Cách ăn ngon mà không lo rối loạn tiêu hóa trong những ngày nghỉ lễ
Nghỉ lễ là dịp để mọi người vui chơi, ăn uống vui vẻ. Tuy nhiên, đối với những người bị hội chứng ruột kích thích (hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa) thì ăn uống triền miên lại là một nỗi khổ.
Vậy có cách nào để ăn ngon mà bụng không khó chịu?
1. Người bị hội chứng ruột kích thích hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Hội chứng ruột kích thích là một trong những căn bệnh đường tiêu hóa phổ biến gây khó chịu cho nhiều người. Căn bệnh này có mối liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống. Những người mắc hội chứng ruột kích thích thường gặp phải các triệu chứng đường ruột sau khi ăn một số loại thực phẩm không phù hợp.
Theo ThS.BS Nguyễn Ngọc Đan, chuyên khoa Tiêu hóa, BVĐK Xanh Pôn, thông thường, người bị hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, còn có thể có một số triệu chứng khác như: đầy hơi, tức nặng bụng, trung tiện nhiều…
Các triệu chứng này thường liên quan đến chế độ ăn uống. Ví dụ khi ăn các thức ăn không phù hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức. Nếu kiêng khem thì các triệu chứng sẽ biến mất.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định, người bị hội chứng ruột kích thích cần thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống.
Cần thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Từ bỏ các thói quen có hại như lạm dụng rượu, bia, hút thuốc lá. Tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu, căng thẳng kéo dài.
Đau bụng, rối loạn tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích thường liên quan đến chế độ ăn uống.
2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bị hội chứng ruột kích thích
Vì đây là căn bệnh có mối liên quan chặt chẽ đến ăn uống nên việc điều chỉnh chế độ ăn và lựa chọn thực phẩm là biện pháp hiệu quả để cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị hội chứng ruột kích thích ngoài việc chú ý ăn uống đủ chất dinh dưỡng thì nên sử dụng các thức ăn được chế biến mềm, dễ tiêu hóa.
Trường hợp có biểu hiện táo bón thì nên tăng cường chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa như: ngũ cốc, rau lang, rau mồng tơi, khoai lang, chuối, bơ, đu đủ… Nếu bị tiêu chảy nên áp dụng chế độ ăn ít chất xơ.
Video đang HOT
Nên ăn rau nấu chín hơn rau sống vì rau nấu chín dễ tiêu hóa hơn. Các phương pháp nấu ăn ít chất béo như hấp, luộc cũng có thể giúp tránh được các triệu chứng khó chịu.
Bổ sung nhóm thực phẩm giàu omega – 3 chống oxy hóa bảo vệ hệ tiêu hóa như: cá hồi, bơ, dầu oliu,…
Chú ý ăn đúng giờ và uống đủ nước, trung bình 2 lít/ngày.
3. Lưu ý tránh thực phẩm làm nặng thêm bệnh
Cần tránh ăn các đồ ăn gây kích thích, rối loạn tiêu hóa. Nếu đã ăn một loại thực phẩm mà có biểu hiện đau bụng rối loạn tiêu hóa vài lần thì nên hạn chế. Tốt nhất là tránh không ăn loại thực phẩm đó nữa.
Nếu có tình trạng đầy hơi gây khó chịu cần loại bỏ các thực phẩm sinh hơi như bắp cải, đồ uống có gas…
Một số trường hợp người bệnh không dung nạp gluten sẽ bị tiêu chảy, đau bụng khi sử dụng thực phẩm này (như lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen) thì cần loại bỏ chúng ra khỏi danh sách thực phẩm hằng ngày.
Hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa nếu có biểu hiện không dung nạp lactose. Nên dùng ít một hoặc kết hợp sữa với các loại thực phẩm khác để hạn chế triệu chứng.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ dễ gây khó tiêu.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, cà phê, gia vị cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Thực phẩm chế biến sẵn như: thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích… và đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ thường gây khó tiêu, đồng thời chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.
