn bao nhiêu quả óc chó một ngày là hợp lý?
Theo các nghiên cứu khoa học, 100 gram quả óc chó có chứa 655 calo, 84% chất béo không bão hoà, 9% protein, 8% carbohydrate. Đây cũng là loại hạt giàu axit omega 6 và omega 3 rất tốt cho não bộ, tim mạch, cải thiện tình trạng mỡ máu. Nhưng dù có bổ dưỡng đến đâu nữa thì nếu chúng ta quá lạm dụng chúng sẽ làm phản tác dụng vốn có của nó.
Chỉ ăn tối đa 9 hạt óc chó/ngày để đảm bảo hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất. Ảnh: Internet.
Rất nhiều đối tượng có thể dùng hạt óc chó như người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em, người bệnh cao huyết áp… Với mỗi đối tượng, mục đích sử dụng khác nhau bạn cần lưu ý điều chỉnh lượng dùng để mang lại hiệu quả cao nhất.
2. Cách ăn quả óc chó hiệu quả nhất
Cách ăn quả óc chó như thế nào cho hiệu quả, để không lãng phí nguồn dinh dưỡng tuyệt vời của quả óc chó là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm. Khi sử dụng loại hạt này, chúng ta cần lưu ý như sau.
2.1. Cách ăn quả óc chó tươi đã tách sẵn vỏ
Tối đa mỗi ngày chúng ta chỉ nên sử dụng 9 quả óc chó. Chia đều các buổi sáng, trưa, chiều để cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt nhất, không gây lãng phí.Đối với những ai mới ăn loại quả này lần đầu tiên thì chỉ nên ăn 1 – 2 quả, sau đó mới tăng dần số lượng.Cách ăn quả óc chó cho bà bầu là bạn nên sử dụng cả lớp vỏ lụa, lớp vỏ mỏng của quả óc chó
Vì lớp này chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho thai nhi và sản phụ.Khi ăn chúng ta nên nhai kỹ, cảm nhận từ từ vị ngọt, bùi để cơ thể hấp thụ tốt hơn.Do hàm lượng chất béo bão hoà nhiều nên hạt óc chó rất dễ bị hỏng nếu như không bảo quản đúng cách. Quả óc chó đã được bóc vỏ nên được bảo quản trong hộp kín. Có thể dùng bao bì hút chân không và đặt trong ngăn mát tủ lạnh (tối đa 6 tháng) hoặc ngăn đông (tối đa 1 năm).Nên lựa chọn mua hạt óc chó ở những địa điểm uy tín, chất lượng. Quả óc chó ngon là quả to vừa phải, cầm lên chắc tay. Lớp vỏ ngoài không bị nứt, bị thấm nước, không có mùi lạ như mùi nấm mốc, ẩm ướt và hoá chất.
Bạn cần bảo quản hạt óc chó trong tủ lạnh để sử dụng được trong thời gian dài. Ảnh: Internet.
2.2. Cách ăn hạt óc chó còn nguyên vỏ
Ngoài những quả óc chó đã được tách sẵn lộ nhân thì khi sử dụng quả óc chó còn nguyên vỏ bạn cần biết tách lớp vỏ cứng này ra để dùng lớp nhân bên trong. Có rất nhiều cách tách như sau:
Dùng kìm chuyên dụng để lấy được nhân óc chó mà không bị hao mòn.Dùng vật nhọn như dao, kéo, kìm… đâm sau vào 1 đầu quả tạo vết nứt rồi dùng lực bẩy nó ra.Đập hạt bằng chày, búa hoặc một vật nặng để đập cho lớp vỏ tách ra khỏi nhân, cách này đơn giản, an toàn.2.3. Hướng dẫn cho bé ăn quả óc chó đỏ hiệu quả đúng cách
Hiện nay trên thị trường có hai loại quả óc chó phổ biến. Đó là quả óc chó nhân vàng và quả óc chó nhân đỏ. Loại óc chó nhân đỏ là loại cao cấp trên thị trường, chúng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách ăn quả óc chó đỏ là bạn chỉ nên ăn từ 7 – 9 quả óc chó mỗi ngày để mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khoẻ.
3. Cách chế biến quả óc chó thành các món ăn ngon bổ dưỡng cho bà bầu, trẻ em
Quả óc chó không có mùi vị ngon ngọt như macca hoặc hạnh nhân nên với những ai lần đầu ăn chúng sẽ cảm thấy ngán, nhạt nhẽo. Bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau để gia tăng thêm hương vị cho chúng. Một vài cách chế biến quả óc chó thông dụng như sau.
Video đang HOT
3.1. Cách ăn quả óc chó trực tiếp như món ăn nhẹ, ăn vặt
Cách ăn quả óc chó tươi nhanh nhất là tách đi lớp vỏ cứng rồi ăn liền. Lúc này bạn sẽ cảm nhận được vị thơm giòn, bùi bùi, béo đặc trưng của loại hạt này.
Hoặc bạn có thể rang nhân óc chó với một chút mè, bơ hoặc mạch nha. Cách là này sẽ cho hương vị khác, thơm hơn, béo hơn và một chút ngọt từ các nguyên liệu bổ sung. Bạn nhớ rang trên lửa nhỏ, rang đều tay để không bị cháy nhé.
Quả óc chó có thể tách vỏ cứng rồi ăn trực tiếp như món ăn nhẹ. Ảnh: Internet.
3.2. Cách ăn quả óc chó bằng phương pháp nấu sữa bổ dưỡng
Nếu ăn trực tiếp quả óc chó thấy ngán, bạn có thể chế biến thành món sữa. Sữa óc chó mang hương vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời.
Cách nấu sữa hạt óc chó:
Óc chó tách vỏ (200 – 300 gram), 100 gram đậu nành, 100 gram hạnh nhân.Tất cả nguyên liệu đem đi ngâm nước cho mềm và xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.Tiếp theo lọc lấy phần nước đun sôi, thêm một ít đường là chúng ta có ngay món sữa chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng.Bạn có thể sáng tạo các hương vị mới bằng cách thay thế các nguyên liệu yêu thích như mè đen, đậu đen…
Cách làm sữa óc chó đơn giản mà bổ dưỡng cho bà bầu và trẻ em. Ảnh: Internet.
3.3. Cách làm sinh tố thơm ngon từ hạt óc chó
Đây là một trong những cách chế biến hạt óc chó được nhiều người thực hiện. Chỉ mất 5 phút là bạn có ngay ly sinh tố trái cây, óc chó vô cùng thơm ngon.
Cách làm sinh tố hạt óc chó:
Sử dụng 200 gram hạt óc chó, sữa chua, các loại trái cây yêu thích như chuối, kiwi, dâu, bơ…Giã nhỏ hạt óc chó, trái cây rửa sạch cắt nhỏ rồi cho tất cả vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.Đổ hỗn hợp ra ly cùng với sữa chua, hạt óc chó trộn đều rồi thưởng thức.
Quả óc chó có thể dùng làm sinh tốt rất ngon. Ảnh: Internet.
3.4. Cách nấu cháo từ quả óc chó cho bé ăn dặm
Một trong những cách sử dụng quả óc chó cho bé ăn dặm là bạn có thể kết hợp quả óc chó với các loại rau củ như cải xanh, hạt sen, bí đỏ… để tạo nên món cháo ngon tuyệt cho bé yêu.
Cách chế biến quả óc chó cho trẻ em:
Ngâm hạt óc chó và hạt hạnh nhân bằng nước ấm trong vòng 30 phút.Sau đó cắt nhỏ rồi xay nhuyễn hạt óc chó.Đun sôi yến mạch. Sau đó cho óc chó, hạnh nhân xay nhuyễn vào nấu cùng khoảng 4 – 5 phút là cháo chín.Cho thêm các loại rau củ, thịt cá để món ăn thêm hấp dẫn và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
Óc chó kết hợp với yến mạch để nấu cháo cho bé ăn dặm. Ảnh: Internet.
Quả óc chó rất tốt cho tim mạch, trí não, giàu dinh dưỡng, đặc biệt cho bà bầu và trẻ em. Biết cách ăn quả óc chó và chế biến đa dạng sẽ làm tăng thêm hương vị thơm ngon. Đồng thời, không làm lãng phí các chất dinh dưỡng của loại hạt này. Tuỳ vào khẩu vị và sở thích cá nhân mà bạn có thể sáng tạo hạt óc chó thành nhiều món ăn khác nhau để bản thân và gia đình thưởng thức.