Lưu ý không ăn nhanh, bởi khi ăn nhanh, bạn sẽ nuốt nhiều không khí hơn nên dễ gây đầy hơi, khó chịu bụng. Hãy cố gắng ăn chậm và nhai kỹ hơn. Không nên ăn quá no. Tốt nhất nên chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi lần ăn lượng thức ăn vừa phải để giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa. Không nên vận động mạnh hoặc nằm ngủ ngay sau bữa ăn.
Chế độ dinh dưỡng và những lưu ý chăm sóc trẻ khi thời tiết chuyển lạnh
Thời điểm giao mùa, không khí chuyển lạnh là điều kiện thích hợp sản sinh các mầm bệnh và khiến diễn biến bệnh nặng thêm.
Do đó, chủ động phòng bệnh là hết sức cần thiết.
Một chế độ dinh dưỡng thích hợp kết hợp lối sống lành mạnh là chìa khóa giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm và những rối loạn trong cơ thể.
Tại buổi nói chuyện chuyên đề về dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dưới 16 tuổi do Viện Dinh dưỡng tổ chức chiều ngày 25/12, Ts.Bs Phan Bích Nga, Trưởng Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh Dưỡng, trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết do khả năng thích nghi và hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, cảm cúm... là những bệnh rất thường gặp.
Theo chuyên gia, một chế độ dinh dưỡng thích hợp kết hợp lối sống lành mạnh là chìa khóa giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm và những rối loạn trong cơ thể.
Kèm theo đó là những triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể dẫn tới thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe, khiến bệnh ngày càng trầm trọng.
Bác sĩ của Viện Dinh dưỡng khuyến cáo các nguyên tắc dinh dưỡng trong thời điểm chuyển lạnh giúp duy trì và nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật cho trẻ em.
Cụ thể, trẻ cần uống đủ nước, thường xuyên và đều đặn mỗi ngày giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhịp nhàng, đây chính là dung môi giúp hòa tan và vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết, giảm thiểu tình trạng táo bón. Nước còn là yếu tố quan trọng giúp tim hoạt động hoạt động hiệu quả và vận chuyển oxy trong máu đi nuôi cơ thể.
Đặc biệt, thông qua quá trình toát mồ hôi và loại bỏ các chất dư thừa qua đường tiêu hóa, nước giúp cơ thể thải độc tố và những chất dư thừa.
Khi đã bị viêm hô hấp uống đủ nước còn giúp làm giảm các triệu chứng ho, làm loãng chất nhầy, giảm ứ đọng, thúc đẩy dịch đờm thoát ra ngoài dễ dàng, làm sạch họng...
Lượng nước cần cho trẻ khỏe mạnh uống mỗi ngày được ước lượng 100 ml nước/1kg cân nặng; ví dụ, trẻ 10 kg thì cần uống 1.000 ml nước mỗi ngày.
Trẻ từ 11-20 kg thì nên dùng 1.000 ml nước/10kg đầu 50 ml/1kg cân nặng tăng thêm. Lượng nước này bao gồm cả nước sữa, nước lọc, nước trong bữa ăn của trẻ.
Chuyên gia của Viện Dinh dưỡng cũng khuyến cáo, trẻ cần ăn đủ các bữa trong ngày gồm 3 bữa chính và có thể thêm từ 1 đến 2 bữa phụ. Đáp ứng cung cấp đủ các nhóm chất bao gồm chất đường bột, chất đạm, chất béo và đặc biệt là vitamin và khoáng chất.
Kết hợp đa dạng giữa các loại thực phẩm và trong một bữa nên có từ 10 -12 loại. Đặc biệt, nên ưu tiên cung cấp đủ các dưỡng chất quan trọng, hỗ trợ hệ miễn dịch như chất đạm, sắt, kẽm, selen và vitamin A, C, E, D.
Với nhóm chất đạm, đây là nguyên liệu thiết yếu hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch. Do đó, nên chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thu và kết hợp cả đạm động vật (trứng, sữa, thịt, tôm, cá...) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ...). Trung bình, trẻ cần được bổ sung khoảng 2gr chất đạm/kg cân nặng mỗi ngày.
Trẻ em cũng cần được cho ăn rau quả, tùy vào độ tuổi của trẻ sẽ cần tiêu thụ lượng rau củ quả khác nhau từ 100 đến 300 gram, với cách chế biến phù hợp.