2 cách nấu cháo cho bé ăn dặm cơ bản và nguyên tắc cần nhớ khi mẹ cho bé ăn
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm tưởng chừng khó nhưng thực ra rất dễ dàng. Chỉ với vài bước cùng những nguyên liệu đơn giản là bố mẹ đã có ngay cho bé yêu một chén cháo nóng hổi thơm ngon rồi.
Hôm nay, Cachnau.vn sẽ chia sẻ cùng bạn 2 cách chế biến cháo cho bé ăn dặm cùng một số nguyên tắc khi ăn. Điều này sẽ giúp việc ăn uống của con trở nên dễ hơn bao giờ hết. Theo dõi ngay để học hỏi và thực hiện bạn nhé.
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm và nguyên tắc khi ăn mẹ nắm rõ sẽ khiến việc chuẩn bị lẫn cho bé ăn trở nên nhẹ nhàng hơn. Ảnh: Internet
1. Gợi ý 2 cách nấu cháo cho bé ăn dặm đơn giản nhất
1.1. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng nồi cơm điện
Bước 1: chuẩn bị gạo, nồi cơm điện, dầu ăn chuyên dùng cho trẻ em và những dụng cụ cần thiết khác. Sau khi đã chuẩn bị xong, chúng ta tiến hành các bước nấu cháo cho bé ăn dặm bằng nồi cơm điện.
Bước 2: lấy một lượng gạo vừa đủ, cho vào chén nhỏ rồi đem đi vo sơ. Sau đó cho nước sạch vào ngâm khoảng 3 giờ đồng hồ để gạo mềm. Bước này sẽ giúp cháo nhanh chín mềm đều hơn
. Bước 3: gạo ngâm xong thì vo sơ lại rồi cho vào nồi cơm điện. Thêm nước sôi để nguội khoảng từ 40 độ - 50 độ C. Tùy thuộc vào sở thích của bé mà mẹ đổ lượng nước phù hợp. Việc thêm nước ấm giúp cháo nhanh chín hơn.
Bước 4: sau khi xong bước 3, các bạn cho thêm một muỗng dầu ăn vào. Dầu ăn giúp cháo không bị trào khi sôi ở nhiệt độ cao và nước cũng trong hơn.
Bước 5: tiếp tục các bạn chỉ cần cắm điện, bật nút và chờ khoảng 20 phút hoặc có thể hơn. Đến khi cháo chín nở mềm đều là được. Sau khi cháo chín, thì tiếp tục ủ ở chế độ giữ nóng khoảng 30 phút. Đợi đủ thời gian là có thể múc cháo ra và cho bé dùng.
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng nồi cơm điện. Ảnh: Internet
1.2. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng bình giữ nhiệt
Nấu cháo cho trẻ ăn dặm bằng bình giữ nhiệt, thường thành phẩm khi hoàn thành sẽ chín mềm đều, rất thích hợp cho trẻ mới tập ăn dặm. Tuy nhiên, cách nấu này mất thời gian hơn nhiều so với những cách khác. Dưới đây là cách thực hiện mà các bạn có thể tham khảo.
Bước 1: chuẩn bị gạo trắng, bình giữ nhiệt và những dụng cụ cần thiết khác.
Bước 2: gạo trắng đem vo khoảng 2 lần rồi cho vào bát tiến hành ngâm khoảng vài tiếng. Sau khi xong cho gạo vào nồi. Thêm nước sạch khoảng 100ml nước hoặc có thể hơn tùy theo sở thích.
Bước 3: bắt nồi lên bếp và bật lửa nấu sôi. Đợi nồi sôi khoảng vài phút thì các bạn tắt bếp và đổ cháo cùng nước vào bình giữ nhiệt.
Bước 4: đậy kín nắp bình giữ nhiệt và tiến hành ủ cháo khoảng từ 8 - 10 giờ đồng hồ.
Bước 5: lúc này cháo đã chín và nở đều. Các bạn có thể bắt lên bếp đun sôi lại, đợi nguội và cho bé ăn. Ngoài ra, mọi người cũng có thể kết hợp nấu thêm với những nguyên liệu khác nếu thích.
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng bình giữ nhiệt. Ảnh: Internet
2. Một số nguyên tắc khi cho bé ăn dặm mà mẹ cần biết
Bên cạnh việc tìm kiếm những món ăn giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển, thì mẹ cũng cần nắm rõ những nguyên tắc khi cho bé ăn. Việc này, góp phần giúp bé dễ thích nghi và đón nhận các loại thức ăn mới dễ dàng và mẹ cũng khỏe hơn. Dưới đây là những nguyên tắc mà mẹ cần nhớ khi cho bé ăn dặm:
Thực phẩm ăn dặm phong phú
Bên cạnh cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện, thì việc đa dạng thực phẩm cũng rất cần thiết. Bởi, nếu trẻ chỉ ăn hoài một món chắc chắn sẽ rất dễ bị chán. Điều này dẫn đến biến ăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, ngoài chú ý đến chất dinh dưỡng, khi nấu cháo cho trẻ ăn dặm , bố mẹ cũng nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây cho thực đơn của bé. Không những vậy, tăng cường rau xanh còn giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.
Thực phẩm ăn dặm phong phú giúp bé yêu không bị ngấy. Ảnh: Internet
Khẩu phần ăn thích hợp
Vì bé còn nhỏ hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, nên chưa thể hấp thụ và xử lý được một lượng thức ăn lớn. Do đó, mẹ chỉ nên cho bé ăn khẩu phần ăn nhỏ mỗi ngày để giúp trẻ quen hơn.
Màu sắc món ăn bắt mắt và tạo không khí vui vẻ
Món ăn với nhiều màu sắc bắt mắt sẽ giúp kích thích thị giác của bé. Nhờ đó mà bé sẽ thấy thích thú cũng như thú vị hơn khi ăn. Đồng thời, tạo một bầu không khí vui vẻ khi ăn cũng giúp bé thoải mái và ăn được nhiều hơn.
Món ăn chứa nhiều màu sắc bắt mắt giúp kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Ảnh: Internet
Kiên nhẫn và không nên ép bé ăn
Những loại thức ăn mới lần đầu ăn có thể bé sẽ không thích. Lúc này, mẹ cần phải kiêng nhẫn hoặc đợi vài ngày sau thử cho bé ăn lại, chứ không nên ép bé ăn. Vì điều này dễ khiến trẻ bị áp lực và cảm thấy việc ăn uống giống như "cực hình". Lâu dầu trẻ sẽ dễ bị biếng ăn.
Sữa vẫn là thức ăn chính
Trẻ mới ăn dặm thì mẹ không nên quá chú trọng đến việc ăn uống của trẻ. Mà, mẹ cần phải kiên nhẫn và từ từ đợi trẻ thích nghi dần. Trong thời gian này, sữa vẫn là nguồn thức ăn chính.
Đề phòng nguy cơ trẻ bị nghẹt thở khi ăn
Ngoài những nguyên tắc trên thì việc đề phòng trẻ bị nghẹt thở trong quá trình ăn cũng là điều rất quan trọng mà bố mẹ cần phải chú ý. Trong quá trình ăn uống, nghẹt thở rất có thể xảy ra kể cả đối với người lớn hay trẻ em. Do đó, tùy theo giai đoạn phát triển của trẻ mà mẹ nên xay nhuyễn thức ăn hoặc tăng dần độ thô sao cho phù hợp.
Bố mẹ nên đề phòng trẻ bị nghẹt thở trong quá trình ăn uống. Ảnh: Internet
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn 2 gợi ý về cách nấu cháo cho bé ăn dặm cực đơn giản, và những nguyên tắc bổ ích khi cho bé ăn dặm. Còn chần chừ gì nữa, hãy nhanh chóng lưu lại ngay vào cẩm nang chăm con và áp dụng khi cần nhé. Sau cùng, Yeutre.vn chúc các bạn cùng con trải qua thời kỳ ăn dặm thật thuận lợi nhé.
Quán cháo đêm ngon ở Hà Nội Để có nồi cháo thơm dẻo, sánh mịn, người đầu bếp phải là người tinh tế, cần mẫn để canh lửa, chọn gạo, chọn nguyên liệu thanh sạch, tươi ngon. Ngày xưa, những hàng quán ban đêm chủ yếu dành cho những người lao động về đêm hay những người phải dậy sớm đi làm ca hoặc đi buôn bán... Những hàng quán...