Hàm lượng chất xơ, Vitamin và các khoáng chất có được từ đa dạng các loại rau xanh, củ quả sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng. Từ đó, củng cố chức năng của hệ miễn dịch của trẻ.
Nguồn thực phẩm giàu Vitamin A bao gồm các loại rau xanh lá (rau chân vịt, cải xanh, rau ngót, cải ngọt...), trái cây củ quả có màu vàng cam (cà rốt, ớt chuông, bí ngô, cà chua...).
Ngoài ra, cần chú trọng tới các thực phẩm cung cấp Vitamin C (ổi, bưởi, cam, quýt...) và Vitamin D (trứng, bơ, sữa, gan động vật, nấm,... và đặc biệt từ ánh nắng mặt trời) để xây dựng hệ miễn dịch cho trẻ khỏe mạnh.
Các vi sinh vật có nguồn gốc từ thực phẩm cũng là một trong số những yếu tố nguy cơ gây bệnh, đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Vì vậy, nên ưu tiên " mùa nào thức đấy", chỉ chọn những thực phẩm tươi sạch, rõ nguồn gốc.
Sơ chế và chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh và thực hiện ăn chín uống sôi. Sau chế biến, nên che đậy và bảo quản đồ ăn cẩn thận, không ăn những thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng, ôi thiu.
Bên cạnh đó, việc xây dựng một lối sống lành mạnh cho trẻ là rất cần thiết để duy trì sức khỏe. Chú ý giữ ấm cơ thể và bảo vệ hệ hô hấp bằng các biện pháp cụ thể như mặc quần áo đủ ấm;
Đồng thời sử dụng khăn choàng cổ, khẩu trang để giữ ấm vùng mũi, cổ họng và ngực là biện pháp đầu tiên giúp cơ thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Đồ uống và thức ăn ấm nóng cũng rất hữu ích để hạn chế các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp của trẻ.
Luyện tập thể thao thường xuyên: 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 buổi mỗi tuần để duy trì sức khỏe tốt. Tuy nhiên, nên chuẩn bị quần áo đủ ấm, lưu không khí tốt và khởi động kĩ trước khi tập luyện.
Vệ sinh cá nhân đúng cách: thường xuyên cho trẻ vệ sinh tay bằng nước sạch và xà phòng, súc họng và rửa mũi bằng nước muối ấm để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Tắm bằng nước ấm vừa giúp cơ thể trẻ thư giãn, vừa giúp loại bỏ những bụi bẩn.
Một số lưu ý dinh dưỡng cho trẻ trong mùa lạnh, vào mùa đông, nhu cầu năng lượng của trẻ em sẽ cao hơn nhiều vì một phần năng lượng bị tiêu hao để giữ ấm cho cơ thể, trong thời gian này, các cha mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin và khoáng chất).
Việc bổ sung đủ 4 nhóm chất này sẽ giúp tăng cường ngũ cốc giúp cung cấp năng lượng lâu dài, các loại đạm từ thịt, cá, trứng, sữa...các loại chất béo từ dầu thực vật và mỡ động vật giúp trẻ không bị đói và mất sức.
Ngoài ra, có thể cung cấp thêm năng lượng cho trẻ bằng bữa phụ với các món ấm nóng như súp, canh bổ dưỡng, các loại bánh hấp, chiên.
Tăng cường rau xanh, quả chín là những thực phẩm giàu vitamin E, C nhằm hỗ trợ cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể của trẻ nhỏ khi tiết trời trở lạnh, giúp nâng cao khả năng chịu lạnh và sức đề kháng của trẻ với nhiệt độ thấp.
5 thói quen ăn uống gây tích mỡ bụng Ăn quá nhanh, ăn canh cuối bữa hay ngồi, nằm ngay sau khi ăn dễ gây tăng cân, khiến mỡ bụng ngày một dày lên. 1. Không uống nước trước bữa ăn Uống một cốc nước 30 phút trước bữa ăn giúp lấp đầy dạ dày, hạn chế ăn quá nhiều. Uống một cốc nước khoảng 30 phút trước khi ăn giúp tăng...